K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2020

Không một ai/  trông thấy vẻ mặt của người lính áp tải // và nỗi kinh sợ / lan truyền qua gian phòng

     C1                                      V1                                                   C2                    V2

như một cái bóng vô hình, như nấp sau một tấm mặt nạ.

=> 

 Câu ghép

Mấy người đàn ông /  tưởng rằng anh ta /  sẽ nhanh chóng quay lại.

                                                         C                     V

                C                    V

=> Câu mở rộng thành phần vị ngữ.

4 tháng 6 2018

ông bố giết người rồi xem lại cảnh đó nhằm tìm cách đối phó với nhân viên điều tra. Do vậy ông ta cũng có phản ứng như vậy

4 tháng 6 2018

Vì ông ấy vừa giết người 

Tình thế giống như trong bộ phim vì đc quay lại bởi camera

5 tháng 5 2020

2. Phép nối

Người chủ căn phòng gọi bảo vệ đến vì :Người đàn ông gõ cửa là cướp .nếu đó là phòng của hắn ta thì hắn ta sẽ không cần gõ cửa.

2 tháng 9 2018

Tại vì người đàn ông đó mắc 1 tội gì đó khiến cho bảo vệ gọi điện cảnh báo trước và nếu gặp thì bắt người đàn ông lạ mặt đó lại .

# MissyGirl #

6 tháng 6 2018

Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó, cô bé mới hối hận và khóc lóc.

5 tháng 6 2018

Vì họ đã đi ra ngoài

I. TRẮC NGHIỆMCâu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?A. Ông mặt trời tươi cười.B. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.C. Tre anh hùng giữ nước.D. Bố em đi cày về.Câu 2: Có mấy sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau?“SấmGhé xuống sânKhanh kháchCườiCây dừaSải tayBơiNgọn mùng tơiNhảy múa”(Trần Đăng Khoa)A.1 C.3B.2 D.4Câu 3: Đáp án nào sau đây không chỉ một kiểu...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Ông mặt trời tươi cười.
B. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.
C. Tre anh hùng giữ nước.
D. Bố em đi cày về.
Câu 2: Có mấy sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau?
“Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa”
(Trần Đăng Khoa)
A.1 C.3
B.2 D.4
Câu 3: Đáp án nào sau đây không chỉ một kiểu nhân hóa?
A. Trò chuyên, xưng hô với vật như với người
B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Đối chiếu điểm tương đồng giữa vật với người
D. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Câu 4:So sánh, nhân hoá có chung những tác dụng gì?
A- Giúp cho việc miêu tả sự vật,sự việc được cụ thể, sinh động;
B- Biểu hiện tư tưởng, tình cảm của người viết sâu sắc;
C- Tạo ra các cách diễn đạt gợi hình, gợi cảm.
D- Cả A, B, C.
Câu 5: Nối hình ảnh nhân hóa với kiểu nhân hóa tương ứng.
a)Cây dừa xanh toả nhiều tàu 1. Dùng những từ vốn gọi người để
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng gọi vật
(Trần Đăng Khoa)
b)Núi cao chi lắm núi ơi 2. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương chất của người để chỉ hoạt động, tính
(Ca dao) chất của vật
c)Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé chổi rơm 3. Trò chuyện, xưng hô với vật như với
vào loại xinh xắn nhất. người
(Vũ Duy Thông)

II. TỰ LUẬN
Bài 1: Sưu tầm 5 câu ca dao hoặc câu thơ có sử dụng phép nhân hóa, chỉ rõ kiểu nhân hóa trong
những câu đó.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới :
“Trăng ơi…từ đâu đến- Hay từ một sân chơi- Trăng bay như quả bóng- Đứa nào đá lên
trời” thể hiện cái nhìn rất ngộ nghĩnh của Trần Đăng Khoa về trăng. Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ
đã gọi trăng “Trăng ơi” và hỏi trăng “Từ đâu đến?”. Trăng đã được nhà thơ biến thành một người
bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song, chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng
thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị: “Hay từ một sân chơi- Trăng bay như
quả bóng- Đứa nào đá lên trời”. Nghệ thuật so sánh độc đáo “Trăng bay như quả bóng” đã hợp lí,
đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “Trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do”
đứa nào đá lên trời”. Từ “đứa nào” thật ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ
ngữ tự nhiên, thú vị như thế, phải sinh ra từ một “thần đồng thơ” như Trần Đăng Khoa…”
a, Đoạn văn nêu lên tác dụng của các biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa. Đó là những biện
pháp gì? Nó có tác dụng như thế nào?
b, Từ đoạn văn trên, hãy nêu các bước viết đoạn văn nêu cảm nhận về tác dụng của các biện pháp tu
từ?
c, Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu, nêu cảm nhận của con về tác dụng của các biện pháp
tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một
gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn
như người cởi trần mặc áo gi-lê”. (Tô Hoài)
Bài 3: Đã hơn 2 tháng phải xa mái trường, chắc hẳn con đang rất nhớ ngôi trường thân yêu của
mình. Hãy tưởng tượng và tả lại khung cảnh sân trường mình trong những ngày này bằng một đoạn
văn ngắn khoảng 8 câu. Trong đoạn có sử dụng phép nhân hóa (gạch chân chỉ rõ).

Ai nhanh mik tick 3 cái

2
15 tháng 4 2020

1 D

2C

3 C

4D

23 tháng 1 2022

bài này cơ

   

Họ và tên: ............................................... ÔN TẬP CUỐI TUẦN 19

Lớp: 3… MÔN TIẾNG VIỆT

Bài 1: Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Tháng Giêng mưa bụi Ao làng hội xuân Anh Trê, anh Chuối Gõ trống tùng tùng Đuôi Cờ váy đỏ Lụa đào thắt lưng Uốn dẻo điệu múa Xinh ơi là xinh Cô Trôi thoa phấn Môi hồng trái tim Buông câu quan họ Lúng liếng cái nhìn.

Cậu Rô giương vây

Thịt rèo cột trơn

Leo gần đỉnh cột

Rơi xuống cái tùm. Khoan thai ông Chép Vuốt đôi râu khoằn “Hỏi làng có mở Thi vượt vũ môn” Đỗ Thanh

Câu 1: Nội dung bài thơ kể:

a. Cuộc vui chơi của loài cá b. Ngày hội xuân tại ao làng c. Cảnh vật mùa xuân

Câu 2 :Biện pháp nhân hoá trong bài thơ giúp người đọc cảm nhận điều gì?

a. Các con vật cũng có đời sống như con người.

b. Cây cối cũng có đời sống như con người.

c. Hoạt động của con vật, cây cối thật sinh động và đáng yêu.

Câu 3: Câu “Cô Trôi thoa phấn.”thuộc mẫu câu:

a. Ai - là gì? b. Ai - thế nào? c. Ai - làm gì?

Câu 4 :Từ: Lúng liếng trong cụm từ “Lúng liếng cái nhìn.” là từ chỉ :

a. đặc điểm b. hoạt động c. sự vật

Câu 5: Bộ phận gạch chân trong câu “Khoan thai ông Chép

Vuốt đôi râu khoằm.”

trả lời cho câu hỏi:

a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Vì sao?

Bài 2. Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu văn sau:

a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Bài 3: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống thích hợp

Sáng nay ông dẫn Nam đến cạnh ruộng lúa nước Nam hỏi ông:

- Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa lại ngập nước hả ông

- Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa

Bài 4: Gạch một gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau; Khoanh tròn vào từ so sánh.

a. Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi. b. Sáng sáng đầu ngọn cỏ Từng giọt sương treo mình Nhìn như một thứ quả Trong suốt và long lanh.

Bài 5: Tìm những sự vật nhân hoá và những từ ngữ dùng để nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Tên sự vật Từ gọi sự vật Từ ngữ tả sự vật như tả người.

Bài 6: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả:

Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ gió bắc hun hút thổi núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Câu 4: Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:a.    HOA SENTrong đầm gì đẹp bằng sen,Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝMùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng...
Đọc tiếp

Câu 4: Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:
a.    HOA SEN
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝ
Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc … Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
c.    BỐ (MẸ) ĐANG LAO ĐỘNG RẤT VẤT VẢ
Cháng thừa hưởng được sức vóc của người cha dòng họ Hạng, một dòng họ Mèo đã tới định cư ở chân núi Tơ Bo hai trăm năm nay…… Nhìn thân hình cân đối của anh, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!
A Cháng người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dứt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mèo to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen vòng như hình cái cung ôm lấy bộ ngực nở trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng” và bây giờ chỉ còn chằm chằm vào công việc. Con trâu đã khoẻ lại ngoan, không vơ vặt, cứ gầm mặt xuống cắm cúi đi, đuôi ngoáy tít dáng vui vẻ. Còn Ai Cháng thì không phải là đi theo nó. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp. Những mảnh ruộng bậc thang ôm lấy mỏm núi, gối lên nhau từng nấc, từng nấc cao. Cỏ cau đế nở hoa xanh nhạt, xốp như bông, như mây, nổi bồng bềnh viền mảnh ruộng như quâng quanh mặt trăng, trăng đang lên, từ thấp lên cao.
Càng lên cao, mặt ruộng càng nhỏ, xá cày càng ngắn. Con trâu đi chưa thoả sức đã phải dừng lại. A Cháng nhô hẳn người nhấc bổng cái  cày rồi xoay người theo một đường tròn nhỏ, đoạn nhẹ nhàng cắm mũi cày xuống đất. Lớp đất ngủ cả một vụ rét nở xoe xoe như xé vải. Mặt ruộng nở bằng những luống đất nâu tươi. Những khóm ngải rừng lá như lá cải cúc tía, mặt dưới ngầu phấn trắng, nghiêng ngả trên đường cày. Hương ngải rừng ngào ngạt say say. Buổi sáng tháng tư núi giấu mình sau làn sương bụi lăn tăn. Rồi vầng mặt trời đã nấp sẵn ở đâu đây bỗng hiện ra, nhỏ xíu, chói loà. Sa mu đâm lớp chồi non màu nõn chuối bỗng sáng cả khoảng không gian quanh ruộng. Bóng A Cháng đi cày hiện lên. Giờ đây anh đã cởi trần. Áo xao khoả, áo cánh phủ trên cành mua như con bướm ngủ. Tấm lưng trần của A Cháng đỏ hừng như đồng nấu chảy. Cái quần rộng của A Cháng đã sắn cao tới bắp vế. Bắp chân dưới gân nỗi chằng chằng. Nhưng cái sức A Cháng vẫn tràn trề. Đất nổ bùng bục. Người và trâu vẫn hăm hở, hùng hục. Hương ngải rừng trong nắng càng ngào ngạt, nồng nàn…
Ma Văn Kháng (Trích Người con trai họ Hạng)

 

0
mình xin gửi cho bạn tin tinTôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà...
Đọc tiếp

mình xin gửi cho bạn tin tin

Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.
Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà tình cờ tôi đọc được. Những người say mê văn học không xa lạ gì với tác giả cuốn Hoàng tử bé. Ông đã từng là phi công tham gia chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm tháng này, ông đã viết ra Nụ cười. Tôi không biết đây là một tự truyện hay là một truyện hư cấu, song tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupéry là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông nghĩ rằng nay mai mình cũng sẽ bị xử bắn như những người khác. Ông viết:
" Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi co giật và rút từ túi ra một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song, tôi nhìn thấy người cai tù. Anh ta không thấy tôi, nên tôi đành gọi:
- Xin lỗi, anh có lửa không ?
Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt của anh nhìn vào mắt tôi. Ngay lập tức, tôi mỉm cười. Tôi chẳng hiểu tại sao mình làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.
Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang kẻ hở giữa ngay tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, song do tôi cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh bật diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây, trước mặt tôi không còn là một viên cai tù phát xít mà chỉ la một con người.
-Anh có con không?- Anh ta hỏi tôi.
- Có - Tôi đáp, và lôi từ túi ra chiếc bóp có tấm hình gia đình mình. Đoạn anh ta cũng lôi từ túi ra tấm hình của những đứa con và bắt đầu kể những ước mơ của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết rằng mình sắp chết và chẳng bao giờ gặp lại người thân. Anh ta cũng khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lẵng lẽ đưa tôi ra khỏi thành phố, thả tôi ra rồi quay trở về.
Thế đó, cuộc sống của tôi đả được cứu rỗi nhờ một nụ cười."
Từ khi đọc được câu chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi vỏ bọc mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình, bảo bệ phẩm giá và vị thế, bên dưới những điều này còn có một cái thật qúy giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta không còn gì phải sợ hãi hay căm thù nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với người khác qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin bạn cũng đồng ý với tôi đó là một phép mầu nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Mẹ Theresa đã cảm nhận điều này trong cuộc sống và bà đưa ra một lời khuyên chân thành:" Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ bạn, với chồng bạn, với con cái bạn và với mọi người - dù đó là ai, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau."

Tặng bạn đấy

2
8 tháng 11 2016

hay và rất có ý nghĩa

9 tháng 11 2016

bạn nào ?

Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:a.    HOA SENTrong đầm gì đẹp bằng sen,Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝMùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh...
Đọc tiếp

Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:
a.    HOA SEN
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝ
Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc … Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
c.    BỐ (MẸ) ĐANG LAO ĐỘNG RẤT VẤT VẢ
Cháng thừa hưởng được sức vóc của người cha dòng họ Hạng, một dòng họ Mèo đã tới định cư ở chân núi Tơ Bo hai trăm năm nay…… Nhìn thân hình cân đối của anh, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!
A Cháng người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dứt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mèo to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen vòng như hình cái cung ôm lấy bộ ngực nở trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng” và bây giờ chỉ còn chằm chằm vào công việc. Con trâu đã khoẻ lại ngoan, không vơ vặt, cứ gầm mặt xuống cắm cúi đi, đuôi ngoáy tít dáng vui vẻ. Còn Ai Cháng thì không phải là đi theo nó. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp. Những mảnh ruộng bậc thang ôm lấy mỏm núi, gối lên nhau từng nấc, từng nấc cao. Cỏ cau đế nở hoa xanh nhạt, xốp như bông, như mây, nổi bồng bềnh viền mảnh ruộng như quâng quanh mặt trăng, trăng đang lên, từ thấp lên cao.
Càng lên cao, mặt ruộng càng nhỏ, xá cày càng ngắn. Con trâu đi chưa thoả sức đã phải dừng lại. A Cháng nhô hẳn người nhấc bổng cái  cày rồi xoay người theo một đường tròn nhỏ, đoạn nhẹ nhàng cắm mũi cày xuống đất. Lớp đất ngủ cả một vụ rét nở xoe xoe như xé vải. Mặt ruộng nở bằng những luống đất nâu tươi. Những khóm ngải rừng lá như lá cải cúc tía, mặt dưới ngầu phấn trắng, nghiêng ngả trên đường cày. Hương ngải rừng ngào ngạt say say. Buổi sáng tháng tư núi giấu mình sau làn sương bụi lăn tăn. Rồi vầng mặt trời đã nấp sẵn ở đâu đây bỗng hiện ra, nhỏ xíu, chói loà. Sa mu đâm lớp chồi non màu nõn chuối bỗng sáng cả khoảng không gian quanh ruộng. Bóng A Cháng đi cày hiện lên. Giờ đây anh đã cởi trần. Áo xao khoả, áo cánh phủ trên cành mua như con bướm ngủ. Tấm lưng trần của A Cháng đỏ hừng như đồng nấu chảy. Cái quần rộng của A Cháng đã sắn cao tới bắp vế. Bắp chân dưới gân nỗi chằng chằng. Nhưng cái sức A Cháng vẫn tràn trề. Đất nổ bùng bục. Người và trâu vẫn hăm hở, hùng hục. Hương ngải rừng trong nắng càng ngào ngạt, nồng nàn…
Ma Văn Kháng (Trích Người con trai họ Hạng)

 

0