Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Đoạn trích trên kể lại sự việc ba cô gái thanh niên xung phong phá bom mở đường trên tuyến đường Trường Sơn.
Đoạn trích nằm ở phần thân của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
b, Đoạn trích có sự nhầm lẫn về ngôi kể. Nhà văn sử dụng ngôi thứ nhất (Phương Định xưng tôi kể). Khi bạn HS chép lại đã thay đổi cách dùng từ cô, cô gái và danh từ riêng Phương Định ở câu 5.
Từ những điều trên có thể rút ra bài học: Trong văn tự sự cần nhất quán về ngôi kể, phải duy trì ngôi kể đó thì văn bản mới thống nhất, logic, chặt chẽ.
Từ những việc làm trên, anh (chị) hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
Cách chọn những sự việc để kể:
+ Xác định đề tài của văn bản
+ Dự kiến các sự việc trong cốt truyện
Cốt truyện truyền thống: Trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc
Cốt truyện phóng khoáng hiện đại: cốt truyện theo logic kể trên, có thể đảo ngược trình tự
- Phân chia cốt truyện thành các đoạn, mỗi đoạn chọn một số sự việc, chi tiết tiêu biểu nổi bật
Qua lời kể của nhà văn, chúng ta có thể học tập:
+ Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện cơ bản cho truyện
+ Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật chính – phụ
+ Lên ý tưởng các sự việc chính, sự việc đặc biệt để tạo điểm nhấn và sự liên kết mạch lạc cho truyện.
+ Sắp xếp sự việc, lập dàn ý cơ bản cho truyện trước khi viết chi tiết.
Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:« Ôi Kim lang hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây »Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Nguyễn Du đã nói thay bao người, bao thế hệ! Chỉ một câu thơ và tên Kim Trọng được gọi đến hai lần. Những thán từ « ôi, hỡi » khiến câu thơ vang lên như một lời than, tiếng gọi thảng thốt, nghẹn ngào, mang theo lời trăn trối cuối cùng gửi đến chàng Kim trước lúc đi xa. Kiều đã rất ân cần với chàng Kim thế mà giờ đây nàng tự nhận mình là người phụ bạc, không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận hết trách nhiệm về mình. Nàng đâu còn nghĩ đến nỗi đau của riêng mình. Tất cả tấm lòng, sự lo lắng lại dành cho hạnh phúc của người mình yêu. Kiều thương chàng Kim hơn chính bản thân mình.
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:
Bước 1: Trước khi lập dàn ý, chúng ta cần chọn đề tài và lên ý tưởng cho câu chuyện, hình thành cốt truyện cơ bản.
Bước 2: Người viết cần có được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Từ đề tài và ý tưởng đã lên, người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để gắn kết, tại sự logic cho các sự việc chính.
Bước 3: Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian). Tìm kiếm các chi tiết nhỏ: các không gian của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, tâm trạng của nhân vật…
Bước 4: Sắp xếp các chi tiết đã có vào một dàn ý chi tiết.
Tham khảo!
Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Kinh nghiệm học được từ nhà văn Nguyên Ngọc và đoạn viết về chị Dậu, có thể rút ra một số lưu ý sau:
- Khi viết đoạn mở đầu và kết thúc cần phải dựa theo đề tài, cốt truyện, xác định nội dung, hai phần này phải thống nhất với nhau.
- Sau đoạn mở đầu cần phải dựa theo chủ đề, tư tưởng, cốt truyện để có thể triển khai phần thân bài: miêu tả, đoạn giới thiệu nhân vật, đoạn kể, đoạn đối thoại…
- Khi viết đoạn văn tự sự cần chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, những kiến thức về cuộc sống…