Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kế tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng đến người đọc.
- Lời người kể chuyện từ “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn……Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:”
- Lời nhân vật: “Cơ trời dâu bể đa đoan ... Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” và câu thơ “Lòng đương thổn thức đầy”.
Diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích:
* Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn:
- Độc thoại nội tâm: Thúy Kiều bất ngờ, choáng váng, hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.)
- Lời miêu tả của người kể chuyện: Miêu tả tâm lí Thuý Kiều “Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.”
* Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã.
- Hầu rượu: ”Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.”
+ Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.
- Hầu đàn:
+ Người kể chuyện tả tâm trạng: ”Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.”
+ Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: ”Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.”
* Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:
- Hoạn Thư: ”Tiểu thư trông mặt dường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm, độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”
- Thúc Sinh: “Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng” (2 dòng).
- Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyển được vay?” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: “Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh” (2 dòng).
Bài nói tham khảo
Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi nói chuyện hôm nay, tôi muốn trình bày về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên.
Truyện ngắn Kiến và người là câu chuyện đơn giản kể về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên. Cốt truyện của “Kiến và người” hoàn toàn là tưởng tượng nhưng vẫn dựa trên thực tế. Bởi vì tàn phá rừng và thay đổi môi trường sống của các sinh vật, các sinh vật ấy lại bắt đầu tấn công con người để bảo vệ cuộc sống của chính chúng. Nếu không chiến đấu, chúng sẽ chết. Hiện tượng kiến bò lên khỏi mặt đất và kiến vỡ tổ chui ra có thể dễ dàng quan sát thấy trong đời sống hàng ngày. Nhưng lũ kiến lại hành quân thành đàn và tấn công đến tận giường. Cả bốn người trong gia đình đều chiến đấu chống lại lũ kiến nhưng không thể thắng được. Đây là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu và tưởng tượng. Cốt truyện chứa đựng cả yếu tố thực và ảo nên rất hấp dẫn người đọc.
Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.
Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.
Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
Trên đây là phần thuyết trình của tôi về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.
• Đề tài về người trí thức nghèo: - Nhà văn viết về cảnh sống nghèo khổ, bế tắc, đặc biệt là bi kịch tinh thần của người trí thức trong xã hội thực dân nửa phong kiến. - Tác phẩm tiêu biểu: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Những truyện không muốn viết, Cười, Quên điều độ, nước mắt,…
• Đề tài về người nông dân nghèo: 6 - Nói lên cuộc sống tối tăm, cơ cực và nhiều lúc dẫn đến tình trạng tha hóa của người nông dân do xã hội thực dân nửa phong kiến gây ra. Đồng thời phát hiện, khẳng định và ca ngợi phẩm chất lương thiện, tốt đẹp bên trong của người nông dân. - Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, lão Hạc, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Lang Rận,…
- Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính cho thấy được sự khó khăn, nguy hiểm của ngư dân và thể hiện sự đồng cảm, gần gũi, thương xót của những con người cùng làng, cùng hoàn cảnh sống.
=> Chi tiết là cầu nối, động cơ tạo tình huống truyện, đóng vai trò cho tác phẩm trở nên thu hút.
“ Cứu mẹ cháu với, xin hãy cứu mẹ cháu…” Đó là câu chuyện “ Một em bé đang đang khẩn thiết van nài những người qua đường dừng lại cứu mẹ em đang ngã quỵ xuống đường, máu chảy lênh láng sau một vụ tai nạn giao thông mà người gay ra bỏ đi”. Nhưng không, khi chứng kiến cái cảnh đời ấy, lẽ ra ai cũng phải thương, phải xót, nán lại mà cứu người, thế mà trong dòng người đông đúc qua lại, ai cũng thờ ơ, vô tâm, ngoảnh mặt mà mà bước đi trước tính mạng “ nghìn cân treo sợi tóc” của người khác, người đang rất cần đến vòng tay nhân ái của mọi người. Đây cũng chẳng phải là cách xử sự lạ lẫm gì của người hiện nay: “ Vô cảm” đã làm cho con người ta vô tri, vô giác và vô tình chẳng kèm nhòm ngó gì đến sự hiện hữu của mọi người xung quanh, dù họ đang đứng giữa ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết rất cần một bàn tay đưa ra để giúp đỡ?
Vâng, điều hoàn toàn là có thể, trong cuộc sống ồn ào náo nhiệt hiện nay, song song với việc phát triển của xã hội thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm, trong đó có căn bệnh “ vô cảm”. Dẫu đây là một hiện tượng đang phát triển trên một phạm vi rộng nhưng liệu phải chăng ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này” “Vô” tức là không, “Cảm” tức là cảm xúc, tình cảm của con người. “Vô cảm” tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật, sự việc gì xung quanh. Người ta thường nói con người sống bằng “ tình cảm”, tình cảm giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, là sợi dây gắn kết, mang con người đến gần nhau hơn. Tình yêu thương, sự chân thành, nổi xót xa hay sự cảm thông, tha thứ tất cả đều xuất phát từ cái tình mà ra và nếu ai mắc căn bệnh “vô cảm” thì nó đã làm cho họ tự tách mình ra khỏi thế giới của lương tri, họ chỉ bước đi một mình và mãi đơn côi như vậy mà thôi. Chỉ cần bước ra khỏi cửa, hòa mình với cuộc sống xô đẩy, bắt gặp những cảnh mà tất cả không thể tưởng tượng nổi người ta “vô cảm” đến như thế thật sao”
Đúng thật là nếu nhìn thấy những cảnh tượng của mấy năm gần đây ( năm 2014 vụ thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà hội, vụ thảm sát cả nhà ở Bình Phước năm 2015 và sang năm 2016 vụ giết chế 4 bà cháu, bố bắt con gái 5 tuổi uống nước đường có pha thuốc trừ sâu dẫn đến cái chết quá thương tâm của bé..).Thế giới trở nên nguy hiểm, không phải những kẻ gây ra tội ác, mà cả những người đứng nhìn mà không làm gì cả chẳng hạn em Chếnh Hưng Hòa lớp 6A7 đầu năm học 2016-2017 tại trường em vào tan giờ học bị tai nạn trước cổng trường THCS Nguyễn Trường Tộ, kẻ gây tai nạn chạy đi, một mình nhảy một chân vào trạm xã trong khí đó các bậc phụ huynh đứng nhìn mà không làm gì cả. Xã hội này trở nên nguy hiểm vì những người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả và họ thật sự là người: “ vô hồn”, “vô tâm”, và “ vô cảm”. Những người vô tình tiếp tay cho cái ác tràn làn bởi sự vô tâm, vô cảm đó của chính mình mà không hề hay biết.
Ngoài ra trong xã hội còn có những kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của
người bị nạn, người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng không nhường chỗ, thậm chí còn cười trước những khuyết tật của họ. Thất vọng hơn là những người cán bộ có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ nhân dân lại cũng có một số người vô tâm trước cảnh ngộ, tình cảm của người dân như việc cán bộ tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Hay có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật, những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng đưa tin như trường hợp của bà già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Cũng là câu chuyện ở huyện Tây Trà- tỉnh Quảng Ngãi, dân của huyện nhà bị đói, chính phủ chi nguồn cứu trợ một trăm tấn gạo để cứu đói cho dân, số gạo này chuyển đến huyện lị Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển đến tay người nông dân trong tháng 7, nhưng mãi đến cuối tháng 9, số gạo này nằm trong kho lương thực của huyện, gạo mốc meo, người dân cũng vấn phải chờ. Giải thích cho vụ việc này không thể chấp nhận được “ Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện – Ông Hồ Thanh Tùng lại đưa ra lí giải rằng do giá xăng dầu tăng nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí vận chuyển số gạo này đến các xã”. Không thể tưởng tượng được một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói một cách vô cảm đến vậy. Không nói đâu lạ lẫm, những vụ đánh nhau giữa các bạn học sinh, đáng tiếc là một số học sinh có thể can ngăn mà chỉ đứng ngoài cuộc mà nhìn, thậm chí còn nhận tiện quay phim chụp ảnh để đăng lên mạng xã hội. Vậy nguyên nhân từ đâu mà con người lại mắc căn bệnh vô cảm này ?
Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì con người không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, không có long nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng kém nên không giữ được truyền thống quý báo của dân tộc ta “ thương người như thể thương than”, “ lá lành đùm lá rách”. Nhưng không lẻ cả xã hội này đều mắc căn bệnh vô cảm ?
Xin thưa rằng không, mặc dù “vô cảm” đang bộc phát ở nhiều con người nhưng không phải vì vậy ai cũng vô cảm, cũng có rất nhiều người biết yêu thương con người, sẵn sang dang rộng bàn tay ra giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn loạn nạn (Ví dụ như học sinh trường em với tấm long không ăn quà và dành tiền hổ trợ người khuyết tật ở Hà Nội vào giao lưu với trường em với tổng số tiền hai triệu, bảy trăm ngàn đồng. Đến đây tôi lại nhớ đến câu nói của Bác: “ Hạnh phúc của tôi là đây, là chính cái gây phút mà tôi được nhìn thấy đồng bào tôi ai cũng có cơm no áo ấm, ai cũng được học hành”. Lúc sinh thời Bác thương yêu con dân hết mực, Bác không bỏ sót một việc nào. Người đã hy sinh hạnh phúc của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Hay chúng ta lại gợi nhớ các anh hùng liệt sĩ, những anh bộ đội cụ Hồ sẵn sang quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, thà hy sinh chứ không chịu mất nước, một lòng bảo vệ dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Thử hỏi nếu Bác Hồ, các vị anh hùng cũng vô cảm trước vận mệnh của đất nước, trước sự lầm than cơ cực của nhân dân thì liệu chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay? Bên cạch đó ta cũng chợt nhớ về tấm gương của anh Nguyễn Hữu Ân, người con của nhiều bà mẹ trong bệnh viện Ung bướu Thành phồ Hồ Chí Minh. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ anh bị ung thư và phải nằm viện điều trị, Anh vừa đi học, vừa đi làm, ngày ngày chăm sóc mẹ mình chu đáo. Khi mẹ anh qua đời, anh đã nhận bà Phẳng, một người già cô đơn cùng phòng ở bệnh viện với mẹ anh làm mẹ nuôi và cũng chăm sóc tận tình cho bà. Đặc biệt là câu chuyện người lái xe dũng cảm Nguyễn Văn Bắc, anh đã dùng xe tải để chặn đầu xe khách mà báo đài đã đưa tin nhiều ngày nay. Lại kể đến người phụ nữ mà em bắt gặp trong lúc đi học về đưa cô bé bị tai nạn đến bệnh viện. Vậy tại sao ta không có tấm lòng giống như Bác, như các anh hùng, đồng bào ta trước đây, như anh Nguyễn Hữu Ân, anh Nguyễn Văn Bắc, người phụ nữ tốt bụng kia… mà lại để cho cuộc đời này vẫn còn nhiều nổi đau khổ, vẫn còn nhiều trái tim vụn vở như thế và tại sao khi nhìn một người gặp loạn nạn mà lại làm ngơ, thấy em bé bị ngã hay đang bơ vơ tìm mẹ ta vẫn ung dung mà bước tiếp, thấy người khác mắc lỗi lầm mà chẳng đoái hoài đến ? Căn bệnh “vô cảm” này có lẽ đã phá vở đi tất cả tình yêu thương mà con người bấy lâu nay xây dựng, nó đang gặm mòn trái tim biết đồng cảm của con người, bởi vậy chẳng có lý do gì mà không loài trừ căn bệnh này ra khỏi xã hội.
Nếu được vậy, khi con người ai cũng sống bằng cái tình thì chắc hẳn mọi thứ xung quanh sẽ đẹp vô cùng, bầu trời này sẽ không còn mây đen, mặt đất này sẽ không còn lầm than, cơ cực, không có những lỗi lầm. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, biết yêu thương con người, xây dựng tốt ý thức tập thể, cộng đồng và bài trừ những thứ xấu. Chúng ta hãy sống bằng con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho căn bệnh vô cảm len lõi vào đời sống này, hãy lấy cái “ tình” mà cảm hóa hành đông, hãy hãy tình yêu thương làm ngôi vị trung tâm của cuộc song, hãy dang rộng trái tim mình, hãy quan tâm đến mọi người, hãy thông cảm sẽ chia với những mãnh đời bất hạnh, hãy biết quý trọng tình cảm và tha thứ cho sự lỗi lầm. Để xã hội tiến bộ thì chúng ta hãy nói không với sự vô cảm.
HÃY NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
- Bài viết của Bùi Đức Duy; lớp 8A3 năm học 2015 – 2016
Tệ nạn xã hội là một vấn đề nhức nhối đối với đời sống hiện nay, nếu mọi người không theo dõi bản tin thời sự thì mọi người sẽ thấy thảm họa về chúng.
Ma túy, rượu bia, thuốc lá, là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay do con người tạo ra. Nó có những tác hại làm cho con người sẽ thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng, khiến cho ai đã thử thì sẽ muốn thử tiếp, dần dần đến nghiền. Thế nhưng thực tế không ai biết đến những tác hại của chúng. Đặc biệt là ma túy, nó gây ra những tác hại không thể biết trước được. Ma tùy cướp lấy sự sống, khiến cho người chẳng ra hình người. Khi đã sử dụng dù chỉ một lần thì nó sẽ lôi bạn vào một cuộc sống khác, Một người khỏe mạnh cũng trở nên người vô dụng, không kiểm soát được bản thân thì còn nói gì đến làm việc và học tập. Quá trình cướp lấy mạng người của ma túy rất dễ, ban đầu chỉ làm quen với nó rồi từ từ thấy nhớ và tiếp tục, sau đó chuyển từ hút qua chích, từ bệnh nghiện trở thành bệnh AIDS. Đâu chỉ tàn phế về mặt thể xác, ma túy còn mài mòn tinh thần của người nghiện làm cho người sử dụng không thể khiểm soát được mình. Khi đã lên cơn thèm thuốc thì người nghiện tìm đủ mọi cách để có tiền và mua ma túy, từ đó nẩy sinh các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật…Ma túy làm cho những người từng giàu nhất và có thể trở thành người nghèo khổ, một đứa con ngoan, cháu hiền cũng có thể ăn cắp tiền của bố mẹ, ông bà, để có tiền mua ma túy; hạnh phúc của một gia đình có thể tan vỡ, xã hội tồn tại các tệ nạn ấy là căn bệnh của thế kỉ. Theo thống kê của nhà nước những người đang cai nghiện có đủ các thành phần trong xã hội thì thấp tới cao( Bác sĩ, kỉ sư, công chức nhà nước, công nhân, nhà giáo, sinh viên, học sinh…)
Đấu tranh phòng chống ma túy là mặt trận nóng bỏng, bức xúc mà cả xã hội phải quan tâm. Ngày toàn dân phòng chống ma túy của Việt Nam được chọn đúng ngày cả thế giới phòng chống ma túy là ngày 26/6 hàng năm
Em mong từ nay trở về sau số người nghiện giảm đi, nói không với ma túy là cách tốt nhất ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Trần Nguyễn Diễm My; Lớp 8A3 năm học 2015 – 2016
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tiến lên một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại đó là các tệ nạn xã hội và đáng sợ nhất chính là ma túy, mối nguy hiểm không của riêng ai.
Ma túy đã và đang trở thành một mối nguy hiển đối với toàn xã hội. Ma túy là một tệ nạn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và toàn xã hội. Báo chí đã từng đưa tin bi kịch của một số gia đình đã xẩy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ ma túy. Những người thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những cơn nghiện khi đói thuốc, làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình. Người nghiện ma túy sức khỏe yếu dần, mất khả năng lao động, ý thức và hành động không kiểm soát được bản thân và họ trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội. Hãy tưởng tượng một thành phố về đêm với những con nghiện thang thang vật vờ như những bóng ma sẽ tạo tâm lý bất an cho người khác, nhất là những du khách nước ngoài
So sánh với các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy, ma túy chính là mối lo ngại hang đầu trong xã hôi, nó làm mục rõng xã hội, hủy hoại cả một thế hệ trẻ, suy giảm nòi giống. Vậy chúng ta phải làm gì để loại trừ tệ nạn xã hội nguy cơ nói trên?
Để ngăn chặn ma túy lan rộng, trong cá nhân mọi người phải biết tự ý thức và nhắc nhở lẫn nhau tránh xa các tê nạn xã hội. Bên cạnh đó phải tự tạo cho mình một lối sống lành mạnh, giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo để có thể vượt qua mọi cám dỗ của loại tệ nạn nói trên. Ngoài ra chúng ta cần tham gia vào những cuộc nói chuyện chuyên đề với Bác sĩ, với các chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận giúp đỡ những con nghiện đang chữa trị và những người bị bệnh AIDS vì tiêm chích. Hơn thế nữa, để giúp những con nghiện trở thành người hoàn lương. Chính phủ nhà nước cần biết tạo điều kiện công ăn, việc làm cho họ, không xa lánh họ để họ không bị mặc cảm mà dẫn tới những hành động không hay. Riêng học sinh chúng ta cũng phải biết cách bài trừ ma túy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cụ thể là chúng ta cùng người lớn vận động, tuyên truyền, viết những bài báo tường với chủ đề “ hãy nói không với ma túy” để mọi người cảnh giác hơn với loại tệ nạn này.
Nói tóm lại, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng Tây hóa thì cường độ ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đối với lớp trẻ cũng ngày một gia tăng. Vì vậy phải làm một công dân tốt, nhiệm vụ của chúng ta là phải biết “ gạn đục, khơi trong” nghĩa là phải biết thu nhận cái hay, cái tốt và đồng thời bài trừ những cái xấu như tệ nạn ma túy đang lan tràn khắp nơi. Để làm được việc đó, chúng ta không ngừng học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
- Nguyễn Tiến Đạt, lớp 8A3, năm học 2015 – 2016
Ngày nay xã hội đang phát triển, nhưng song song với mặt phát triển là các tệ nạn đang dần phát triển theo như tiêm chích ma túy, cờ bạc, mại dâm, tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh…
Ma túy là một tệ nạn cực kì nguy hiển, là một loại thuốc cực độc, nó làm những người sử dụng nghiện và không làm chủ được bản thân. Khi tiêm chính ma túy vào cơ thể làm cho người cảm thấy hưng phấn và làm những việc khác người như ( trèo lên cột điện, cầm dao giết người…).
Ma túy như một thứ vũ khí giết người thầm lặng, tiêm chính ma túy tiêu hao tiền bạc và rước bệnh vào người
- “tri âm” là cụm từ đề cập đến việc hai người có tình cảm sâu nặng với nhau, có thể cảm nhận được những suy nghĩ, tình cảm, sự chia sẻ và những điều không nói ra của đối phương một cách rõ ràng, dù không cần phải nói ra.
- Những thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nói về chuyện “tri âm”:
+ “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân.
+ “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến.
- Người kể chuyện: lão Nhiệm Bình.
- Người nghe chuyện: chàng trai.