K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2023

Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở con người chia thành 3 giai đoạn: 

- Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng & bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa.

- Giai đoạn 2: Thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản & được hấp thụ vào máu.
- Giai đoạn 3: Các chất cặn bả còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.

26 tháng 2 2023

loading...

Thức ăn đi vào từ miệng, rồi sau đó nghiền nhỏ và chuyển xuống thực quản. Sau đó đưa thức ăn xuống dạ dày

Ở dạ dày thì thức ăn sẽ được nhào trộn và tiêu hóa một phần

Thức ăn sau đó tiếp tục được hấp thụ ở ruột non và tiêu hóa chất dinh dưỡng.

Khi đi tới ruột già, hỗn hợp chất lỏng sẽ tiếp tục được tái hấp thu và chuyển thành chất thải rắn

Thông qua trực tràng và hậu môn, chất thải rắn được thải ra ngoài

26 tháng 2 2023

Khoang miệng  trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn

Thu nhận: Miệng thu nhận thức ăn xong rồi nghiền nhỏ và chuyển thức ăn xuống thực quản. Rồi từ đó thực quản chuyển xuống dạ dày.

Tiêu hóa; thức ăn được tiêu hóa một phần ở dạ dày. Rồi sau đó dạ dày nhào trộn thức ăn thành hỗn hợp lỏngvà tiêu hóa một phần. Phần còn lạithì sau đó chuyển xuống ruột non. Và tại đây, thức ăn tiếp tục được tiêu hóa và các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

Thải: được thực hiện bởi ruột già. Ruột già hấp thụ nước từ chất thải lỏng và chuyển thành chất thải rắn. Sau đó thì chất thải rắn được chuyển xuống trực tràng và sau đó thải ra bên ngoài

24 tháng 2 2023

a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:

- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.

- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.

 

- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.

- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.

b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:

- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.

- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.

Khi con người uống nước vào thì nước nó sẽ đi vào cơ thể. Và tại đây, cơ thể sẽ sử dụng nước trong trao đổi chất và các hoạt động sống. Rồi sau đó phần nước thì cơ thể sẽ thải ra bên ngoài bằng nhiều con đường khác nhau

22 tháng 2 2023

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người thông qua vòng nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

- Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi tới các cơ quan của cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

- Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí. Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.

-Khi ta hít vào, oxy cùng các khí khác có trong không khí sẽ được đưa vào phổi đến tận phế nang.

-Rồi sau đó, tại phế nang xảy ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu

Từ đó, khí oxy sẽ được đi vào máu và vận chuyển lên các tế bào, còn khí CO2 từ máu vào phế nang sẽ được chuyển thẳng ra ngoài theo phương pháp thở ra

22 tháng 2 2023
26 tháng 2 2023

- khoang mũi , khí quản , phế quản,các phế nang

- Đường đi của khí oxygen: khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

- Carbon dioxide : từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài qua hoạt động thở ra.