K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2018

Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều mang tính ước lệ

+ Người chinh phụ hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”

→Khoảng cách trở nên mơ hồ, không đong đo đếm được

- Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng

 

+ Nối nhớ mong đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương

+ Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ rệt về sự mong ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp trông sang

→Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho tình cảnh chia ly thêm sầu thảm

11 tháng 5 2017

Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai người (một ngàn dâu thăm thẳm)

- Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng tài tình

Xanh xanh… ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt

- Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”

- Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo

Nỗi sầu muộn của người chinh phụ, nỗi xót xa dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”

→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt choán hết không gian và tâm trí

30 tháng 7 2019

Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ

+ Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm

+ Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về

→Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi

+ Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người

11 tháng 10 2017
  • Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu đã nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người chinh phụ. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.
  • Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Hướng dẫn soạn bài: Sau phút chia li Câu 1. Đoạn trích được làm theo thể song thất lục bát, có đặc điểm: Do người Việt Nam sáng tạo. Bốn câu thành một khổ Hai câu 7 chữ (song thất) Hai câu 6 – 8 (lục bát) Số lượng khổ thơ không hạn định. Hiệp vần : Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8 Chữ cuối của câu 8...
Đọc tiếp

Hướng dẫn soạn bài: Sau phút chia li

Câu 1. Đoạn trích được làm theo thể song thất lục bát, có đặc điểm:

  • Do người Việt Nam sáng tạo.
  • Bốn câu thành một khổ
    • Hai câu 7 chữ (song thất)
    • Hai câu 6 – 8 (lục bát)
  • Số lượng khổ thơ không hạn định.
  • Hiệp vần :
    • Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
    • Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
    • Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2. Nỗi sầu chia li của người vợ đã được tác giả diễn tả bằng biện pháp đối lập, sử dụng điệp từ và gợi tả không gian.

  • Tác giả dùng nghệ thuật đối đáp :

Chàng – thiếp

Đi < – đối nghịch – > về

Cõi xa mưa gió < – hai thế giới – > buồng cũ chiếu chăn

(nơi gian khổ, sóng gió, cách biệt (lãnh lẽo, cô đơn, Bão táp vò võ một mình)

  • Gợi tả bằng không gian

Chàng tuôn mây biếc thiếp

Trải ngàn núi xanh

= > Đó là màu của tâm tạng, bức tường thành của sự ngăn cách. Bức tường đó là không gian vô cùng của vụ trụ « Người vừa chia cách đã như bặt âm vô tín ».

Câu 3.

  • Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.
  • Cách dùng phép đối ‘còn ngoảnh lại – hãy trông sang’’ thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.
  • Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn ‘cố’’ ‘ngoảnh lại – trông sang’’ để mong được nhìn thấy nhau.
  • Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Câu 4.

  • Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tột độ, trải đầy khắp cả không gian bao la của vũ trụ.
  • Các điệp từ ‘cùng trông’’ mà ‘cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.
  • Màu xanh của ngàn dâu có ý nghĩa : vừa là màu xanh của hiện thực vừa là màu xanh của tâm trạng = > Mọi địa điểm Tiêu Tương, Hàm Dương bị xóa mờ, hình hài chàng thiếp cũng bị xóa mờ, chỉ còn lại những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, nhức nhối, choán tất cả vũ trụ.

Câu 5. Lưu ý ở đây câu hỏi yêu cầu chúng ta tìm điệp ngữ chứ không tìm điệp từ. Có 2 kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ :

  • Điệp ngữ cách quãng :

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Tác dụng : Gợi lên sự xa cách của không gian.

  • Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới :

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Tác dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

Câu 6.

  • Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
  • Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, ‘hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp’’ chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
  • Chữ ‘sầu’’ trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ.
  • Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.

0
16 tháng 10 2016

 Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".

16 tháng 10 2016

Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".

1 Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?2. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?3. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn...
Đọc tiếp

1 Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

2. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?

3. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

  4 .Chỉ ra các điểm chung  và riêng của 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

5. Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

Giúp tôi với, làm ơn

 

1
10 tháng 11 2021

Bạn toàn học những bài giảm tải nhỉ :)))

2 tháng 11 2016

amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ

-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ

-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...

bài 1 :hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ bánh trôi nước ? ngoài lớp nghĩa đen bài thơ còn có lớp nghĩa bóng nói về vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến hãy chứng minhbài 2:điểm độc đáo mới lạ của bài thơ bánh trôi nước so với các bài ca dao than thân là gì ? qua đó em hiểu gì về bản lĩnh của HỒ XUÂN HƯƠNG.bài 3: có người cho rằng đoạn thơ...
Đọc tiếp

bài 1 :hãy tìm những từ ngữ nói về hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ bánh trôi nước ? ngoài lớp nghĩa đen bài thơ còn có lớp nghĩa bóng nói về vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến hãy chứng minh

bài 2:điểm độc đáo mới lạ của bài thơ bánh trôi nước so với các bài ca dao than thân là gì ? qua đó em hiểu gì về bản lĩnh của HỒ XUÂN HƯƠNG.

bài 3: có người cho rằng đoạn thơ "sau phút chia li" chỉ thể hiện nỗi sầu của người chinh phụ,có người lại cho rằng nó thể hiện nỗi sầu chia li của người vợ và người chồng. em tán đồng với ý kiến nào ? vì sao?

bài 4: hãy viết 1 đoạn văn chiển đề theo câu chủ đề sau:

" nỗi sầu thương da diết của người chinh phụ trong buổi chia li đã nhuốm cả vào mây,trời,núi non,cảnh vật"

CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA NHANH NHÉ HÔM NAY MK CẦN GẤP

CÁM ƠN CÁC CẬU TRƯỚC NHA

0