Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà “xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”. Tôi đồng ý với ý kiến này. Vì xét về mặt thời gian, đây là bài thơ sớm nhất thể hiện ý thức về độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam, cũng như thời điểm mà nó ra đời mang tính chất răn đe quân giặc đang xâm lược nước ta lúc bấy giờ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Nêu lên quan điểm của bản thân.
- Hiểu được một đất nước độc lập cần được thể hiện qua những yếu tố nào.
Lời giải chi tiết:
Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.
- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.
- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
→ Sự độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được xác định rất rõ qua: có nền văn hiến lâu đời; ranh giới, lãnh thổ đã được phân chia rõ ràng; có phong tục tập quán riêng ở mỗi vùng; có vua, có truyền thống lịch sử lâu đời sánh ngang với các nước.
Em đồng ý với nhận định: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo.
- Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Vì vậy văn bản này có thể được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.
- Tính chất tuyên ngôn ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong phần mở đầu:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
=> Sự độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã được xác định rất rõ qua: có nền văn hiến lâu đời; ranh giới, lãnh thổ đã được phân chia rõ ràng; có phong tục tập quán riêng ở mỗi vùng; có vua, có truyền thống lịch sử lâu đời sánh ngang với các nước.
- Phần mở đầu bài cáo ngoài việc tiêu lên lập trường nhân nghĩa chấn chỉnh của dân tộc Đại Việt, còn đề cập đến những vấn đề lớn:
+ Nước Đại Việt là một nước có lãnh thổ riêng biệt với một nền văn hoá riêng biệt có bề dày lịch sử “Như nước Đại Việt ta từ trước phong tục Bắc Nam cũng khác”.
+ Nước Đại Việt là một nước có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với lân bang “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... xưng đế một phương”.
+ Nước Đại Việt là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau ... chứng cớ còn ghi”.
⇒ Do đó, phần này có ý nghĩa như một tuyên ngôn độc lập
a, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa
- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta
b, Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.
+ Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền
+ Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt
c, Khảng định quyền tự do, độc lập bằng lí lẽ thuyết phục:
+ Khẳng định sự tự nhiên, vốn có, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)
+ Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu
+ Nêu dẫn chứng thực tiễn ( Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)
- Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn
– Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo: Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt. Điều này thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả.
– Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
a. Đại cáo bình Ngô được viết sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân Minh xâm lược, mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước.
b. - “Bình Ngô đại cáo” được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hau” vì:
+ Thời điểm viết: sau khi chiến thắng quân Minh, viết bài cáo nhằm công bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
+ Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc: tư tưởng nhân nghĩ, các yếu tố khẳng định qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, con người hào kiệt (so sánh với Nam quốc sơn hà)
+ Khẳng định sức mạnh dân tộc có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
+ Tuyên bố thắng lợi và thể hiện khát khao xây dựng tập thể vững mạnh.
- Những chân lý được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo:
- “Việc nhân nghĩa côt ở yên dân” – một chân lý đến đời này vẫn còn luôn đúng đắn là phải luôn luôn đặt quyền lợi và lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Không thể cậy quyền cậy thế mà bao che cho nhau rồi làm hại dân lành.
- Người nhân nghĩa là người lo được cho nhân dân cuộc sống yên ấm, hòa bình.
- Đất nước ta dẫu có trải qua bao đời, bao thăng trầm thì sau cùng vẫn giữ vững nền độc lập.
Như vậy, Nguyễn Trãi vừa khẳng định yếu tố nhân nghĩa là lấy dân làm chủ, vừa khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc.
- Đoạn mở đầu có ý nghĩa như tuyên ngôn độc lập vì:
- Trước hết Nguyễn Trãi đã lấy lợi ích của nhân dân ra làm điều đầu tiên trong tư tưởng nhân nghĩa. Mọi việc đều vì sự yên ấm của nhân dân.
- Sau đó, ông khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc đã trải qua bao đời, bao sử sách, dẫu có thăng trầm thì nền độc lập ấy cũng vẫn vững vàng.
- Tác giả đã sử dụng những từ ngữ đanh thép, những chứng cứ xác thực để làm minh chứng cho nền độc lập của dân tộc. Cùng với đó là những phép so sánh chính xác, câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật niềm tự hào dân tộc.
Những chứng cứ ông đưa ra ở đây đều rất chính xác trong sử sách:
“Lưu cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
- Hoàn cảnh ra đời: sau khi đất nước giành được độc lập, chiến thắng trước kẻ thù xâm lược
- Đặc điểm
+ Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của dân tộc
+ Khẳng định chiến thắng của dân tộc
+ Nêu cao tinh thần quyết tâm bảo vệ và xây dựng đất nước
Em đồng ý với ý kiến trên của tác giả. Bài thơ ra đời khi đất nước đang kháng chiến quân xâm lược. Nội dung bài thơ nhằm khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, răn đe quân xâm lược. Vì vậy nó xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.