K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. “Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. 
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. 
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. 

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. 

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có. 

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

3
28 tháng 1 2018

Lưu gì mà gửi lên 

Mik biết bài ày chép mạng mà

28 tháng 1 2018

Chép mạng chứ gì 

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

8 tháng 5 2016

Tick mk nha

Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao tên xâm lược đã nhòm ngó, hi vọng chiếm được mảnh đất nhỏ bé, kiên cường của dân tộc Việt Nam ta. Bọn chúng đến đây, kéo theo bọn tay sai bợ đỡ, đua nhau làm khổ dân ta. Chúng ta hãy dừng lại ở những năm hai mươi đầu thế kỉ XX. Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản sống chết mặc bay và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.

Trước hết, chúng ta dừng lại ở phạm vi giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Dưới chế độ phong kiến, quan lại có trách nhiệm với các “con dân” như cha, mẹ của dân. Song, trong thực tế, dân gian đã có lời ca dao oán thán:

Con ơi! Nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Nghe ca dao, có thể chúng ta chưa tin. Có lẽ, ta sẽ theo bước chân tác giả Phạm Duy Tốn đến với “làng X, thuộc phủ X” vì nước sông Nhị Hà đang lên to quá, mà khúc đê vỡ! Nhưng đã có Nhà nước lo. Nhà nước đã cử một ông quan phụ mẫu (cha mẹ của dân) đến làng X để giúp dân hộ đê rồi. Văn bản Sống chết mặc bày của Phạm Duy Tốn đã vẽ lại toàn bộ công cuộc đi giúp dân hộ đê của quan phụ mẫu đã xứng đáng với sự mong chờ mòn mỏi của dân chưa?

Quan đi hộ đê mà không cùng xuống chỗ đê xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn:

"... Thế thời nào quan cha mẹ ở đâu?... Thưa ràng đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn, năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì. ”

Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà chuẩn bị đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Quan ngồi ở tư thế: Chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Tên nữa... chực hầu điếu đóm. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt, chốc lại phẩy. Chung quanh sập... thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng... cùng ngồi hầu bài. Đồ dùng của quan cái gì cũng có: bát yến hấp đường phèn... khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi, trong ngập đầy trầu vàng, cau đậu, rễ tía; ống thuốc bạc, đồng quản bút, tăm bông... trông mà thích mắt.

Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà lại ngồi ở trên đình cao, không quan tâm gì đến đê điều. Thật vô trách nhiệm! Hơn thế nữa, quan lại ngồi say mê chơi tổ tôm để ăn tiền. Cho nên “ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”, “nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm”.

Nhưng đáng chú ý nhất, đáng phê phán nhất là thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo của quan phụ mẫu. Khi hai lần có người vào bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ, mà còn gắt, quát, dọa bỏ tù thằng nào vào bẩm báo. Lần một: “Ngài cau mặt, gắt: mặc kệ”. Lần thứ hai quan lớn đỏ mặt tía tai, quát, dọa “ông cách cổ bỏ tù chúng mày”. Và cuối cùng đê vỡ “nước tràn lềnh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kể sống không cóchỗ ở;kè chết không nơi chôn... ”.

Qua nhân vật quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay có thể hình dung toàn bộ hệ thông quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, toàn bộ chế độ phong kiến thời đó thật tồi tệ, tàn nhẫn. Đó là những bọn người làm tay sai, bợ đỡ thực dân, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.

Bọn quan lại phong kiến thì vô trách nhiệm với dân đến lạnh lùng, mất tính người như thế. Phía trên bọn quan lại ấy là lũ thực dân trơ tráo, bỉ ổi di cướp nước người.

Với ngòi bút sắc sảo, với trí tưởng tượng phong phú, tác giả Nguyễn Ái Quốc dã cho ta thấy rõ bộ mặt thực dân giả dối của Va-ren - tên quan Toàn quyền Đông Dương trong vụ hắn rêu rao sang Việt Nam để đem tự do cho Phan Bội Châu, đế lừa phỉnh dư luận.

Thực ra, muôn chăm sóc nhà cách mạng Phan Bội Châu thì chỉ cần một mệnh lệnh từ nước Đại Pháp sang Hà Nội là đủ. Nhưng tên Va-ren này đã vòng vo giả dối: Hắn xuống tàu từ Mác-xây (Pháp) đến Sài Gòn: đã bốn tuần lễ rồi. Lại từ Sài Gòn ra Huế; từ Huế ra Hà Nội: biết bao ngày nữa. Trong khi đó “Phan Bội Châu vẫn nằm tù”. Thực ra, hắn có quan tâm gì đến cụ Phan? Hắn đi ngao du; hưởng lạc sang xứ Đông Dương - nơi hắn làm toàn quyền để hưởng các vinh hạnh tiếp rước, đón mời... của dân bản xứ. Tóm lại, có lợi cho bản thân hắn.

Nhưng sâu sắc nhất là khi Nguyễn Ái Quốc miêu tả cuộc chạm trán giữa tên Va-renvà nhà cách mạng Phan Bội Châu khi hắn đến Hà Nội và vào Hỏa Lò. Ta hây lắng nghe tác giả bình luận. “Ôi thật là một tấn kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này đang đối mặt với Người kia”(chỉ Phan Bội Châu).

Hắn ba hoa liên tục, trong lúc cụ Phan im lặng. Hắn nói những gì: hắn dụ dỗ, mua chuộc nhà cách mạng hãy đầu hàng cách mạng, đầu hàng nhân dân, phản bội Tổ quốc (như hắn)...

Kết quảra sao? “Nhưng lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai (Phan) chẳng khác gì “nước đổ lá khoai” và cái im lặng dửng dưng của Phan suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người”.

Để kết thúc tác phẩm của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra hai nhân chứng: Anh lính dõng An Nam cứ quả quyết rằng: “Có thấy đôi ngọn râu mép người tùnhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái dó chỉ diễn ra có một lần thôi”. “Một nhăn chứng thứ hai (xin không nói tên) lại quả quyết rằng: Phan Bội Châuđã nhổ vào mặt Va-ren... ”, chi tiết này là đòn nốc ao cuối cùng quyết định khiến cho tên Va-ren trơ trẽn kia đo ván, lủi khỏi Hỏa Lò.

Với hai bút pháp khác nhau: Ớ tác giả Phạm Duy Tôn là tự sự xen biểu cảm, trữ tình. Ớ tác giá Nguyễn Ái Quốc là tự sự châm biếm. Cả hai bút pháp đều thành công trong việc xây dựng hai bộ mặt điển hình xấu xa của thực dân và phong kiến Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Hai tác phẩm giúp em hiểu biết thêm rất nhiều về một giai đoạn của đất nước Việt Nam, Tổ quốc của em.

 
Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại...
Đọc tiếp

Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.

Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại cho ta những kinh nghiệm về đời sống, và luôn vực ta đứng lên từ những nơi tối tăm hay đơn giản là cách giảng bài mà chúng ta không thể quên được còn mái trường là nơi lưu giữ những tình cảm thân thiết những cảm xúc của thời ấu thơ và em cũng không ngoại lệ.

Ngôi trường em nằm trong thôn  Đức Thắng. Ngôi trường này là nơi chứa chan bao nhiêu kỉ niệm buồn vui khó phai của tuổi học trò chúng em. Ngôi trường là nơi ánh sáng đẹp đẽ của tri thức được rộng mở đón những mầm non của đất nước. Thiên nhiên trường em thật sinh động. Tại đây đã có nhiều bác cổ thụ lâu đời, xum xuê đã chứng kiến bao nhiêu cảm xúc của nhiều lớp thế hệ. Các bác xà cừ, phượng vĩ giờ đây đã sù sì, bạc phếch. Còn có những loại cây khác như : sấu lúc lỉu những quả sấu xanh tươi vừa chua mà chát tượng trưng cho những lần chúng em vui, buồn, gục ngã mà khóc... Em rất thích sân trường em, nó thật rộng rãi, luôn rợp bóng mát cho chúng em vui đùa , chạy nhảy...

Em rất tự hảo về mái trường của mình, nó là một ngôi trường hiện đại và khang trang có ba tòa, hai tầng khép kín hình chữ U. Với những của kính sáng chiếu những tia nắng sớm ấm áp từ mặt trời. Cầu thang rộng rãi, những lớp học có nhiều bàn ghế sáng bóng. Trước mỗi của lớp học là có vài chậu cây, hoa rực rỡ sắc màu. Ai đến thăm trường cũng khen trường em đẹp, học sinh lễ phép, ngoan ngoãn. Hơn thế nữa ngôi trường này đã đưa em đến nguồn tri thức rộng lớn, bao la của nhân loại về tất cả các môn học, tự nhiên, xã hội. Nhà trường đã mang đến niềm tin, sức mạnh và nghị lực vươn lên trong cuộc sống để vững bước trên con đường làm người. Và em tin rằng nhà trường sẽ chắp cánh cho em bay đến những chân trời xa.

Từ khi lên học trường cấp hai người cô mà em hằng yêu mến là cô Giang dạy Toán. Em đã được cô dạy Toán từ năm lớp sáu đến  nay. Trước đó, thầy Cường dạy chúng em môn Toán và em cứ nghĩ rằng thầy là người dạy Toán tuyệt vời nhất cho đến khi cô giáo dạy Toán mới chuyển công tác về đây, và đó không ai khác chính là cô Giang. Cô ấy đã từng dạy Toán ở trường THCS Thượng Lan và bây giờ cô về đây dạy Toán trường em. Khi em còn học lớp 6E cô được nhà trường phân công dạy Toán lớp em, lúc đầu em nghĩ:” cô này chắc chẳng làm được cái gì cả” nhưng em đã lầm. Lần đầu tiên em nghe giọng nói của cô em như bị mê hoặc . Em vẫn nhớ giọng nói của cô cao, trong của cô cất lên mà đến bây giờ em vẫn nhớ cảm giác choáng ngợp của ngày hôm đó. Giọng nói đó khác hẳn với những người giáo viên khác. Giọng nói của cô làm em cảm giác ấm áp như lòng mẹ vỗ về đứa con thơ của mình. Lời nói đó làm chúng em cảm thấy như được sống trong tình yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của cô để trở thành người có ích,  là một người chân chính, nhân văn trong xã hội.  Không những thế hình dáng của cô vô cùng đặc biệt, dáng cô mập mập, thấp thấp mà sao phong cách quá. Em vẫn nhớ, ngày hôm đó cô mặc một chiếc áo ngắn màu vàng, mặc quần leggins – đó là phong cách mà em thích, phong cách của những đứa trẻ tuổi teen qua đó thể hiện cô là một người phong cách, hợp thời trang. Mái tóc ngắn vàng của cô làm sao khiến em quên được. Đối với em có lẽ cô chính là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Cô Giang rất vui tính, cô như người bạn của học sinh chúng em. Cô thường kể những trải nghiệm cuộc sống mà cô đã từng trải qua để giúp chúng em cảm thấy vui vẻ, thân thiện với nhau hơn và chúng em cảm thấy cô như “người bạn” của mình, cô rất hiểu tâm lí học sinh. Mặc dù cô vui tính là thế nhưng khi nào vào học hay ôn thi cô cực kì nghiêm túc. Cô Giang không chỉ là cô giáo chuyên Toán mà còn là một người hiểu biết nhiều. Cô biết nhiều kiến thức môn Văn,  Lý, Sinh hay thậm chí là môn  Lịch Sử. Chính vì thế nên chúng em và nhiều bạn ở trường Thượng Lan  gọi cô bằng một cái tên “super teacher”. Tình cảm cô trò của chúng em với cô vẫn rất thân thiết và những câu chuyện vui vẫn sẽ được kể cho đến khi... ngày lễ bế giảng cận kề. Sau đó em đã nhận ra rằng sắp phải xa bạn bè, xa thầy cô đặc biệt là người cô chúng em coi như là “người bạn”

Ngày Bế giảng đã tới, lòng em thấy bồi hồi, vừa vui mà vừa buồn. Vui là sắp được nghỉ hè, sắp được đi chơi,... Nhưng em cũng cảm thấy buồn khi phải xa các bạn, thầy cô và ngôi trường mến yêu của mình. Ngày hôm đó cả lớp em và nhiều lớp khác nữa nhất là khối chín các bạn đã khóc rất nhiều khiến thầy cô không cầm được nước mắt. Em thấy khinh ngạc thấy cây cối vẫn bình thường và nắng vàng vẫn trùm lên cảnh vật mà sao ngày lễ bế giảng tới gần quá. Ngày lễ Bế Giảng tới để chúng em phải chịu sự chia tay mái trường, chia tay những người mà mìh coi như người nhà . Không khí, cảm giác của mọi người ngày hôm đó chẳng có tiếng cười mà chỉ thấy những giọt nước mắt yêu thương rơi xuống chắc hẳn tình thầy trò sâu sắc lắm. Cho dù được nhận giấy khen giỏi mọi người vẫn ra về trong buồn bã. Có những bạn đã khóc òa lên khi phải chia tay thầy cô mình yêu thương trong ba tháng hè. Đối với các bạn ấy thì ba tháng hè dài như ba năm, ba năm không được nhìn thấy người thầy, người cô mình yêu thương quả là một khó khăn.

Thấm thoát trôi hai tháng hè đã trôi qua, khi em lên lớp 7 em đã làm quen được thêm nhiều bạn mới và tình cảm cô trò của cô đối với em đã như người mẹ thứ hai thật sự vậy. Có lần cô nói: “ Em đeo khuyên tai này không hợp với em, sao em không thử đeo kiểu giống cô?” và cô đã mang ra đôi khuyên tai tặng em. Em thấy vui lắm, nhưng khi cô nói ra giá trị của  nó em như sững lại, cái giá một trăm hai làm em thấy bối rối là có nên nhận không. Em biết từ chối món quà thầy cô tặng là không nên nhưng em không dám nhận một món quà nào đắt như thế. Khi em đưa đôi khuyên tai trả lại cô, sắc mặt cô như không còn vui nữa và từ hôm đó cô cũng không để ý đến em nhiều như trước nữa.  Em đã có một cô bạn thân là Linh, các bạn hay gọi bạn ấy với cái tên Linh Ku. Có vẻ như cô đã quan tâm đến Linh hơn. Điều đó làm em buồn lắm nhưng biết làm sao được vì cô đã cho Linh vào đội tuyển Toán của cô. Trái tim em như ngừng đập, đôi chân sững lại khi biết điều đó. Đêm đến, em đã khóc ướt gối : “sao cô không hiểu em thương cô như thế nào chứ, em thương cô như mẹ em vậy”. Và ngày gì đến thì cũng đến, vào hôm Khai Giảng em cố gắng nói rằng : “Em thương cô và không phải em chê quà cô tặng mà do nó quá dắt em không dám nhận” em nói với đôi mắt dơm dớm nước mắt. Cô cũng hiểu một phần nào đó những lời em nói nên cô đáp lại bằng lời nói trầm ấm: “Cô biết là em thương cô và cô cũng hiểu tại sao em không dám nhận, bản thân cô cũng chẳng thấy ngại gì, có lẽ là do em sợ rằng các bạn sẽ ghen tị hay như nào đó mà em không dám nhận, thôi không sao đâu cô cũng chẳng nghĩ gì đâu. Hãy bỏ qua hết và hãy để tình cảm cô trò quay lại thân thiết như xưa”. Nghe được câu nói đó của cô mọi buồn bã trong em đều tan biến hết, ngày hôm đó cả hai cô trò chúng em đều thấy rất vui, không còn sự buồn bã trong lòng nữa. Sau ngày hôm đó cô đã quan tâm đến em nhiều hơn và cũng giúp đỡ em về mặt tinh thần. Cảm ơn cô đã có mặt trong thanh xuân của em .

Từ những kỉ niệm trên em nhận ra một điều rằng : Ngoài bố mẹ ra thì chỉ có thầy cô là người quan tâm đến tương lai sau này của chúng ta, chúng ta hãy biết trân trọng nó, hãy trân trọng những khoảng thời gian vui vẻ với người cha, người mẹ thứ hai của mình.

0
Từ rất lâu chuyện uống cà phê đã trở thành một trong những niềm vui tao nhã trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Nhiều thế kỷ trôi qua, cà phê vẫn mang lại sự kích thích giúp bạn tỉnh táo hơn, dù bạn đang ngồi ở một chân trời nào đi nữa. Đây đó nơi những góc phố bạn dừng chân, một quán cà phê bình dân thường được biết đến như một “đại học một ngàn”, nghĩa là bạn chỉ...
Đọc tiếp
Từ rất lâu chuyện uống cà phê đã trở thành một trong những niềm vui tao nhã trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Nhiều thế kỷ trôi qua, cà phê vẫn mang lại sự kích thích giúp bạn tỉnh táo hơn, dù bạn đang ngồi ở một chân trời nào đi nữa. 
Đây đó nơi những góc phố bạn dừng chân, một quán cà phê bình dân thường được biết đến như một “đại học một ngàn”, nghĩa là bạn chỉ cần bỏ ra khoảng ba ngàn (mà hình như có người vẫn gọi là “cà phê 3 nghìn”) để gọi một ly cà phê và thêm một hai ngàn cho một tờ báo. 
Nơi đó, những người với tâm hồn ham học hỏi, những thi sĩ, doanh nhân, công nhân… đều có thể ngồi lại với nhau bàn luận dăm ba chuyện đông tây kim cổ qua từng giọt cà phê. Có lẽ quán cà phê là nơi bạn có thể tự do nhất để suy nghĩ và phát biểu. 
Chính nhờ những lần tán gẫu với nhau bên ly cà phê mà nhiều người trong chúng ta đã ngộ ra nhiều triết lý về cuộc sống, cách sống. Sự thanh nhàn, yên lặng và an bình dường như đều ở đây, bên ly cà phê với bạn. 
Chúng ta học được gì qua đó?
Đơn giản là hưởng thụ giây phút ấy – có lẽ đó là một nguyên tắc để hài lòng với cuộc sống chăng?
Tản mạn xung quanh ly cà phê giúp cuộc sống của bạn thêm phong phú, vui vẻ và đầy nhiệt huyết. Những ảnh hưởng tích cực, những chiến thuật thực tiễn và những kỹ năng tạo cảm hứng mà chúng ta đang bàn ở đây đều nhằm mục đích giúp bạn ý thức đầy đủ về cuộc sống để sống trọn vẹn và cảm thấy yêu đời mỗi ngày khi thức dậy. 
Nào, hãy thưởng thức một ly cà phê mình ưa thích trong lúc chúng ta đang đọc topic này nhé:
Bài học thứ nhất: Hâm nóng cà phê sẽ gây vị đắng 
Hãy để những chuyện quá khứ thuộc về quá khứ

Cà phê nói gì?
Đừng nên hâm nóng lại cà phê. Mỗi lần bạn pha, cà phê cần phải tươi mới. Chỉ pha vừa đủ để bạn uống lúc đó mà thôi. 
Cuộc sống nói gì?
Đừng hâm lại quá khứ. Quá khứ là chuyện đã rồi, chứ không phải là một lời bào chữa. Hãy để những chuyện quá khứ thuộc về quá khứ. 
Nếu hâm nóng cà phê, mùi vị của nó sẽ không còn ngon nữa. Cuộc đời của bạn cũng giống như vậy. Hâm lại quá khứ chỉ khiến cho bạn thêm vị đắng mà thôi. Để có một cuộc sống vui tươi hạnh phúc, hãy chịu trách nhiệm với thực tại, và bắt đầu từ giây phút này mà thẳng tiến. 

Cuộc đời là của bạn, để nếm trải
“Một tách cà phê uống vào buổi sáng mang lại sự hưng phấn tuyệt vời mà không một tách cà phê nào khác dù là buổi chiều hoặc buổi tối có thể tạo ra được” 
Hãy bảo đảm cà phê bạn uống luôn luôn tươi mới. Thưởng thức ngụm cà phê đầu tiên với cảm giác sảng khoái tuyệt vời sẽ nhắc nhở bạn rằng mỗi ngày là một cơ hội mới mẻ để tạo ra những thay đổi quan trọng trong cuộc sống. Mỗi ngày là một khởi đầu mới. 
Bạn không thể thay đổi những gì mình đã nói ra hoặc đã làm. Vậy cứ để quá khứ ra đi. Hãy nhớ rằng vào lúc đó bạn đã làm hết sức mình những gì có thể và giờ đây bạn cứ hy vọng vào tương lai trước mắt. Hãy hiểu quá khứ và đừng lấy đó làm lời bào chữa. Nếu bạn cảm thấy mình đã đối xử tệ bạc hoặc gây ra lỗi lầm, hãy đi xin lỗi và cố gắng sửa sai. Khi đã làm hết sức mình, hãy nhận lấy trách nhiệm và rồi đừng ngoảnh lại nữa
Đừng tự trách mình. Ai cũng có thể gây lỗi lầm. Hãy học từ những vấp ngã, hiểu rõ những động lực khiến mình làm như vậy, rồi chộp lấy kinh nghiệm ấy để tạo ra thay đổi trong cuộc sống. Nếu cảm thấy cuộc đời không còn đáng sống nữa, hãy làm điều gì đó cho đời. Tìm cách gặp gỡ người khác. Hãy thử cố thân thiện với mọi người. Hãy nói chuyện với họ. Biết đâu họ chưa hề biết rằng bạn thật tuyệt vời. Nếu cần một nghề nghiệp khá hơn, đừng chờ người ta đem đến. Hãy săn đuổi nó. Một thái độ có-thể-thực-hiện không phải là sự chống đối hoặc lăng xăng. Nó đơn giản là một thái độ nhiệt tình, mạnh dạn và tháo vát. 
Để được hạnh phúc, bạn không nhất thiết phải thành công trong mọi việc mình làm. Nhưng bạn cần tin rằng mình đã làm chủ cuộc đời này. Các nghiên cứu cho thấy người nào có trách nhiệm với những quyết định chính mình đưa ra sẽ thoả mãn trong cuộc sống nhiều hơn là người không lãnh trách nhiệm. Con người chỉ cảm thấy thực sự hạnh phúc khi cho phép cá tính của riêng mình được tự bộc lộ, chứ không phải khi làm theo nhận xét của người khác hoặc đối đầu với ý kiến của họ. 
Đừng đợi người khác lát đường cho bạn đi. Hãy là người mở đường. Đừng chờ đợi cơ hội tìm đến bạn. Ngược lại, hãy săn lùng cơ hội. Người hạnh phúc không cần phải là người tài năng hơn kẻ khác, nhưng họ vẫn thường đạt được những gì mình muốn, bởi vì họ biết tìm kiếm cơ hội chứ không tìm kiếm sự bảo đảm. Họ không chờ đợi những lời động viên nhưng lại luôn ý thức với những gì đang xảy ra chung quanh mình. Họ biết rằng mỗi tình huống đều ẩn chứa những hạt giống cơ hội trong ấy, và khi cơ hội xuất hiện, họ đã chuẩn bị sẵn sàng từ bỏ quá khứ và bắt tay hành động để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn. Mỗi ngày đều tràn đầy những cơ hội bằng vàng. Mỗi ngày đều tươi mới và tuyệt vời như tách cà phê buổi sáng. Người vui vẻ luôn chắc rằng họ cảm thụ được như vậy từng giây phút trong cuộc đời. 
Biển trước em thăm thẳm đến không cùng
Em trước biển nhỏ nhoi và cô độc
Biển ồn ào em lặng im và khóc
Sóng vào bờ đưa nước mắt ra khơi
2
23 tháng 9 2016

đây là j v bn ??? nhưng mk thấy hay lắm!!!

23 tháng 9 2016

đây là một bài viết . do mình tìm trên mạng mà mình sữa nhiều thứ nên ko giống trên mạng đâu thank you 

24 tháng 8 2016

Em đồng ý với ý kiến bạn Liên vì:hôn nhân gia đình đổ vỡ là điều mà không người làm cha ,làm mẹ nào muốn.Vì gia đình đổ vỡ sẽ khiến cho con cái họ phải khổ

24 tháng 8 2016

Em đồng ý với ý kiến của Liên . Vì không một ai lại muốn mái ấm gia đình bị tan nát , không cha mẹ nào lại muốn chia tay để tạo cho tâm hồn con họ bị khủng khoảng, hụt hẫng. Người mẹ trong truyện thực sự rất đáng thương, chắc chắn bà đã không dễ dàng gì để đưa ra quyết định chia tay ba của Thành và Thủy. Chắn chắn bà đã rất buồn khi thấy hai đứa con phải chia li. Nhưng cuộc đời luôn trêu chọc con người, nhiều đứa trẻ đã trở nên bất hạnh khi cha mẹ li hôn.

Nhớ tick cho mk nha !!!vui

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:                     HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

                    HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài. Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới hỏi: “Em nên biết rằng, một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng. Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mơi biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

(Theo Xuân Yên)

Bài văn trên có phải là bài văn nghị luận không?

A. Có 

B. Không

1
16 tháng 5 2018

Đáp án: A