Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
+ Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.
+ Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.
b, Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.
+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.
+ Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.
c, Phương pháp nêu ra ví dụ
- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.
+ Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.
d, Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.
e, Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.
f, Phương pháp phân loại, phân tích
- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.
a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.
b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :
Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:
- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.
- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.
- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.
- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.
c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :
- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.
- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.
Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.
d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.
Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.
Ví dụ :
"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".
Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc
- Kiến thức:
+ Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc
+ Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông
+ Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.
- Phương pháp thuyết minh
+ Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.
+ Phương pháp nêu ví dụ: "ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt"
+ Phương pháp dùng số liệu: "Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng"
Câu 1 : Vai trò : giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Câu 2 : Văn thuyêt minh chủ yếu là giới thiệu. Không chủ yếu kể như văn tự sự, không bộc lộ cảm xúc như văn biểu cảm, không miêu tả sự vật như văn miêu tả, không dùng lí lẽ, dẫn chứng,đánh giá hay nhận xét như văn nghị luận.
Câu 3 : Muốn làm tốt bài văn thuyết minh thì cần tìm hiểu về đối tượng, sự vật cần thuyết minh. Bài văn thuyết minh làm nổi bật về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Câu 4 : Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng : nêu định nghĩa,giải thích,liệt kê,nêu ví dụ,dùng số liệu,so sánh,phân tích,phân loại,...
Câu 5 : Dàn ý
`-` Mở bài : giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh
`- ` Thân bài :
`+` Thời gian, hoàn cảnh ra đời của đối tương (đối với các sự vật)
`+` Nó như thế nào (nêu đặc điểm)
`+` Cấu tạo
`+` Tác dụng
`-` Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình và rút ra bài học.
Tham khảo1
- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe có liên quan mật thiết với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học.
Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu và viết trong mỗi bài học.
* Ví dụ ở bài 5 nội dung phần rèn luyện kỹ năng nghe và nói là "Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống" thì các văn bản đọc hiểu là nghị luận về một vấn đề xã hội, bài viết cũng là nghị luận về một vấn đề của đời sống.
1. Điều gì cần thiết nhất để làm một bài văn thuyết minh có hiệu quả?
- Nêu định nghĩa: bằng cách chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh từ đó vạch ra phương pháp lôgic cuả thuộc tính sự vật bằng lời văn gắn gọn, rõ ràng, chính xác.
- Liệt kê: lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nhất định.
- So sánh: đối chiếu từ 2 đối tượng trở lên để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh.
- Dùng số liệu: dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng, đây là phương pháp giúp bài văn thuyết minh có tính khoa học cao.
- Nêu ví dụ cụ thể để thuyết minh sự vật: bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Phương pháp này giúp thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn từ đó gây được ấn tượng sâu cho người đọc.
- Phân loại, phân tích: chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh. Sử dụng đối với những loại sự vật đa dạng, có nhiều bộ phận cấu tạo…
- Ngoài ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn thuyết minh chính là để cho sự vật tự thuật về mình.
2. Làm thế nào để có tri thức, học tập, tích lũy khi làm bài văn thuyết minh?
- Bắt buộc ta phải quan sát và tìm hiểu để tích lũy kiến thức phục vụ cho bài văn thuyết minh
1.
Để làm bài văn thuyết minh có hiệu quả chúng ta cần:
-Xác định đối tượng cần thuyết minh,sau đó tìm nội dung về đối tượng ấy
-Lập dàn bài:dàn bài phải có bố cục 3 phần(mở bài,thân bài,kết bài)
2.
Để có tri thức,học tập,tích lũy khi làm thuyết minh ta phải trau dồi kiến thức như là đọc sách báo,tìm hiểu các thông tin từ mọi vật xung quanh hay là ta có thể quan sát trực tiếp để nắm rõ các đặc điểm,công dụng của đối tượng cần thuyết minh đó.
a, Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp
b, Dàn ý
+ Phần mở bài ( từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống
+ Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe
+ Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp
c, Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:
+ Gồm hệ thống chuyển động
+ Hệ thống chuyên chở
+ Hệ thống điều khiển
- Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.
d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.
a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
b, Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.
+ Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.
+ Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.
c, Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.