Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo: Ẩn dụ :Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Hoán dụ: Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
So sánh:So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Nhân hoá:Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được gọi hoặc dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,.. trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
Tham khảo:
-Nhân hóa (Anthropomorphism) hay còn gọi là phép nhân hóa hoặc nhân cách hóa là cách miêu tả, diễn tả con vật hoặc sự vật có cảm xúc, tính cách và hành động, tâm lý như con người bằng các thủ pháp nghệ thuật như văn, thơ.
-So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đây là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi.
-“Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.” ... Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
-
Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
+ Lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng;
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
+So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
+ Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.
_VD:
+So sánh : VD: Trẻ em như búp trên cành
+Ẩn dụ : VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Chúc bn học tốt =))
khác ;
- so sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( Vd như dấu gạch ngang , dấu hai chấm ....) . So sánh có thể ngang bằng hoặc ko ngang bằng .
VD : nhìn từ xa , cây bàng như 1 chiếc ô khổng lồ
- ẩn dụ ko cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra . Do vậy , ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm . Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng , tương đương .
Vd ; ngày ngày mặt tròi đi qua trên lăng
thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
~ học tốt ~
`
so sánh là đối chiếu sự vật này vs sự vật kia, ẩn dụ là gọi tên sự vật này vs sự vật kia
ẩn dụ là tương đồng , hoán dụ là tương cận( quan hệ gần gũi)
trường mình hình như là tả người hc tả cảnh còn trường bn thì mình ko bt
So sánh : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
Nhân hóa : Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
Ẩn dụ : Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Hoán dụ : Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).
1
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diển đạt.
Có 4 kiểu Ẩn dụ:
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
2
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm:
+ Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
+ vế B nêu tên sự vật sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được nói đến ở vế A.
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh.
-Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
--Điểm giống: Có nét tương đồng
--Điểm khác: +So sánh có hai vế là vế A và vế B
+Ẩn dụ có vế A ẩn trong
Sự khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ là :
khái niệm so sánh : là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng
khái niệm ẩn dụ : là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
phân loại so sánh : có 2 kiểu so sánh :
+ so sánh ngang bằng
+ so sánh không ngang bằng
phân loại ẩn dụ : có 4 kiểu ẩn dụ
+ ẩn dụ hình thức
+ ẩn dụ cách thức
+ ẩn dụ phẩm chất
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
tác dụng của so sánh : làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
tác dụng của ẩn dụ : cũng là làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
vì vậy mà ẩn dụ và so sánh là có tác dụng giống nhau
vi dụ so sánh :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
( ca dao )
ví dụ ẩn dụ :
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
( Minh Huệ )
Chúc bạn học tốt
-Khác nhau:
+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
+ Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.