K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2018

Câu hỏi của bạn chưa được rõ ràng nhé

Nếu bạn hỏi về sự phát triển thì có trong sách đó

11 tháng 10 2018

So với các nước châu Á khác và theo một số nhà bình luận nghệ thuật, Việt Nam là quốc gia sớm nhất gia nhập vào dòng chảy của mỹ thuật hiện đại cả về hình thức lẫn nội dung. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy khi Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời đầu những năm 1930 với sự hiện diện của các giáo sư người Pháp.

Kỹ thuật và cách sử dụng màu sắc của phong cách phương Tây là những gì thế hệ học sinh đầu tiên được đào tạo ở trường này học được. Các kỹ thuật này đã được các họa sĩ tốt nghiệp sử dụng để miêu tả bản chất thẩm mỹ của Việt Nam, đặc biệt là sự tự do và lòng quảng đại của một tâm hồn châu Á. Sự khởi đầu cơ bản như vậy đã đặt nền móng cho các thế hệ trẻ noi theo và dẫn họ đến thành công.

Trong những năm 1930, 1940 và 1950, thế hệ đầu tiên của Việt Nam tham gia vào thị trường nghệ thuật quốc tế là những họa sĩ hiện đại và được đánh giá cao tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Từ đó, họ có danh tiếng và được vinh danh như những bậc thầy của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Trong số đó có Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Lê Phổ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên.

Các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc Mỹ vô tình phân chia mỹ thuật hiện đại Việt Nam thành nhiều phong cách khác nhau, mỗi phong cách đều có cái hay riêng. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm mỹ thuật của miền Bắc và miền Nam thời kì hai miền bị chia cắt. Một mặt những cuộc chiến khốc liệt, tinh thần chiến đấu của nhân dân đã được phản ánh. Mặt khác, chủ nghĩa hiện thực-phê bình, chủ nghĩa lãng mạn, và chủ nghĩa thoát ly với ước mơ hòa bình tràn ngập trong các sáng tác của các họa sĩ miền Nam.

Quá khứ và hiện tại

Trước năm 1975, mỹ thuật đương đại miền Bắc phát triển theo hướng hiện thực xã hội, với sự thành lập của trường Mỹ thuật Kháng chiến trong những ngày đầu của cuộc cách mạng những năm 1940. Tinh thần chiến đấu, làm việc vẫn được mô tả trong các tác phẩm tranh vẽ của các họa sĩ kháng chiến. Những tác phẩm này trong mắt các nhà sưu tầm nghệ thuật phản ánh những hoài niệm cho thời đại anh hùng của Việt Nam.

Trong thời gian nước ta đấu tranh cho độc lập và tự do, 45 họa sĩ và nhà điêu khắc của Trường Mỹ thuật và Trang trí và trường Cao đẳng Nghệ thuật Sài Gòn tham gia cách mạng. Tham gia vào cuộc chiến tranh cách mạng, hai thế hệ giáo viên và học sinh nuôi dưỡng cùng một lòng nhiệt thành yêu nước và sáng tạo nghệ thuật.

Sau năm 1975, con số 45 giảm xuống còn 36 người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Nhiều người trong số họ hiện là giáo sư tại Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng không từ bỏ nghiệp nghệ thuật của mình. Cổ Tấn Long Châu, Lê Văn Kinh, Nguyễn Sáng, Huỳnh Công Nhãn, Quách Phong, Nguyễn Văn Sơn, Lê Vinh, Hoàng Trầm là một vài ví dụ.

Các tác phẩm của họ trong 30 năm lịch sử đã được các nhà sưu tầm nghệ thuật đánh giá cao. Nhiều phòng trưng bày tư nhân hay liên kết của các nghệ sĩ kháng chiến đã thu hút một số lượng lớn người xem, và rất nhiều bức tranh của họ đã thành công về mặt tài chính.

Giai đoạn những năm 1960 - 1970, các thành viên của Hội Họa sĩ trẻ gồm Nguyễn Trung, Lâm Triết, Nghi Cao Uyên, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, Nguyễn Phước, Đỗ Quang Em, Trịnh Cung… đã mang lại làn gió tươi mát của sự sáng tạo, tạo dựng được danh tiếng ở Việt Nam và thế giới.

Bên cạnh đó, các họa sĩ trẻ của chủ nghĩa siêu thực, trường phái nghệ thuật bán trừu tượng và trừu tượng dưới sự hướng dẫn của Nguyễn Trung và Ca Lê Thắng đã thổi một bầu không khí sáng tạo mới, giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập của mỹ thuật đương đại Việt Nam vào thế giới.

Mỹ thuật Việt Nam tại thị trường quốc tế và nội địa

Khoảng thời gian từ 1988 - 1990 có thể được xem như là cột mốc khi ở Việt Nam và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh, thị trường nghệ thuật đã ra đời. Trước đó, vào đầu những năm 1980, một số người Việt định cư ở nước ngoài như Mỹ, Úc và Canada đã trở lại Việt Nam để thu thập tranh của các họa sĩ nổi tiếng Sài Gòn trước năm 1975, như Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Duy Thanh,… và tác phẩm của các nghệ sĩ danh tiếng như Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái,… Hoạt động của họ dần dần trở thành một chất xúc tác cho sự xuất hiện của thị trường nghệ thuật thú vị từ năm 1990 trở về sau.

Trước năm 1990, một tác phẩm tranh vẽ được bán với giá trên 1.000 USD là điều hiếm thấy. Nhưng kể từ đầu năm 1992, giá của các bức tranh Việt Nam đã tăng lên đáng kể do chất lượng riêng biệt của các tác phẩm. Giá 3.000 USD cho một bức tranh là khá phổ biến. Năm 1993, bức tranh sơn mài trừu tượng của Hồ Hữu Thủ đã được bán ở mức giá 15.000 USD cho một nhà sưu tầm người Nhật Bản. Vào cuối năm 1995, tại phòng trưng bày Lã Vọng ở Hong Kong, bức sơn dầu thực tế “The kettle and the Tea-cup” của Đỗ Quang Em đã được bán với giá 50.000 USD.

Cũng từ năm 1990, khi nhiều nghệ sĩ Việt Nam được các nhà sưu tầm, phòng trưng bày và Hiệp hội Văn hóa Thế giới ngỏ lời muốn trưng bày các tác phẩm của họ tại các triển lãm quốc tế ở Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Australia, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan, kỹ năng nghệ thuật của họ được đánh giá cao bởi cộng đồng nghệ thuật quốc tế. Từ đó về sau thị trường dịch thuật xuất hiện với số lượng những người sưu tầm quốc tế đến Việt Nam mua tranh tại chỗ và mời các nghệ sĩ cá nhân hoặc nhóm nghệ sĩ tham gia triển lãm ở nước ngoài ngày càng tăng.

Những việc này cho phép mỹ thuật Việt Nam nhanh chóng tái gia nhập với mỹ thuật thế giới sau nhiều năm gián đoạn. Tuy nhiên, cơ hội cho đại đa số các họa sĩ tham gia trao đổi với thế giới vẫn còn hạn chế. Đối với một số họa sĩ tài năng, điều kiện tài chính khó khăn là trở ngại lớn vì họ không dễ có được cơ hội tiếp xúc với các nhà sưu tầm nghệ thuật.

Cơ hội là ngang nhau cho cộng đồng nghệ sĩ tham gia giao lưu trong nước và quốc tế, đặc biệt là tham gia giao lưu về nghệ thuật thị giác - một điều kiện tiên quyết cần thiết cho các nghệ sĩ để đưa các tác phẩm sáng tạo của họ đến đỉnh cao. Đây là một mục tiêu cho thế giới nói chung và đối với Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Kể từ cuối năm 1991 đầu năm 1992, tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, các phòng trưng bày nối tiếp nhau được thành lập và thường xuyên có các buổi triển lãm hàng tuần, thể hiện sức sống mới lạ của mỹ thuật đương đại của Việt Nam ở nội địa và cả quốc tế.

So với các nước châu Á khác và theo một số nhà bình luận nghệ thuật, Việt Nam là quốc gia sớm nhất gia nhập vào dòng chảy của mỹ thuật hiện đại cả về hình thức lẫn nội dung. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy khi Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời đầu những năm 1930 với sự hiện diện của các giáo sư người Pháp.

Kỹ thuật và cách sử dụng màu sắc của phong cách phương Tây là những gì thế hệ học sinh đầu tiên được đào tạo ở trường này học được. Các kỹ thuật này đã được các họa sĩ tốt nghiệp sử dụng để miêu tả bản chất thẩm mỹ của Việt Nam, đặc biệt là sự tự do và lòng quảng đại của một tâm hồn châu Á. Sự khởi đầu cơ bản như vậy đã đặt nền móng cho các thế hệ trẻ noi theo và dẫn họ đến thành công.

Trong những năm 1930, 1940 và 1950, thế hệ đầu tiên của Việt Nam tham gia vào thị trường nghệ thuật quốc tế là những họa sĩ hiện đại và được đánh giá cao tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Từ đó, họ có danh tiếng và được vinh danh như những bậc thầy của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Trong số đó có Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Lê Phổ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên.

Các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc Mỹ vô tình phân chia mỹ thuật hiện đại Việt Nam thành nhiều phong cách khác nhau, mỗi phong cách đều có cái hay riêng. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm mỹ thuật của miền Bắc và miền Nam thời kì hai miền bị chia cắt. Một mặt những cuộc chiến khốc liệt, tinh thần chiến đấu của nhân dân đã được phản ánh. Mặt khác, chủ nghĩa hiện thực-phê bình, chủ nghĩa lãng mạn, và chủ nghĩa thoát ly với ước mơ hòa bình tràn ngập trong các sáng tác của các họa sĩ miền Nam.

Quá khứ và hiện tại

Trước năm 1975, mỹ thuật đương đại miền Bắc phát triển theo hướng hiện thực xã hội, với sự thành lập của trường Mỹ thuật Kháng chiến trong những ngày đầu của cuộc cách mạng những năm 1940. Tinh thần chiến đấu, làm việc vẫn được mô tả trong các tác phẩm tranh vẽ của các họa sĩ kháng chiến. Những tác phẩm này trong mắt các nhà sưu tầm nghệ thuật phản ánh những hoài niệm cho thời đại anh hùng của Việt Nam.

Trong thời gian nước ta đấu tranh cho độc lập và tự do, 45 họa sĩ và nhà điêu khắc của Trường Mỹ thuật và Trang trí và trường Cao đẳng Nghệ thuật Sài Gòn tham gia cách mạng. Tham gia vào cuộc chiến tranh cách mạng, hai thế hệ giáo viên và học sinh nuôi dưỡng cùng một lòng nhiệt thành yêu nước và sáng tạo nghệ thuật.

Sau năm 1975, con số 45 giảm xuống còn 36 người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Nhiều người trong số họ hiện là giáo sư tại Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng không từ bỏ nghiệp nghệ thuật của mình. Cổ Tấn Long Châu, Lê Văn Kinh, Nguyễn Sáng, Huỳnh Công Nhãn, Quách Phong, Nguyễn Văn Sơn, Lê Vinh, Hoàng Trầm là một vài ví dụ.

Các tác phẩm của họ trong 30 năm lịch sử đã được các nhà sưu tầm nghệ thuật đánh giá cao. Nhiều phòng trưng bày tư nhân hay liên kết của các nghệ sĩ kháng chiến đã thu hút một số lượng lớn người xem, và rất nhiều bức tranh của họ đã thành công về mặt tài chính.

Giai đoạn những năm 1960 - 1970, các thành viên của Hội Họa sĩ trẻ gồm Nguyễn Trung, Lâm Triết, Nghi Cao Uyên, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, Nguyễn Phước, Đỗ Quang Em, Trịnh Cung… đã mang lại làn gió tươi mát của sự sáng tạo, tạo dựng được danh tiếng ở Việt Nam và thế giới.

Bên cạnh đó, các họa sĩ trẻ của chủ nghĩa siêu thực, trường phái nghệ thuật bán trừu tượng và trừu tượng dưới sự hướng dẫn của Nguyễn Trung và Ca Lê Thắng đã thổi một bầu không khí sáng tạo mới, giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập của mỹ thuật đương đại Việt Nam vào thế giới.

Mỹ thuật Việt Nam tại thị trường quốc tế và nội địa

Khoảng thời gian từ 1988 - 1990 có thể được xem như là cột mốc khi ở Việt Nam và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh, thị trường nghệ thuật đã ra đời. Trước đó, vào đầu những năm 1980, một số người Việt định cư ở nước ngoài như Mỹ, Úc và Canada đã trở lại Việt Nam để thu thập tranh của các họa sĩ nổi tiếng Sài Gòn trước năm 1975, như Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Duy Thanh,… và tác phẩm của các nghệ sĩ danh tiếng như Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái,… Hoạt động của họ dần dần trở thành một chất xúc tác cho sự xuất hiện của thị trường nghệ thuật thú vị từ năm 1990 trở về sau.

Trước năm 1990, một tác phẩm tranh vẽ được bán với giá trên 1.000 USD là điều hiếm thấy. Nhưng kể từ đầu năm 1992, giá của các bức tranh Việt Nam đã tăng lên đáng kể do chất lượng riêng biệt của các tác phẩm. Giá 3.000 USD cho một bức tranh là khá phổ biến. Năm 1993, bức tranh sơn mài trừu tượng của Hồ Hữu Thủ đã được bán ở mức giá 15.000 USD cho một nhà sưu tầm người Nhật Bản. Vào cuối năm 1995, tại phòng trưng bày Lã Vọng ở Hong Kong, bức sơn dầu thực tế “The kettle and the Tea-cup” của Đỗ Quang Em đã được bán với giá 50.000 USD.

Cũng từ năm 1990, khi nhiều nghệ sĩ Việt Nam được các nhà sưu tầm, phòng trưng bày và Hiệp hội Văn hóa Thế giới ngỏ lời muốn trưng bày các tác phẩm của họ tại các triển lãm quốc tế ở Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Australia, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan, kỹ năng nghệ thuật của họ được đánh giá cao bởi cộng đồng nghệ thuật quốc tế. Từ đó về sau thị trường dịch thuật xuất hiện với số lượng những người sưu tầm quốc tế đến Việt Nam mua tranh tại chỗ và mời các nghệ sĩ cá nhân hoặc nhóm nghệ sĩ tham gia triển lãm ở nước ngoài ngày càng tăng.

Những việc này cho phép mỹ thuật Việt Nam nhanh chóng tái gia nhập với mỹ thuật thế giới sau nhiều năm gián đoạn. Tuy nhiên, cơ hội cho đại đa số các họa sĩ tham gia trao đổi với thế giới vẫn còn hạn chế. Đối với một số họa sĩ tài năng, điều kiện tài chính khó khăn là trở ngại lớn vì họ không dễ có được cơ hội tiếp xúc với các nhà sưu tầm nghệ thuật.

Cơ hội là ngang nhau cho cộng đồng nghệ sĩ tham gia giao lưu trong nước và quốc tế, đặc biệt là tham gia giao lưu về nghệ thuật thị giác - một điều kiện tiên quyết cần thiết cho các nghệ sĩ để đưa các tác phẩm sáng tạo của họ đến đỉnh cao. Đây là một mục tiêu cho thế giới nói chung và đối với Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Kể từ cuối năm 1991 đầu năm 1992, tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, các phòng trưng bày nối tiếp nhau được thành lập và thường xuyên có các buổi triển lãm hàng tuần, thể hiện sức sống mới lạ của mỹ thuật đương đại của Việt Nam ở nội địa và cả quốc tế.

7 tháng 3 2021

Chợ Tết ở quê chính là đặc sản của mỗi vùng quê mỗi dịp tết đến xuân về, đây chính là phong tục tập quán trao đổi hàng hóa,mua bán hình thành từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Được về lại thăm chợ quê thanh bình của làng, em thực sự cảm thấy choáng ngợp vui thích khi được hòa mình vào dòng người náo nức, đón 1 cái Tết đoàn viên. Chợ Tết quê em thường bắt đầu từ ngày 22 Tết hàng năm, nhưng có những năm thì tầm đến ngày 24 thì chợ mới bán do hàng hóa bị chậm. Do nhu cầu tiêu dùng lớn nên chợ thường mở từ 5h sáng đến 9h tối mới ngớt khách. Chợ ở quê thì chủ yếu bán những nông phẩm, đồ tiêu dùng mộc mạc, giản dị chứ không như siêu thị trên thành phố vì nhu cầu của người nông thôn cũng khá dung dị. Với những người nông thôn, họ ưa thích những đồ tươi ngon, giá cả hợp lý hơn là đồ đóng gói sẵn. Em đã thức dậy rất sớm với mẹ và đi chợ quê sắm sửa đồ Tết vào ngày 25. Mới sáng sớm nhưng chợ đã đông nghịt dòng người. Những sạp bán rau tươi rói, những sạp bán thịt của nhà đã bày chật kín đường. Chợ quê vô cùng bình dị, những lồng trứng, lồng gà,... được bày bán khắp nơi. Tiếng nói cười náo nhiệt nhưng ấm áp, tràn ngập không khí Tết vô cùng. Em đã cùng mẹ mua hoa thắp hương, mua thực phẩm làm cơm, mua cả 1 cành đào đặt bàn thờ nữa. Hai mẹ con phải đi đến trưa mới xách được đống đồ về được đến nhà. Thực phẩm của chợ thì sạch sẽ và tươi ngon nên đảm bảo lắm. Tóm lại, chợ quê là phong tục đẹp của làng quê Việt Nam, em rất thích đi chợ quê để được sắm sửa đón Tết sang.

Mình viết về hội chợ quê nha

28 tháng 1 2021

Mò mãi ms ra 🤣

Sơn Tùng M-TP thắng giải Nghệ sĩ Việt Nam đột phá của MAMA 20:38 25/11/2017 50 Như dự đoán, nam ca sĩ Sơn Tùng đã giành chiến thắng giải thưởng Nghệ sĩ Việt Nam đột phá nhất của MAMA 2017. Tuy nhiên, anh không trực tiếp nhận giải. Lễ trao giải Mnet Asian Music Awards 2017 (MAMA) chính thức diễn ra tại nhà hát Hòa Bình vào tối 25/11 với sự tham gia của các thần tượng Hàn Quốc như Wanna One, Seventeen,...
Đọc tiếp

Sơn Tùng M-TP thắng giải Nghệ sĩ Việt Nam đột phá của MAMA

  • 20:38 25/11/2017
  • 50

Như dự đoán, nam ca sĩ Sơn Tùng đã giành chiến thắng giải thưởng Nghệ sĩ Việt Nam đột phá nhất của MAMA 2017. Tuy nhiên, anh không trực tiếp nhận giải.

Lễ trao giải Mnet Asian Music Awards 2017 (MAMA) chính thức diễn ra tại nhà hát Hòa Bình vào tối 25/11 với sự tham gia của các thần tượng Hàn Quốc như Wanna One, Seventeen, Samuel Kim cùng nhiều ca sĩ Việt.

Đây là lần đầy tiên, MAMA được tổ chức tại Việt Nam nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia.

Trong sự kiện, ban tổ chức trao giải Nghệ sĩ Việt Nam đột phá nhất. Không nằm ngoài dự đoán của khán giả thông qua thành tích và lượng bình chọn lớn, Sơn Tùng đã là người chiến thắng hạng mục này. Tuy nhiên, vì vướng lịch trình nên anh không có cơ hội trực tiếp nhận giải.

Thay vào đó, anh bày tỏ sự hạnh phúc và gửi lời cảm ơn tới người hâm mộ thông qua một video phát trong sự kiện.

Năm nay, ngoài việc đổi tên giải thưởng, ban tổ chức còn tiến hành bình chọn thay vì tự quyết định hạng mục giành riêng cho ca sĩ Việt. Và từ ngày đầu mở cổng bình chọn, Sơn Tùng luôn là người dẫn đầu. Tính đến thời điểm đóng hệ thống là sáng 25/11, giọng ca Lạc trôi vẫn đứng ở vị trí đầu tiên với 62% phiếu bầu.

Lượng phiếu bầu cùng dữ liệu nhạc số trên bảng xếp hạng Zing Chart của Zing MP3 chính là 2 yếu tố chính để ban tổ chức xem xét người thắng cuộc.

Năm qua, các ca khúc của giọng ca Thái Bình như Lạc trôi, Nơi này có anh đều đạt lượng nghe lớn và được công chúng đón nhận. Do đó, việc anh giành chiến thắng giải thưởng này được đánh giá là xứng đáng.

Ngoài Sơn Tùng, Tóc Tiên cũng được xướng tên trong sự kiện. Cô nhận giải Nghệ sĩ Việt Nam xuất sắc nhất do ban tổ chức MAMA chọn. Giải thưởng của cô cũng không liên quan tới phần bình chọn của khán giả.

Trước Tóc Tiên, hạng mục Nghệ sĩ Việt Nam xuất sắc nhất từng được trao cho các ca sĩ Mỹ Tâm, Noo Phước Thịnh, Đông Nhi và Thu Minh.

6
26 tháng 11 2017

thật ko mk là phan đấy

26 tháng 11 2017

yeubanhhehe

Chắc là bị lỗi !!!!

25 tháng 2 2018

câu hỏi của bạn bị CTV hoặc thầy cô nào xóa thì ms có câu:"k tìm thấy trang web"

NƠI ĐĂNG KÍ TỔ CHỨC CUỘC THI, SỰ KIỆN, MINI GAME BOX MỸ THUẬT – HOC24 Chào các bạn, lại là Ngố đây, lần này Ngố sẽ đem đến mọi người điều bất ngờ gì nào? Chuyện là dạo gần đây mình thấy nhiều bạn phàn nàn về box mĩ thuật, các cuộc thi tổ chức và trao giải không có tổ chức. Vì vậy, hôm nay được sự cho phép của thầy Phynit, mình xin lập ra 1 topic, là nơi để các bạn đăng kí tổ chức cuộc thi...
Đọc tiếp

NƠI ĐĂNG KÍ TỔ CHỨC CUỘC THI, SỰ KIỆN, MINI GAME BOX MỸ THUẬT – HOC24

Chào các bạn, lại là Ngố đây, lần này Ngố sẽ đem đến mọi người điều bất ngờ gì nào?

Chuyện là dạo gần đây mình thấy nhiều bạn phàn nàn về box mĩ thuật, các cuộc thi tổ chức và trao giải không có tổ chức. Vì vậy, hôm nay được sự cho phép của thầy Phynit, mình xin lập ra 1 topic, là nơi để các bạn đăng kí tổ chức cuộc thi nhé.

Các bạn đăng kí tổ chức cuộc thi theo form sau:

Tên mini game, cuộc thi, sự kiện, chương trình:


Ban tổ chức gồm:


Đối tượng tham gia:


Thời gian - lộ trình:


Cách thức tham gia:


Tiêu chí xác định giải thưởng:


Cơ cấu giải thưởng + phần thưởng:


Những thông tin khác:

Tôi – #họ và tên của người điền form , cam kết chịu trách nhiệm về cuộc thi của mình.

(Cho dù BTC nhiều người thì người điền form vẫn là người chịu trách nhiệm lớn nhất nhé)

Điều kiện : Cuộc thi phải có 2 vòng trở lên nhé. Trong trường hợp ban tổ chức gồm nhiều thành viên thì các bạn chỉ đại diện 1 người điền form thôi nha. Cuộc thi nào diễn ra ở box mỹ thuật mà không qua đăng kí thì mình xin hoãn và nếu chống cự sẽ xóa bài luôn nha.

Lưu ý : topic này chỉ có hiệu lực bên box mỹ thuật, âm nhạc. Còn các box khác các bạn ib với thầy nhé.

***Đối với các cuộc thi đang diễn ra ở box mỹ thuật thì mình gia hạn đến hết ngày 28/02/2020 các bạn hoàn thành xong cuộc thi giúp mình với nhé. Qua ngày 29 nếu còn cuộc thi nào bên box mỹ thuật diễn ra thì mình sẽ dùng biện pháp “cưỡng chế” nhé. Nói trước, khỏi nói sau mất lòng lắm nha.

P.s : Mọi người cùng chung tay xây dựng cộng đồng văn minh nhé.

Mọi ý kiến góp ý xin gửi về : Câu hỏi của Nguyễn Nhật Minh - Mỹ thuật lớp 9 | Học trực tuyến

27
26 tháng 2 2020

dung la bat ngo qua nhung sap thi vao 10 roi hoc di Ngo :(((

26 tháng 2 2020

Tên chương trình: Inktober Art Challenges

Ban tổ chức gồm: Mai Hà Trang

Đối tượng tham gia: Everyone

Thời gian - lộ trình: Bắt đầu từ 27/2, 5 ngày đăng 1 lần (hết 4 mục thì dừng)

Cách thức tham gia: Tôi ra đề, các bạn vẽ. Đăng tranh + kí tên

Tiêu chí xác định giải thưởng: Đẹp, thú zị

Cơ cấu giải thưởng + phần thưởng: Tùy người xem thích thì tick không thích thì tick, tôi không trao giải.

nếu thích thì chắc trao mà lười thì chắc không

Những thông tin khác: không

Tôi cam kết chịu trách nhiệm về chương trình của mình.

13 tháng 9 2019

đình làng có chức năng như một ngôi chùa lớn

+ Thờ thành hoàng

+ Tổ chức cuộc họp

+ Tổ chức lễ hội văn hóa hằng năm

10 tháng 10 2017

soobin và chi dân

10 tháng 10 2017

Isaac,Sơn Tùng and Soobin