Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Thể thơ: Lục bát
2. Nói về quê hương của nhân vật
3. BPTT: So sánh
4. Tiếng ve, tiếng ru
• Thể thơ: Đoạn thơ trên thuộc thể thơ lục bát.
• Chủ đề của đoạn thơ: Đoạn thơ trên nói về chủ đề quê hương.
• Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ: Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ là nhân hóa. Tác giả đã dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của quê hương, như "lời ru", "đứng lên", "mang nặng nghĩa tình"... Nhờ biện pháp tu từ này, tác giả đã làm cho quê hương trở nên gần gũi, thân thiết, biểu hiện được tình yêu, sự nhớ nhung và tự hào của tác giả đối với quê hương.
• Những âm thanh được nhắc tới trong đoạn thơ: Những âm thanh được nhắc tới trong đoạn thơ là "tiếng ve", "lời ru của mẹ", "tiếng sáo diều", "tiếng gà". Những âm thanh này đều gợi lên những hình ảnh quen thuộc, đơn sơ và ấm áp của quê hương, của tuổi thơ, của mẹ, của bình minh, của cánh đồng... Những âm thanh này cũng tạo nên một bầu không khí yên bình, thơ mộng và nhẹ nhàng cho đoạn thơ.
Trong đoạn thơ trên, có hai từ phức là "quê hương" và "tuổi thơ". Cả hai từ này đều là từ ghép, được tạo thành từ việc kết hợp hai từ đơn lại với nhau.
Hai từ phức trong đoạn thơ trên là "quê hương" và "tuổi thơ". Cả hai đều là từ ghép
Má cop ở đây nài:)))))
Bài tập 3. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi. "Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương l
"Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ (…) Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón là liêu xiêu đi về." (Quê hương, Nguyễn Đình Huân) Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt của đoạn thơ? Câu 2. Nêu (ngắn gọn) nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3. Trong đoạn thơ trên, quê hương hiện lên qua những hình ảnh, âm thanh quen thuộc nào? Câu 4: Cho biết cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ trên? Ý nghĩa của cách lặp lại cụm từ đó? PHẦN II. Viết Câu 1. Từ đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 đến 5 câu) nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2. Ai trong chúng ta cũng đều trải qua những trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời, đó có thể là trải nghiệm vui, buồn, hạnh phúc hay đau khổ. Em hãy viết bài văn kể lại một trong những trải nghiệm đó của bản thân./.
chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương? Tình yêu quê hương là gì? Là tình yêu gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động. Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quên. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó. Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm. Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về. Mỗi người đều có một quê hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
Khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã thể hiện được động lực chiến đấu của người lính. Thật vậy, khổ thơ như những lời bộc bạch trực tiếp của người lính đối với bà của mình về những động lực mà anh đang giữ gìn. Bằng biện pháp tu từ điệp ngữ “Vì” và biện pháp liệt kê, người lính đã kể ra được những mục đích và động lực ra trận của mình. Đó là tình yêu của anh với tổ quốc, tình yêu của với xóm làng, tình yêu và biết ơn bà, vì tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Người lính ra trận ngày hôm nay không những vì lòng yêu tổ quốc tha thiết của mình, mà còn là vì tình yêu đối với xóm làng. Nhưng quan trọng nhất, anh ra đi để thể hiện tình yêu thương và biết ơn bà của mình, để giữ gìn những kỷ niệm thời thơ ấu bên bà, bên tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Hình ảnh “ổ trứng hồng tuổi thơ” là hình ảnh giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng, xúc động vì những kỷ niệm đó là những kỷ niệm thơ ấu bình yên của anh bên người bà kính yêu của mình. Giờ đây, những tình yêu đối với tổ quốc-xóm làng và những kỷ niệm ấu thơ bên bà, bên ổ trứng hồng chính là hành trang ra trận, là thứ mà anh quyết bảo vệ khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Tóm lại, khổ thơ cuối là những động lực chiến đấu của người lính và tình yêu mà anh dành cho bà, cho tổ quốc, cho xóm làng và cho những kỷ niệm tuổi thơ