Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều được ví với thân phận con thuyền nhỏ phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả; lo lắng, bất an và hoang mang trước tương lai mù mịt; dạng câu nghi vấn có tác dụng gợi tả tâm trạng lo lắng của nhân vật, sự ái ngại của người kể.
- Cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình nữ trong hai bài ca dao cũng được ví với sự trôi nổi của trái bần trôi, chiếc thuyền tình lênh đênh mười hai bến nước, phiêu bạt giữa sóng nước mênh mông, không biết tấp mình/ gửi mình vào đầu. Ca dao cũng dùng lời nghi vấn để thể hiện sự lo lắng, bất an.
⇒ Sự tương đồng trong cảnh ngộ (trôi nổi, bất định, phiêu bạt) và tâm trạng (lo lắng, bất an) tìm đến sự tương đồng trong cách sử dụng hình ảnh biểu tượng (chút phận thuyền quyên lỡ làng, phiêu bạt; trái bần trôi; chiếc thuyền tình lênh đênh) và hình thức biểu đạt (giọng tự vấn/ câu nghi vấn). Nguyễn Du và tác giả dân gian đều thể hiện sự đồng cảm, xót thương sâu sắc đối với nàng Kiều và những người phụ nữ xã hội phong kiến thời xưa...
Văn bản | Tình huống/ sự kiện | Nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều |
Trao duyên | Sau khi quyết định bán mình chuộc cha, Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng. | Thúy Kiều đau đớn, dằn vặt vì tình yêu lỡ làng, phiền lụy đến Thúy Vân và phụ lòng Kim Trọng. |
Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh | Thúy Kiều buộc phải hầu rượu, hầu đàn vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh trong tình cảnh trớ trêu, tủi nhục. | Bị hạ nhục, Thúy Kiều bẽ bàng, đau đớn và tủi nhục đến cùng cực, ngây dại. |
- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực, mất lí trí của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.
- Những từ “cậy”, “lạy”, “thưa”: thể hiện thái độ cầu xin, khẩn thiết của người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Thúy Kiều đã dành sự tôn trọng đặc biệt cho người em gái mà mình nhờ vả.
⇒ Cách mở đầu của Thúy Kiều thể hiện sự tin tưởng, dằn vặt, ngập ngừng với câu chuyện “trao duyên” sắp bày tỏ với Thúy Vân.
- Lời người kể chuyện từ “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn……Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:”
- Lời nhân vật: “Cơ trời dâu bể đa đoan ... Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” và câu thơ “Lòng đương thổn thức đầy”.
- Các chi tiết miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu:
+ “chiếc cổng sơ sài bằng hai trụ gỗ, trên đóng ngang một tấm bảng để một dòng chữ đen: Nhà đọc sách Phan Bội Châu”
+ “Chiếc cổng dựng ngay giữa một hàng rào cây, và luôn luôn mở rộng”
+ “...sân hẹp…thềm nhà tô xi măng”
+ “Nhà có ba gian rộng rãi, để trống”
- Chi tiết miêu tả tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà:
+ “không do dự… đi rón rén, giữ lễ phép”
+ “Tuấn hồi hộp tưởng sắp sửa được trông thấy cụ Phan”
Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kế tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng đến người đọc.
- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.
- Căn cứ: Thông qua lời thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó” …
Phần | Sự kiện | Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật |
Phần 1 (chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình) | - Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình. - Chàng nài nỉ lão kể chuyện đi biển, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma. - Lão Nhiệm Bình kể một số mẩu chuyện nhỏ rồi bắt đầu kể câu chuyện đi biển gặp bão tố và chiếc “thuyền ma”. | - Chàng trai rất thích các câu chuyện kì ảo nhưng không tin ma quỷ. - Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm - dương không phân biệt, vì sau cùng, đó đều là người dân làng họ, chẳng may qua đời nên giờ tìm chút hơi ấm dương gian. |
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão) | - Chiếc thuyền ông Phó Nhụy mà lão Nhiệm Bình đi chài ra khơi đánh bắt cá. - Đến chiều, bão tố bắt đầu nổi lên kéo dài đến quá nửa đêm. - Một chiếc thuyền xuất hiện trong một không khí rất kì dị, đó là thuyền của ông Xin Kính. - Thuyền phó Nhụy vớt được anh Hoe Chước của bên thuyền Xin Kính, lúc đó thuyền Xin Kính biến mất. Thì ra chiếc thuyền đó đã bị sóng đánh vào núi tan tành, không ai sống sót. | - Những người đi chài đã quen với những bất trắc, gian truân của việc đi biển. Việc đối phó với bão tố đã thành quán tính. - Dù thường xuyên đối mặt với mất mát, hiểm nguy, tuy thế họ vẫn bàng hoàng, lo âu, đau xót. |
Diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích:
* Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn:
- Độc thoại nội tâm: Thúy Kiều bất ngờ, choáng váng, hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.)
- Lời miêu tả của người kể chuyện: Miêu tả tâm lí Thuý Kiều “Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.”
* Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã.
- Hầu rượu: ”Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.”
+ Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.
- Hầu đàn:
+ Người kể chuyện tả tâm trạng: ”Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.”
+ Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: ”Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.”
* Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:
- Hoạn Thư: ”Tiểu thư trông mặt dường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm, độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”
- Thúc Sinh: “Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng” (2 dòng).
- Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyển được vay?” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: “Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh” (2 dòng).