K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Biện pháp nghệ thuật điệp đã được tác giả sử dụng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ. Bên cạnh đó, nó cho thấy được nỗi lòng người con gái khi yêu với đủ cung bậc, với đủ những xốn xang trong lòng. Tất cả hòa quyện cho thấy một tình yêu trải qua những chông gai, trắc trở và nỗi nhớ tha thiết của người con gái khi yêu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.

- Tác dụng:

+ Thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối. Tác giả muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

+ Làm tăng sức biểu đạt cho bài thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Biện pháp điệp ngữ: Tôi có một ước mơ, Chúng ta, Đây là lúc…

- Biện pháp ẩn dụ: “Thoát khỏi bóng đêm và thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc, con đường chan hòa ánh nắng của sự bình đẳng về chủng tộc, vùng cát lún của sự bất công…”

=> Tác dụng:

- Giúp nhấn mạnh thái độ căm phẫn của tác giả khi thấy những người da đen khi bị đối xử phân biệt, bất công.

- Giúp thể hiện ước mơ về tự do và nhân quyền cho những người da đen.

- Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

15 tháng 10 2019

Đoạn trích thành công khi sử dụng cặp từ ghét- thương

    + Cặp từ này được lặp lại 12 lần, sắp sóng đôi, đăng đối linh hoạt

    + Phép lặp cũng được vận dụng linh hoạt từ hai từ ghét- thương đã giúp biểu hiện nổi bật phân minh tình cảm của tác giả

    + Thương và ghét rành rọt, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung

    + Việc lặp lại hai từ này làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt

2.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bểThương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mùThương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữThương Hòn Mê bão tố phía âm u3.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh trong đoạn thơ sau:Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biểnCó một phần máu thịt ở Hoàng SaNgàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên...
Đọc tiếp

2.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

3.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh trong đoạn thơ sau:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

4.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:


Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay

5.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh trong đoạn thơ sau:
 

     Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
     Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

6.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:
 

      Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
    Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan ...

7.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa trong đoạn thơ sau:

     Nhắn người viễn xứ phương xa
Sông quê (Links to an external site.)Links to an external site. đò vẫn mặn mà ngóng trông
     Cò bay thẳng tắp cánh đồng
Lúa vừa chín rục mênh mông thảm vàng

8.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: đối lập trong đoạn thơ sau:

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

9.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ trong đoạn thơ sau:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Biện pháp tu từ đối lập, nhân hóa (khổ 1): “Dữ dội và dịu êm…Sóng tìm ra tận bể”. → mượn hình ảnh sóng để nói lên tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, nó như những đợt sóng kia.

- Biện pháp điệp cấu trúc “con sóng” (khổ 5) → Phép điệp sử dụng 3 lần như một điệp khúc của bản tình ca với những giai điệu da diết, như những đợt sóng gối lên nhau. 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ “ngực trẻ” (hai câu thơ cuối) → Chữ trẻ mang đến cảm nhận về những nhịp sóng muôn đời cồn cào trào dâng mãnh liệt khiến cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng thế, nó đem đến sự trẻ trung, mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

- Nhân hóa: “Sông không hiểu nổi mình”; “Sóng tìm ra tận bể”; “con sóng nhớ bờ”. Tác dụng: Nhân hóa trạng thái của sóng như tâm trạng của con người để bộc lộ được tâm trạng, nỗi nhớ của “em”, của người phụ nữ đang yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ gợi hình gợi cảm hơn trong lòng người đọc. 

- Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?”; “Gió bắt đầu từ đâu?”. Tác dụng: Nhấn mạnh mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn hơn trong lòng người đọc. 

- Điệp cấu trúc: “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”. Tác dụng: Nhấn mạnh dù ở bất cứ đâu, dù có muôn vàn những khó khăn, cách trở thì người con gái ấy vẫn thủy chung, son sắt một lòng với người mình yêu thương. Đồng thời làm cho những câu thơ có nhịp điệu, liên kết và gây ấn tượng hơn trong lòng người đọc. 

Tham khảo:

"Củi một cành khô lạc mấy dòng." tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ "củi một cành khô" để nói về sự cô đơn, trơ trọi của "củi" giữa dòng sông quặng vắng

23 tháng 8 2023

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình:

+ Khổ 1: những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhà thơ trước mối tình tan vỡ, trước người con gái ông yêu sâu sắc mà không thể có được tình yêu của nàng.

+ Khổ 2: Pu-skin đã thoát khỏi mớ cảm xúc tiêu cực hỗn độn, để quay trở về với tình yêu đích thực, chân chính và cao thương nhất, mong người con gái ấy có được một tình yêu đẹp, được sống cuộc đời hạnh phúc.

- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể” thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng” thể hiện sự chuyển đổi đột ngột, tuôn trào của cảm xúc không còn nghe theo sự điều kiển của lí trí nữa.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong hai dòng thơ cuối thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.