K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2018

Thầy giáo Ha-men rất trân trọng buổi dạy học cuối cùngcủa thầy.

- Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặcbiệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sengấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữquát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọingười có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháplà vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người táinhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: “NƯỚCPHÁP MUÔN NĂM”.

Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ Thầy Hamen là người thầy giáo tận tâm với nghề, người yêu nước sâu sắc, và là người yêu tiếng mẹ đẻ vô cùng.

23 tháng 2 2018

a. Hình ảnh thầy giáo Ha-men hiện lên rất cảm động trong buổi học cuối cùng. Nhân vật đã được tác giả miêu tả qua:

- Lễ phục trang trọng: thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ quần áo thầy chỉ mặc trong các dịp lễ.

- Thái độ đối với học sinh: Thầy vẫn nghiêm trang nhưng ân cần, dịu dàng. Thầy chuẩn bị bài giảng rất kĩ.

- Những lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc học tiếng Pháp của thầy Ha-men thật sâu sắc, thấm thía. Thầy ca ngợi tiếng nói dân tộc, thầy lấy làm tiếc v) học sinh chưa chăm học. Thầy khuyên học sinh hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc vì đó cũng là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

b. Lúc buổi học kết thúc cũng là giờ phút chấm dứt việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở

cả vùng, ở vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới

cực điểm và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động khác thường: người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu, dồn tất cả sức mạnh viết lên bảng câu Nước Pháp muôn năm, rồi như đã kiệt sức, đầu tựa vào tường giơ tay ra hiệu cho học sinh. Nhưng chính vào giây phút ấy, cậu học trò Phrăng đã thấy thầy giáo của mình chưa bao giờ lớn lao đến thế.

-Nhân vật thầy Ha-men đặt ra cho chúng ta một bài học sâu sắc: Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập Đềnắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ; bởi tiếng nói không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng Đềđấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do. )

12 tháng 2 2017

Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:

- Trang phục; Chiếc mũ lụa đen thêu,áo…xanh lục - trang phục này chỉ dùng cho phát thưởng hoặc tiếp thanh tra - ăn bận quang trọng-> ý nghĩa hệ trọng của buổi học cuối cùng.

- Thái độ đối với học sinh; Lời lẽ dịu dàng,nhắc nhở,không quát mắng,nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết sự hiểu biết của mình cho HS trong buổi học cuối cùng này.

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp; Điều tha thiết của thầy Hamen: Hãy yêu quý và trao dồi cho mình tiếng nói,ngôn ngữ của dân tộc—biểu hiện lòng yêu nước,vì ngôn ngữ không chỉ là tái sản quí báu của dân tộc mà còn là “chìa khóa” để mở cửa ngục tù khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ.

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: Giờ học kết thúc—nỗi đau đớn ,xúc đọng trong lóng thầy Hamen lên tới cực điểm:người tái nhợt,nghẹn ngào không nói hết câu,dồn sức mạng viết lên bảng câu:Nước Pháp muôn năm— rồi kiệt sức—đưa đầu vào tường—tay giơ ra báo hiệu cho HS.

Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ : Thầy là người có tầm lòng yêu nước sâu nặng và lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc mình.

11 tháng 3 2021

nhận xét về 4 ý kia nx

Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với buổi học thường ngày). Hãy nói cho các bạn nghe về điều đó theo gợi ý sau: a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào ? b) Hôm đó thầy mặc có gì khác với mọi ngày lên lớp bình thường ? c) Giọng nói của thầy ra sao ? Cử...
Đọc tiếp

Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với buổi học thường ngày).

Hãy nói cho các bạn nghe về điều đó theo gợi ý sau:

a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào ?

b) Hôm đó thầy mặc có gì khác với mọi ngày lên lớp bình thường ?

c) Giọng nói của thầy ra sao ? Cử chỉ và thái độ của thầy như thế nào khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài ?

d) Nét mặt, lời nói và hành động của thầy vào cuối buổi học như thế nào ?

Chú ý : Cần xem lại văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê nội dung trả lời của các câu hỏi trên, sau đó phát biểu theo các nội dung đã chuẩn bị. Chỉ ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạch đầu dòng), tránh viết thành văn để đọc theo.

1
27 tháng 2 2017

a)

Thầy Ha - men troq buổi hok cuối cùng là ng` thầy dịu dàng

b)

Hôm đó , thầy Ha- men mặc bộ đồ rơ - đanh - gốt màu xanh lục , diềm lá sen đội chiếc mũ = lụa đen thêu

c)

Giọng ns của thầy rất nhẹ nhàng , trầm bổng .

Thầy k hề quát mắng mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhành khi Prăng tới muộn cx như k thuộc bài

d)

Nét mặt , lời ns , hđ của thầy đều rất dịu dàng , thái độ của thầy rất kiên nhẫn khi giảng bài ngay cả vc chuẩn bj những tờ mẫu ms tinh cx ns nên lòng y nc , y nghề , y hs của thầy Ha - men

27 tháng 2 2017

Cảm ơn CTV nhiều nhé!!!

eoeo

Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ta trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”? Câu 2: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng? Câu 3: Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi...
Đọc tiếp

Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ta trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?

Câu 2: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Câu 3: Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:

- Trang phục

- Thái độ đối với học sinh

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc

Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Câu 4: Trong truyện, thầy Ha-men có nói: "...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...". Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

0
24 tháng 4 2020

Thank

5 tháng 6 2020

- Em hiểu thế nào về câu nói của thầy Ha-men: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù."

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

5 tháng 6 2020

- Phân tích diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng. Qua đó em hiểu gì về nhân vật?

Diễn biến khác thường trong buổi học cuối cùng và hình ảnh cũng khác thường của thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.

- Chú ngạc nhiên trước cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã; trước không khí yên lặng nặng nề ở lớp học; trước bộ lễ phục trang trọng của thầy Ha-men và sự có mặt của các cụ già trong buổi hoc hôm nay.

- Phrăng choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

- Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười học, ham chơi của mình bấy lâu nay.

- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Phrăng càng ân hận khi thầy gọi đọc bài mà chú không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp.

- Chú kinh ngạc nhận ra rằng hôm nay mình chăm chú nghe giảng và hiểu bài rất nhanh. Buổi học đã khơi dậy trong tâm hổn Phrăng tinh yêu đối với tiếng mẹ đẻ nên khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.

- Chú khâm phục và tự hào về thầy giáo của mình. Thầy giáo già đã khơi dậy tình cảm thiêng liêng đối với tiếng nói dân tộc, điều đó đồng nghĩa với lòng yêu nước trong hoàn cảnh quê hương bị quân xâm lược thôn tính và có âm mưu đổng hoá.

Hình ảnh thầy giáo Ha-men trong uổi học cuối cùng để lại cho em ấn tượng như thế nào?

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm “Buổi học cuối cùng” và vị trí của nhân vật thầy giáo Ha- men.

2. Thân bài

– Thầy giáo Ha- men là người rất mực trân trọng buổi học cuối cùng:

+ Để tôn vinh buổi học này, thầy đã ăn mặc thật trang trọng -> chuẩn bị cho cuộc tiễn đưa một điều lớn lao- ngôn ngữ mẹ đẻ đầy thiêng liêng.

+ Khác với thái độ nghiêm khắc hằng ngày, thầy đã ân cần nhẹ nhàng và không hề trách mắng khi cậu học trò Phrăng đi học muộn giống như thông thường.

+ Thầy đã nói chuyện với những học trò thân yêu với lời nhắn nhủ đầy tâm tình mà trong đó chứa đựng cả sự ân hận của bản thân.

– Mỗi một hành động và lời nói của thầy Ha-men đã làm nổi bật lên vai trò, ý nghĩa cùng giá trị thiêng liêng của tiếng mẹ đẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền dân tộc:

+ Thầy Ha – men đã truyền đạt một cách say mê về tiếng Pháp -> Tình yêu đối với ngôn ngữ mẹ đẻ là một trong những biểu hiện kết tinh cao độ của lòng yêu nước.

Xem thêm: Cảm nghĩ của em về truyện Bánh chưng bánh giày

+ Người thầy còn nêu bật giá trị của tiếng nói dân tộc đối với chủ quyền dân tộc.

3. Kết bài

Khái quát lại cảm nghĩ về nhân vật thầy giáo Ha- men.

II. Bài tham khảo

Tình yêu đối với quê hương đất nước là đề tài vô cùng quen thuộc trên mảnh đất văn học màu mỡ, phong phú và đa dạng. Mỗi một nhà văn lại có những cách riêng để phản ánh và thể hiện tình cảm thiêng liêng đó. Nằm trong mạch chảy đó, tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đã để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về tình yêu dân tộc qua diễn biến tâm trạng của các nhân vật, đặc biệt là qua những hành động và lời nói của nhân vật thầy giáo Ha- men.

Tuy được quan sát và miêu tả qua điểm nhìn của cậu học trò Phrăng nhưng bức chân dung của thầy giáo Ha- men đã được phác họa một cách chân thực và rõ rét. Hơn bất kì ai đang sinh sống trên mảnh đất An- dát, thầy giáo Ha- men là người rất mực trân trọng buổi học cuối cùng. Để tôn vinh buổi học này, thầy đã ăn mặc thật trang trọng: “mặc chiếc áo rơ- đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng”. Hình như thầy chuẩn bị cho cuộc tiễn đưa một điều lớn lao- đó không chỉ là buổi học cuối đối với những học trò thân yêu, đối với bục giảng thân quen mà còn là cuộc chia li đối với ngôn ngữ mẹ đẻ đầy thiêng liêng.

Thái độ của thầy đối với những học trò nhỏ cũng khác biệt hơn. Khác với thái độ nghiêm khắc hằng ngày, thầy đã ân cần nhẹ nhàng và không hề trách mắng khi cậu học trò Phrăng đi học muộn giống như thông thường. Trong buổi học này, thầy đã nói chuyện với những học trò thân yêu với lời nhắn nhủ đầy tâm tình mà trong đó chứa đựng cả sự ân hận của bản thân: “Cả thầy cũng không có gì đáng để trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng gì cho các con nghỉ học đâu?…”. Dòng tâm trạng như độc thoại nội tâm này không chỉ xuất phát từ tấm lòng của một người thầy tâm huyết với con chữ mà còn bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của một công dân Pháp trước nỗi đau đất nước bị xâm lược.

Mỗi một hành động và lời nói của thầy Ha-men đã làm nổi bật lên vai trò, ý nghĩa cùng giá trị thiêng liêng của tiếng mẹ đẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền dân tộc cũng như mối quan hệ giữ tình yêu tiếng nói dân tộc và lòng yêu nước. Thầy Ha – men đã truyền đạt một cách say mê về tiếng Pháp: “đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất”. Tình yêu đối với ngôn ngữ mẹ đẻ là một trong những biểu hiện kết tinh cao độ của lòng yêu nước. Và thiêng liêng hơn, người thầy còn nêu bật giá trị của tiếng nói dân tộc: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Câu nói tưởng chừng như giản đơn nhưng lại chứa đựng một triết lí sâu sắc về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc trong hoàn cảnh bị xâm lăng. Và rồi, trong giờ phút tưởng chừng như yếu đuối nhất- khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên cũng là lúc tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ, dù cho người tái nhợt và không đủ bình tĩnh để nói hết câu nhưng thầy vẫn cố gắng dằn mạnh viên phấn để viết lên bảng dòng chữ: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. Đó chính là tiếng nói sâu sắc và tha thiết từ một trái tim yêu nước.

P/S: Đây chỉ là bài mang tính chất tham khảo.


Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với buổi học thường ngày). Hãy nói cho các bạn nghe về điều đó theo gợi ý sau: a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào ? b) Hôm đó thầy mặc có gì khác với mọi ngày lên lớp bình thường ? c) Giọng nói của thầy ra sao ? Cử...
Đọc tiếp

Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với buổi học thường ngày).

Hãy nói cho các bạn nghe về điều đó theo gợi ý sau:

a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào ?

b) Hôm đó thầy mặc có gì khác với mọi ngày lên lớp bình thường ?

c) Giọng nói của thầy ra sao ? Cử chỉ và thái độ của thầy như thế nào khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài ?

d) Nét mặt, lời nói và hành động của thầy vào cuối buổi học như thế nào ?

Chú ý : Cần xem lại văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê nội dung trả lời của các câu hỏi trên, sau đó phát biểu theo các nội dung đã chuẩn bị. Chỉ ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạch đầu dòng), tránh viết thành văn để đọc theo.

bạn viết ra thành văn nhé

khoang 10-5 dòng thôi

nhanh nhé để mai mình kiểm tra

bạn tự nghĩ nhé vì cô mình học thuộc hết trên mạng rồi huhu

nhanh nhé

cảm ơn rất nhìu

2
20 tháng 2 2019

a) Thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng rất dịu dàng, nhẹ nhàng, không la mắng, giận dữ với học sinh của mình.

b) Thầy Ha-men mặc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, mũ lụa đen thêu chỉ dành cho ngày trọng đại.

c) Giọng nói ấm áp, lời giảng dễ hiểu. Lời nói nhẹ nhàng, không tách mắng khi Frăng dến trễ, khuyên bảo Frăng khi Frăng chưa thuộc bài.

d) Nét mặt trầm ngâm, lời nói trìu mến, ấm áp như khuyên bào học sinh: " Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên nó." Hảnh động của thầy là quay về phía bảng, cầm viên phấn, dằn mạnh, viết: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM". Từ đó, ta thấy thầy yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói, có lòng yêu nước sâu sắc và yêu thương học sinh.

21 tháng 2 2019

a)

Thầy Ha - men troq buổi hok cuối cùng là ng` thầy dịu dàng

b)

Hôm đó , thầy Ha- men mặc bộ đồ rơ - đanh - gốt màu xanh lục , diềm lá sen đội chiếc mũ = lụa đen thêu

c)

Giọng ns của thầy rất nhẹ nhàng , trầm bổng .

Thầy k hề quát mắng mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhành khi Prăng tới muộn cx như k thuộc bài

d)

Nét mặt , lời ns , hđ của thầy đều rất dịu dàng , thái độ của thầy rất kiên nhẫn khi giảng bài ngay cả vc chuẩn bj những tờ mẫu ms tinh cx ns nên lòng y nc , y nghề , y hs của thầy Ha - men

Câu 1 :Trong truyện, thầy giáo Ha -men có nói :''Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm đc chìa khoa chốn lao tù'' Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?(2đ) Câu 2 :Tóm tắt văn bản ''Bức tranh của em gái tôi''? (1đ) Câu 3: Nêu ý nghĩa bài''Sông nước Cà Mau'' (1đ) Câu 4:Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đc miêu tả như thế nào?Để làm...
Đọc tiếp

Câu 1 :Trong truyện, thầy giáo Ha -men có nói :''Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm đc chìa khoa chốn lao tù'' Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?(2đ)

Câu 2 :Tóm tắt văn bản ''Bức tranh của em gái tôi''? (1đ)

Câu 3: Nêu ý nghĩa bài''Sông nước Cà Mau'' (1đ)

Câu 4:Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đc miêu tả như thế nào?Để làm rõ điều đó em hãy tìm những chi tiết miêu tả nhân vật về các phương diện:

-Trang phục

-Thái độ đối với HS

-Những lời nói về tiếng Pháp

-Hành động cử chỉ lúc buổi học kết thúc

Và nhân vật thầy Ha-men gợi cảm nghĩ gì? (6đ)

Câu 5:Cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương?Điều gì khiến em cảm mến nhất ở Kiều Phương?(2đ)

Câu 6:Nêu ý nghĩa bài''Buổi học cuối cùng''(2đ)

(Chép mạng cũng đc,mình cần gấp)

8
6 tháng 3 2018

Câu 3,Ý nghĩa văn bản: Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

6 tháng 3 2018

Câu 2,

Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.

Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.

Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

Bài 1: Theo em, trong văn bản “Buổi học cuối cùng”, ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể này trong văn bản? Bài 2: Khi nghe thầy giáo Ha-men nói: “Đây là buổi học cuối cùng” thì nhân vật Phrăng có tâm trạng gì? Tại sao Phrăng lại có tâm trạng như vậy? Bài 3: Câu nói: “Khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ, chừng nào giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa...
Đọc tiếp

Bài 1: Theo em, trong văn bản “Buổi học cuối cùng”, ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể này trong văn bản?

Bài 2: Khi nghe thầy giáo Ha-men nói: “Đây là buổi học cuối cùng” thì nhân vật Phrăng có tâm trạng gì? Tại sao Phrăng lại có tâm trạng như vậy?

Bài 3: Câu nói: “Khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ, chừng nào giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù"?

a. Câu nói trên là của nhân vật nào?

b. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

Bài 4: Qua văn bản “Buổi học cuối cùng”, em học tập được điều gì từ nhân vật Phrăng?

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu), nêu cảm nhận của em về một nhân vật mà em thích trong văn bản “Buổi học cuối cùng” của A.Đô-đê

3
4 tháng 4 2020

Trả lời giúp đi mọi ngườibucminh⚽❗

4 tháng 4 2020

Có ai chuyên Văn khônggianroi