K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2019

+Hướng đi của các nhà yêu nước trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản phương Đông lấy Pháp,Nhật để cứu nước .

+Người đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ :"Tự do -Bình đẳng -Bác ái"tìm ra con đường để tự cứu lấy nước mình.

30 tháng 4 2019

3, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:

-Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp ,nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

-Trên cả nước,nhiều cuộc kháng chiến và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

-Đau xót trước cảnh nước mất,nhà tan ,đồng thời nhìn thấy các mặt hạn chế của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX,đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

=>Giữa năm 1911,tại cảng nhà Rồng,Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

30 tháng 4 2019

1/

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

* Phan Bội Châu:

- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

* Phan Châu Trinh:

- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.

* Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

3/Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

2 tháng 5 2016

1)Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất
đã mất.

2)Hiệp ước năm 1884 có nội dung cỏ bản giống hiệp ước Hác –măng 1883,     chỉ sửa đổi về danh giới khu vực Trung Kì như trả lại các tỉnh Bình Thuận và Thanh- Nghệ- Tĩnh cho Trung Kì.

- Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến nhà Nguyễn

3)-Vì bác muốn xem cái van minh của pháp là gì để mang về cho đất nước và để giải phóng dân tộc

-Khác:Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
+Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
+Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
+Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
+Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản

8 tháng 5 2016

Câu 1:
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
+ Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
+ Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
+ Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
- Sự khác biệt giữ hướng đi của người với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó:
+ Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản phương Đông ;lấy Pháp,Nhật để cứu nước
+ Người đi sang phương Tây để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" ,tìm ra con đường để tự cứu lấy nước mình..

22 tháng 4 2018

oaoaminh NGHI LA Phan CHU Nho TRANG148

7 tháng 5 2016

- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
 + Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
 + Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
 + Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"

- Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có nhiều điểm mới : 
 + Tất cả các nhà yêu nước trước đó đều thất bại, người rất trân trọng các vị tiền bối đi trước nhưng k tán thành 
 + Người k sang phương đông tìm đường cứu nước mà người sang phương tây vì muốn tìm hiểu thực chất "Tự do, bình đẳng, bác ái" của cách mạng pháp để xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc mình 
 + Từ thực tế khảo sát, nhạy bén về chính trị, đúc rút kinh nghiệm, người quyết tâm tìm ra con đường mới sang phương tây, sang pháp đầu tiên 

8 tháng 5 2016

– Các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, và đạt được kết quả ở những mức độ khác nhau.

– Mục tiêu của các cuộc đấu tranh ở thời kỳ này đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưng trên các lập trường giai cấp khác nhau. Các phong trào hướng tới hoặc khôi phục chế độ phong kiến hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, hoặc cao hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.

– Phương thức và biện pháp tiến hành khác nhau: bạo động hoặc cải cách; quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách, hoặc dựa vào ngoại viện đánh Pháp… nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại.

– Một số tổ chức theo lập trường quốc gia tư sản ra đời đã thể hiện vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ. Nhưng các phong trào và tổ chức trên, do những hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp được hai lực lượng xã hội cơ bản là công nhân và nông dân, nên cuối cùng đã không thành công. Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo lập trường quốc gia tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã phản ánh địa vị kinh tế và chính trị yếu kém của giai cấp này trong tiến trình cách mạng dân tộc, phản ánh sự bất lực của họ trước những nhiệm vụ do lịch sử dân tộc Việt Nam đặt ra.

=> Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, một giai cấp đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.

8 tháng 5 2016

ths nha

 

13 tháng 12 2016

câu 1:giống:đều đấu đấu tranh chống pháp,khôi phục độc lập

khác:cuối thế kỉ 19 đấu tranh chịu ảnh hưởng của hhệ phong kiến

đầu thế kỉ 20 đấu tranh theo khuynh hướng bạo đoọng vũ trang và cải cách

14 tháng 5 2016

3: Vì Ng Tất Thành sinh ra và lớn lên trong 1 gđ trí thức yêu nc ở  xã. . .Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nc nhà bị mất và tay thực dân pháp nhiều cuộc KN bùng nổ nhưng k đi đến thắng lợi. Đau sót trước cảnh nc mất nhà tan, sự thất bại của PT yêu nc đầu TK XX, sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân pháp đã thôi thúc người ra đi tìm đường cứu nc mới cho dân tộc.

4: Hướng đi của người khác hẳn so vs các nhà yêu nc trước đây. Người quyết định sang phương tây- nơi có tư tưởng tự do bình đẳng, có nền KT-kĩ thuật phát triển. Người đến pháp để tìm hiểu xem pháp và các nc khác làm tek nào để về giúp đồng bào mình.

16 tháng 5 2016

Mặc dù đã thi xong rồi nhưng cũng cảm ơn nha

1 tháng 5 2019

Sorry mik lớp 7 nên mới chépGiữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận anh
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của-Nguyễn Tất Thành ci.m có những biến chuyển.
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam

: