của Nguyễn Du:

- Đ...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu1:Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy Như buổi đầu hò hẹn, say mê Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng vềMà nói vậy: "Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu..." Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay Anh đón em về,...
Đọc tiếp

Câu1:

Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy
Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: "Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu..."
Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay
Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!

1)Phương thức biểu đạt của văn bản trên

​2)Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ

​3)Viết 7-10 dòng nói lên cảm xúc của mìnhvê đoạn thơ trên​​

​Câu 2:Nhà thơ Quang Dũng đã xây dựng một bức tương đài về người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của người chiến sĩ Thăng Long -Hà Nội của dân tộc Việt Nam.Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

0
Nhac tình yêu giải trí nha mn :D kakakaVà nó lại...Bước bước đều bướcBước bước bước đều bướcVà nó lại...Bước bước đều bướcBướcMỗi bước chân mà nó đang đi cứ như đã sắp đặt từ trước.Và ánh đèn đường là thứ duy nhất để nó thấy được bước chân trong đêmChỉ duy nhất là nó và bóng của mình không kém và không thêmỞ trong đầu là những hình ảnh của vài hôm trước...
Đọc tiếp

Nhac tình yêu giải trí nha mn :D kakaka

Và nó lại...
Bước bước đều bước
Bước bước bước đều bước
Và nó lại...
Bước bước đều bước
Bước
Mỗi bước chân mà nó đang đi cứ như đã sắp đặt từ trước.

Và ánh đèn đường là thứ duy nhất để nó thấy được bước chân trong đêm
Chỉ duy nhất là nó và bóng của mình không kém và không thêm
Ở trong đầu là những hình ảnh của vài hôm trước nó cầu mong quên
Để điếu thiếu ở giữa bờ môi nó bước đều bước và xông lên
Đi ngang qua ngôi nhà của nó ngôi nhà từ lúc thuở nhỏ
4 cửa sổ 3 phòng ngủ 2 mẹ con và chiếc cửa đỏ
Nó dừng vài giây lấy vài hơi tiến lại gần trong ngậm ngùi
Có một cảm giác nó hoàn toàn khác khi nó biết đây là lần cuối
Và nó bỏ tay vào trong túi lấy 1 lá thư nhỏ tí
Lá tâm thư nó viết hồi chiều vội đặt xuống rồi bỏ đi
Bìa thư ghi gửi cho mẹ từ 1 thằng con bất hiếu
Dù thế nào thì xin hãy nhớ con trai mẹ yêu mẹ rất nhiều
Và từ khi nào thì nó cũng chẳng hay
Trên 2 hàn mi giọt nước mắt nó lăn chảy
Răng nó cắn chặt lưỡi nó có vị đắng cay
Nó chỉ còn biết nhắm nghiền đôi mắt và phóng thật nhanh 2 cẳng chạy.

Và nó lại...
Bước bước đều bước
Mỗi bước chân mà nó đang đi cứ như đã sắp đặt từ trước.

Alo em ở đâu em đang làm gì đó
Hỏi thế thôi chứ anh cũng chẳng quan tâm điều đó
Anh đã cố đã cố rất nhiều chỉ để quên đi chuyện đó
Nhưng địt con mẹ anh vẫn không tin những việc em đã làm vì nó
Có phải là lỗi của anh đi làm từ 8 giờ sáng tới chiều tà?
Lỗi của anh khi luôn chiều chuộng mọi điều em muốn không kêu ca?
Là lỗi của anh vì em luôn luôn tôn thờ những món vật kiêu sa?
Hay lỗi của anh không có khả năng để mua cho em thật nhiều quà?
Mà em à anh lại ghé sang nhà của em vào chiều qua
Nhắc em nhớ em vẫn còn giữ quả tim của anh chưa chịu trả
Những lại thôi vì anh biết tất cả lời nói không hiệu quả
Bước Đều Bước lyrics on ChiaSeNhac.vn
Và cuộc gọi này đơn giản chỉ để anh nói với em 1 điều là
Anh mong em vui được ở cạnh bên tình yêu mà em vừa mới có
Anh mong em đang nắm chặt bàn tay cái nơi em đến cùng với nó
Anh mong em biết tất cả anh làm đều là do em gây ra
Còn về phần anh? Anh đang đi đến nơi để gánh nhận hậu quả.

Và anh lại...
Bước bước đều bước
Mỗi bước chân mà anh đang đi cứ như đã sắp đặt từ trước.

Gần cả đêm đã đến nơi chân của tao cũng mỏi
Và câu chuyện kết thúc ở đây thì có vẻ đúng rồi
Lê đôi chân bước vài bước cuối cùng vào trong đồn cảnh sát
Cảm giác còng tay đến ngay thật mau khi mày thú nhận vừa phạm án
"Mọi người không cần tốn công sức tôi chuẩn bị đầy đủ rồi
Trong túi quần tôi là cuộn băng ghi rất rõ lời thú tội
1 xác nam 1 xác nữ và hung khí ở trong nhà
Xác nữ sẽ thiếu đi mất quả tim vì tôi đã ăn nó hôm qua."

0
Cho đoạn trích: với những thằng con trai mười tám tuổi đất nước là nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bữa cơm rau rừng chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích:

với những thằng con trai mười tám tuổi

đất nước là nhịp tim có thể khác thường

là một làn mây mỏng đến bâng khuâng

là mùi mồ hôi thật thà của lính

đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội

hay một bữa cơm rau rừng

chúng tôi không muốn chết vì hư danh

không thể chết vì tiền bạc

chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng

những liều thân vô ích

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt

chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết

 (Trích Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo)

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Trong đoạn thơ trên, chúng tôi dám chết cho đối tượng nào? (0.5 điểm)

Câu 2. Theo đoạn trích, đất nước với những thằng con trai mười tám tuổi là gì? (0.75 điểm)

Câu 3. Việc không viết hoa chữ cái đầu dòng thơ có tác dụng gì? (0.75 điểm)

Câu 4. Đất nước với anh/chị là gì? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) (1.0 điểm)

3
12 tháng 12 2021

.

2 tháng 4 2024

loading... loading... 

Phân tích tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặ ctính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.[…] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ...
Đọc tiếp

Phân tích tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặ ctính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.

[…] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét. Nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút Nguyễn Du tới cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh, cái kẻ “chải chuốt”, “dịu dàng” của Sở Khanh, cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà, Bạc Hạnh.

(Theo Hoài Thanh toàn tập, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội,1999)

1
3 tháng 2 2019
Nhân vật Từ ngữ miêu tả Đặc điểm nhân vật
Thúy Vân Em gái ngoan Thương và nghe lời chị, người phụ nữ đẹp, nhân hậu
Kim Trọng Người rất mực chung tình Dù sống với Thúy Vân nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về Thúy Kiều
Hoạn Thư Người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt Người đàn bà nham hiểm, luôn hành động mọi cách để đạt được mục đích
Thúc Sinh Sợ vợ Luôn lép vế, cúi đầu trước vợ
Từ Hải Chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ Là ân nhân, người yêu của Kiều, sau đó cũng vì Kiều mà “chết đứng”
Tú Bà Nhờn nhợt Sống bằng nghề buôn phấn bán người
Mã Giám Sinh Mày râu nhẵn nhụi Bản chất sỗ sàng, con buôn thể hiện ngay bằng hành động
Sở khanh Chải chuốt, dịu dàng Bề ngoài bóng bẩy nhưng lừa lọc, bội tình
Bạc Bà, Bạc Hạnh Miệng thề xoen xoét

Lừa lọc, điêu trá

- Một số từ ngữ miêu tả nhân vật của tác giả có thể thay thế được

- Từ ngữ miêu tả nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Tú Bà thì khó thay đổi, vì không ai dùng từ chính xác, sắc sảo như Nguyễn Du được.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa Có thể còn những điều con quên Nhưng có điều này con phải nhớ Rằng biển quê mình Dẫu còn lắm phong ba bão tố Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ Những cơn bão có tên và không tên Nhưng như phép mầu của đức tin Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa

Có thể còn những điều con quên

Nhưng có điều này con phải nhớ

Rằng biển quê mình

Dẫu còn lắm phong ba bão tố

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Những cơn bão có tên và không tên

Nhưng như phép mầu của đức tin

Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lên

Vẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộng

Đất quê cằn, nhọc nhằn gió cát

Phải bắt đầu từ biển, đi lên từ biển

Ông cha nghìn đời

Bắp tay cuộn dưới mặt trời

Da nhuộm hồng nước biển

Lẽ nào cháu con quên lưới vây, lưới cản

Lẽ nào bỏ nghề đi lộng đi khơi

Bão giông là việc của Trời

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Lạy trời cho cả gió nồm

Ghe ra biển lớn mươi hôm ghe về

(Trích Vọng Hải Đài, Bùi Công Minh, baodanang.vn,

Chủ nhật, 

22/04/2021,21:27{GMT+7})

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh con người trước biển?

Bão giông là việc của Trời

            Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

                           Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện trong đoạn trích?

23

câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật là so sánh

Câu 3: Những câu thơ trên miêu tả rõ hình ảnh con người trước biển: dù bão dông, thiên nhiên khắc nghiệt như nào thì con người vẫn luôn lạc quan hướng về phía trước, con người vẫn bình thản, chịu đựng những đau thương, khó khăn thử thách 

Câu 4: tình yêu quê hương biển cả được tác giả thể hiện qua đoạn trích: tác giả đã dành tình yêu tha thiết với que hương mình, dù có bão giông, gió lốc thì biển vẫn là nơi tìm về của những đứa con làng chài. Biển còn là nơi ông cha ta làm lên tất cả vì vậy tình yêu biển vả còn là sự biết ơn, chân trọng quá khứ.

17 tháng 5 2021

Câu 1 : Đoạn trính trên được viết theo thể thơ : Tự do

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng : So sánh

Câu3 : 

- Hình tượng biển ( thiên nhiên ) dù bão giông,khắc nghiệt thì những con người lao động không vì thế mà sợ hãi - đó là cách con người làm chủ được thiên nhiên,coi đó chỉ như một thử thách,một lẽ thường tình của mẹ thiên nhiên,họ vẫn bình thản,bản lĩnh,kiên cường trước những đau thương mà thiiên nhiên gây ra.

- Người lao động Việt Nam mạnh mẽ,cần cù,luôn lạc quan,kiên cường vượt qua khó khăn vững bước trên mặt biển

Câu 4 : 

 Qua đoạn trích,có thể thấy được rõ nét nhất 2 thứ : Tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho  biển cả quê hương và sư trân trọng công lao của ông cha ta trong quá khứ.Tình cảm của tác giả dành cho biển cả quê hương rất sâu sắc,dẫu có khắc nghiệt, khó khăn nhưng biển vẫn là nơi nuôi sống những con người Việt Nam,là nhà,là nơi ta tìm về.Đặc biệt,tình yêu không chỉ thể hiện qua sự trân trọng quá khứ, biết ơn công lao cha ông ta,phát huy lại truyền thống dân tộc,tao nên sức mạnh đoàn kết giữa người với người

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa   Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng Đá củ đậu bay như lũ chim hoang Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đá san hô kê lên thành sân khấu

Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà

Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ

Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa

 

Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng

Đá củ đậu bay như lũ chim hoang

Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu

Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…

 

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau

 

[…] Nào hát lên cho đêm tối biết

Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây

Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió

Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này.

 

(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa,

Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)

Câu 1: Đoạn  trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo.

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về cuộc sống của người lính nơi đảo xa?

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

 Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với người lính đảo trong đoạn trích.

49
14 tháng 5 2021

1

Thể thơ: tự do

2

Hai hình ảnh nói đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo:

- Gió rát mặt, Đá củ đậu bay, Nước ngọt hiếm…

(Thí sinh chỉ ra đúng 2 hình ảnh được 0.5 điểm).

3

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

  Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.

Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:

- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)

- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.

4

- Tác giả thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của những người lính đảo.

- Đồng thời cho thấy sự trân trọng những phẩm chất đáng quý: tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc.

-> Nhận xét về tình cảm:

- Đây là những tình cảm chân thành, thể hiện trái tim yêu thương tinh tế, sâu sắc của tác giả.

- Tình cảm của tác giả cũng là đại diện cho tất cả những người dân Việt Nam dành tình yêu thương, sự cảm phục gửi đến những người lính nơi đảo xa.

Câu 1 :thể thơ tự do

Câu 2: Những hình ảnh thể hiện cho sự gian khó ở Trường Sa: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, gió rát mặt, đảo thay hình dáng, sỏi cát bay như lũ chim hoang.

Câu 3:

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

  Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.

Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:

- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)

- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.

Câu 4 :Đoạn thơ trích trong bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khẳng định được tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ. Thật vậy, hình ảnh những người lính hải đảo hiện lên với tầm vóc vĩ đại và tình yêu bất biến dành cho tổ quốc. Đầu tiên, họ là những người lính bất chấp những khó khăn gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Điều kiện ở Trường Sa vô cùng khó khăn và khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Thứ hai, họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết. Tổ quốc đối với những người lính trẻ là thiêng liêng và vĩnh hằng biết nhường nào. Tóm lại, đoạn thơ cho ta thấy được phong thái yêu đời cùng tình yêu tổ quốc của những người lính hải đảo ấy.

    “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng và xế chiều, hoặc đứng bóng và sầm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi (…), cạnh con nước lớn. Cả rừng (…) hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một...
Đọc tiếp

    “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng và xế chiều, hoặc đứng bóng và sầm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi (…), cạnh con nước lớn. Cả rừng (…) hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”.

 

Câu 1 (1 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống và cho biết đoạn trích này  trích trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả của tác phẩm đó?

Câu 2 (2 điểm): Nêu những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3 (2 điểm): Nhà văn đã cảm nhận hình tượng trong đoạn trích trên bằng những giác quan nào?

Câu 4 (5 điểm); Viết một đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nói lên cảm nhận của mình về hình tượng được nói đến trong đoạn trích trên.


 

1
8 tháng 4 2020

Ai làm hộ em với ạ

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)           Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. Câu 2: (5.0 điểm)           - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu…...
Đọc tiếp

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

          Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.

Câu 2: (5.0 điểm)

          - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

          - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

          - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

          - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

          - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

           Lát lâu sau mụ lại nói tiếp:

          - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

          - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

          - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,

Ngữ văn 12, 

Tập 2, NXB Giáo dục, tr.76)

          Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

51