Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. PTBĐ của đoạn thơ trên là: Biểu cảm
2. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ là: Điệp từ : Ôi Tổ quốc!
So sánh: Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
3. Suy nghĩ của em:
Từ lâu Tổ quốc luôn là đề tài là tên gọi thiêng liêng trong cảm xúc thường trực của các thi nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta như vợ như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”. Hình ảnh Tổ quốc thật thân thiết gắn bó máu thịt với từng con người cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu trong mạch cảm hứng dào dạt đã thốt lên: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ - Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”. Trong những ngày khi chủ quyền biển đảo nóng lên, bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhất là khi được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chắp cánh bay lên qua ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”.
Đọc bài thơ ta không những được nghe đối thoại, độc thoại mà cao hơn nữa đó là sự kết nối. Một sự kết nối giao cảm cộng đồng, kết nối đoàn kết cộng đồng để kết nối bằng hành động cộng đồng: “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng - Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”. Ở đây ta chú ý nhà thơ đã dùng hình ảnh tương phản giữa giấc ngủ trẻ thơ và bão tố tạo ra độ chênh đẩy tần số cảm xúc lên cao trào. Và trẻ em cũng chính là hiện thân của tương lai. Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai cho Tổ quốc. “Tổ quốc gọi tên” được khép lại bằng sự hướng tâm về mình. Câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vọng lại càng da diết, thao thức: “Tôi bỗng nghe - Tổ quốc - Gọi tên mình!”. Vâng, Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...
a. Nghĩa của từ "non" trong đoạn thơ: Mặt trăng trên bầu trời không tròn vẹn, trăng bị khuyết. Em dựa vào ngữ cảnh trong câu thơ.
b. Khi xác định nghĩa của từ phải dựa vào ngữ cảnh, từ có được dùng với nghĩa thông thường hay dùng với nghĩa khác đặc biệt.
* Bài tập 2:
Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?
a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.
=> TD: Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.
=>TD: Gọi đáp
* Bài tập 3:
a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.
a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.
Ý nghĩa : chỉ thời gian ; nơi chốn
b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:
+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.
Ý nghĩa : chỉ nơi chốn
+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.
Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân
+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh
Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân
+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
Ý nghĩa : chỉ nơi chốn
- Xác định vai trò của thành ngữ.
+ Bảy nổi ba chìm - > làm vai trò vị ngữ của câu
+ Tắt lửa tối đèn - > làm bổ ngữ cho động từ phòng.
Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: "Một người phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?" Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
- Núi xanh: chỉ những dải núi xanh, cây cối phát triển um tùm.
- Máu lửa: chỉ máu của những người lính đã đổ xuống trong khói lửa của chiến tranh đồng thời thể hiện sự khốc liệt trong những năm tháng quân ta chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Căn cứ vào ngữ cảnh của bài thơ.