K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2023

Tham khảo:
 

1. Khái quát:

- Tên nước: Cộng hoà Nam Phi.

- Thủ đô: Pơ-rê-tô-ri-a (Pretoria).

- Vị trí địa lý: Cộng hoà Nam Phi ở cực Nam châu Phi, Đông Bắc giáp Mô-dăm-bích (Mozambique), Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Bốt-xoa-na (Botswana), Na-mi-bi-a (Namibia); Tây Nam giáp Đại Tây Dương và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, có bờ biển dài 3000 km.

- Khí hậu: Ôn hoà, 2 mùa mưa, nắng. Nhiệt độ trung bình 20-25 độ C.

- Diện tích: 1.219.912 km2

- Dân số: 49 triệu người (2009) (79% người Phi, 9,6% người da trắng, 8,9% người da màu, 2,5% người gốc châu Á).

- Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo 68%, Cổ truyền và Tin Lành chiếm 28,5%, Hinđu 1,5%, Đạo Hồi 2%.

- Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Afrikaaner là ngôn ngữ chính thức.

- Đơn vị tiền tệ: đồng Rand.

- Ngày tuyên bố độc lập: 31/5/1910 (tách khỏi Vương quốc Anh).

- Quốc khánh: 27/4/1994 (từ năm 1996, Nam Phi quyết định lấy ngày 27/4).

2. Sự hình thành chủng tộc Apacthai

Nguyên nhân:

- Năm 1961, Liên Bang Nam PHi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân Nam Phi. Trên thực tê, người da đen sống ở nước này đã phải sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A phac thai. =>Phong trào đấu tranh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam PHi diễn ra mãnh mẽ.

Diễn biến:

- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).

- Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.

 

- Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.

- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.

Kết quả:

- Chế độ phân biệt chủn tộc đã sụp đổ ở Công Hòa Nam Phi sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.

- Lần đầu tiên, người da đen lên nắm chính quyền.

Ý nghĩa:

- Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã đưa đất nước Nam Phi bước sang 1 thời kì mới, thời kì của độc lập, tự do...

 

12 tháng 1 2023

- sự hình thành chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai;

phân biệt chủng tộc ở nam phi bắt đầu vào thời thuộc địa thời đế quốc hà lan, cho đến năm 1795 khi người anh chiếm mũi hảo vọng A-pác-thai với tư cách nhue một chính sách cấu trúc trính thức sau khi cuộc tổng tuyển cử năm 1984. pháp luật nhân loại người dân phân thành 4 nhóm chủng tộc đen-màu trắng- da màu- ấn độ. 2 chủng tộc cuối cũng được chi thành nhiều tiểu phân loại và các dân cư đã được tách ra. từ năm 1961- 1983 3,5 triệu người châu phi không phải da trắng bị đuổi khỏi nhà của họ, buộc phải vào các khu dân cư tách biệt. đây là một trong những vụ di chuyển dân cư lớn nhất trong lịch sử. đại diện chính trị  của các chủng tộc không phải da trắng đã bị bãi bỏ vào năm 1970, và những năm đó người da đen bị tước quyền công dân. chính phủ tách rời giáo dục, y tế và các dịch vụ công cộng khác, chỉ cung cấp cho người da đen với các dịch vụ kém hơn người da trắng. cải cách phân biệt chủng tộc trong những năm 1980 đã không dập tắt nổi và vào năm 1990 tổng thống Frederik willem de klerk bắt đầu đàm phán để chấm dứt phân biệt chủng tộc. mà đỉnh cao là cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc vào năm 1994 với chiến thắng của đại dan tộc phi do Nelson mandela lãnh đạo. De klerk đã bắt đầu quá trình xóa bỏ phân biệt chủng tộc với việc trả lại tự di cho cố vấn của Mandela và một số tù nhân chính trị khác trong tháng 10 năm 1989. kết thúc thực sự của nạn phân biệt chủng tộc A-pác-thai là kể từ năm 1994 với quộc tổng tuyển cử dân chủ. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

BÃI BỎ CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI (APARTHEID)

1. Khái quát về sự kiện

a. Thời gian

Tháng 12/1993, chính quyền của người da trắng Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ "Chế độ A-pác-thai".

b. Bối cảnh ra đời của sự kiện

- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC), người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.

- Cộng đồng quốc tế, kể cả Liên hợp quốc đã lên án gay gắt chủ nghĩa A-pác-thai, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen.

2. Nội dung chính của sự kiện

- "Chế độ A-pác-thai" được xóa bỏ.

- Lãnh tụ ANC Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.

3. Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của sự kiện

- Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

BÃI BỎ CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI (APARTHEID)

1. Khái quát về sự kiện

a. Thời gian

Tháng 12/1993, chính quyền của người da trắng Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ "Chế độ A-pác-thai".

b. Bối cảnh ra đời của sự kiện

- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC), người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.

- Cộng đồng quốc tế, kể cả Liên hợp quốc đã lên án gay gắt chủ nghĩa A-pác-thai, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen.

2. Nội dung chính của sự kiện

- "Chế độ A-pác-thai" được xóa bỏ.

- Lãnh tụ ANC Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.

3. Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của sự kiện

- Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.

21 tháng 2 2023

Tham khảo:

Từ A-pác-thai trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen. Đảng Quốc gia Nam Phi đã tiến hành chính sách A-pác-thai như một phần trong chiến dịch tranh cử của họ cho cuộc bầu cử năm 1948

22 tháng 9 2023

Bùng nổ dân số : 

- Năm 2020 , số dân châu Phi khoảng 1 340 triệu người , chiếm 17% dân số thế giới.

- Dân châu Phi tăng rất nhanh từ năm 50 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2015 - 2020 tuy tốc độ tăng dân số châu Phi đã giảm những vấn đề có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới với 2,54%.

- Tăng dân số nhanh gây kìm hãm sự phát triển dẫn đến đói nghèo , tài nguyên bị khai thác kiệt quệ , suy thoái ô nhiễm môi trường,.. 

 

Nạn đói : 

- Mỗi năm có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe dọa , trong đó vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng hạn hán , bất ổn chính trị ,.. Hằng năm có rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.

 

Xung đột quân sự : 

- Xung đột quân sự là một vấn đề nghiêm trọng tại châu Phi. Nguyên nhân là do mâu thuẫn giữa các bộ tộc , do cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên. Hậu quả thương vong về người , gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị đồng thời tạo ra cơ hội để nước ngoài can thiệp.

 

Di sản lịch sử châu Phi :

- Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người. Di sản lịch sử có giá trị như phát minh ra chữ viết tượng hình, các phép tính diện tích các hình , công trình kiến trúc : Kim Tử Tháp và Tượng Nhân sư ở Ai Cập.

 

`@`Phamdanhv.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

loading...

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

16 tháng 8 2023

tham khảo

VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở RỪNG A-MA-DÔN

1. Khái quát về rừng A-ma-dôn

- Vị trí:

+ Nằm ở phía bắc của Nam Mỹ.

+ Tiếp giáp: phía bắc giáp sơn nguyên Guy-a-na, phía tây giáp dãy An-đét, phía nam giáp sơn nguyên Bra-xin và phía đông giáp Đại Tây Dương.

- Diện tích: khoảng 6 triệu km².

- Hệ sinh thái:

+ Phong phú và đa dạng nhất thế giới.

+ Thực vật: nhiều loài như nguyệt quế, cọ, keo, cao su, nhiều cây gỗ quý (gụ, tuyết tùng,...),...

+ Động vật (hơn 2 000 loài): nhiều loài động vật hoang dã gồm báo đốm, hươu đỏ,... nhiều loài động vật gặm nhấm và một số loại khỉ,...

2. Các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn

- Khai thác khoáng sản: Trong khu vực rừng A-ma-dôn rất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng, đồng,...

=> Ngành khai thác mỏ phát triển.

- Sản xuất nông nghiệp: Với diện tích rộng, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Xây dựng thủy điện: do có các con sông lớn (sông A-ma-dôn, sông A-ra-goay-a,...) bắt nguồn từ các dãy núi và sơn nguyên cao đổ về phía Đại Tây Dương => thuận lợi để xây dựng các đập thủy điện lớn.

 

Ví dụ: Đập thủy điện Belo Montre dài 6 km với công suất 11 233 MW (đập thủy điện lớn thứ 3 thế giới) sẽ cung cấp điện cho 23 triệu hộ gia đình trong khu vực và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người dân địa phương.

3. Ảnh hưởng của các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên đến rừng A-ma-dôn

- Việc khai thác mỏ bất hợp pháp cũng đã kéo theo nạn phá rừng, làm ô nhiễm sông ngòi, đe dọa cuộc sống của hàng trăm cộng đồng bản địa. Bên cạnh đó, việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất, khai thác khoáng sản cũng đang làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước.

- Rừng đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp do việc chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn cho gia súc.

- Chặt phá rừng khiến hơn 10 000 loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

- Việc xây dựng các đập thủy điện khiến môi trường sinh thái rừng A-ma-dôn bị phá hủy và nhiều người dân địa phương bị mất nhà cửa.

4. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên trong rừng A-ma-dôn

- Thiết lập các cơ sở để lực lượng chức năng có mặt thường trực quản lí hoạt động khai thác khoáng sản, tịch thu hàng hóa bất hợp pháp, kiểm soát các tuyến đường và bảo vệ rừng.

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Giáo dục người dân cách làm nông và chăn nuôi bền vững.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

loading...