Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Điểm đặc biệt nhất của chùa Thái Lạc là 20 bức phù điêu chạm trổ (bức cổn); qua thời gian, nay chỉ còn 16 bức là còn tương đối nguyên vẹn. Những bức chạm trổ này được gắn giữa các xà dọc thượng và xà dọc hạ, có tác dụng che kín các lớp kiến trúc và để trang trí.
Chùa thuộc thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Pháp Vân (thần Mây) nên có tên gọi là Pháp Vân tự, hay chùa Pháp Vân.
Xây dựng từ thời Trần (1225-1400), chùa được tu sửa vào các năm 1609, 1612, 1630- 1636, 1691-1703. Kiến trúc hiện nay kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường năm gian, ba gian thượng điện, hai dãy hành lang mỗi bên chín gian, nhà tổ bẩy gian.
Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện, kiến trúc thời Trần, còn khá nguyên vẹn. Loại hình này ở nước ta rất hiếm, ngoài chùa Thái Lạc chỉ còn thấy ở chùa Dâu, chùa Bối Khê. Bộ vì kiến trúc kiểu giá chiêng, dựa trên kết cấu bốn hàng chân cột. Trên bộ vì được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí. Trên các cốn, các đố của bộ vì và trên các cột, đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn. Nếu nguyên vẹn, có khoảng 20 bức chạm nổi các đề tài khác nhau, hiện nay có 16 bức. Trên ván bưng chạm tiên nữ đầu người mình chim. Trên thân cột trụ chạm hình các ông phỗng giơ tay đỡ bệ sen phía trên. Trên ván nong trang trí đề tài các tiên nữ. Nơi tiên nữ đang cưỡi phượng, người thổi tiêu, người kéo nhị. Nơi khác, tiên nữ đang thổi sáo, đánh đàn. Có cảnh tiên nữ đầu người mình chim đang giơ tay dâng hoa. Độc đáo hơn còn có cảnh chạm dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc.
Chùa Thái Lạc còn giữ được tượng Pháp Vân, ba bệ thờ và ba tấm bia đá ghi quá trình trùng tu tôn tạo chùa. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16-17.
Năm 1964, chùa Thái Lạc được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng.
"Hình người quỳ đỡ tòa sen, tác phẩm chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc - Hưng Yên. Ở chùa có nhiều mảng chạm khắc gỗ với các nội dung chủ yếu là cảnh dâng hoa tấu nhạc với các nhân vật: vũ nữ, nhạc công, con chim thần( nửa trên là người, nửa dưới là thân chim). Các hình được sắp xếp bố cục cân đối nhưng không đơn điệu, buồn tẻ. Các nét chạm, đục nông sâu khác nhau tạo nên không gian vừa thực vừa ảo làm cho bức chạm khắc càng lung linh, sống động."
Nguồn:thư viện violet :))
Chúc bạn học tốt!
mình tra rồi mà có cái nào là chủ đề giáng sinh đâu. Nếu có là mình đã ko tốn thời gian tra hết trang này đến trang khác từ 8h tới h r
Haha