K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2019

1. Cấu tạo xương dài (hình 8-1->2)

Cấu tạo một xương dài gồm có :
- Hai đầu xương là mô xương xếp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, tạo ra các ô trống chứa tủy đỏ. Bọc hai đầu xương là lớp sụn.
- Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng, tiếp đến là mô xương cứng, trong cùng là khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tủy đỏ ; ở người già tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng. 

Hình 8-1. Cấu tạo xương dài Hình 8-2. Cấu tạo đầu xương dài
(xương đùi)
2. Chức năng của xương dài
Bảng 8-1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài

3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

Xương ngắn (hình 8-3) và xương dẹt không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Cấu tạo:

Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm tơ cơ mảnh và tơ cơ dày.

chức năng

Cơ co giúp xương cử động -> cơ thể di chuyển, vận động được
Trong cơ thể, các cơ có sự vận động, phối hợp với nhau.

29 tháng 12 2016

1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

29 tháng 12 2016

2)* Cấu tạo của tim :

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

*) Vệ sinh hệ tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp

5 tháng 11 2020

Câu 2:

Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của xương:

+ Đầu xương: Cấu tạo gồm sụn bọc đầu xương, mô xương xốp gồm các nan xương --> chức năng: Giảm ma sát trong khớp xương, phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ

+ Thân xương: Cấu tạo gồm màng xương, mô xương cứng, khoang xương --> chức năng: giúp xương phát triển to bề ngang, chịu lực, đảm bảo vững chắc, chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.

Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của cơ:
+ Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm rất nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phán giữa phình to là bụng cơ.

+ Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là to cơ dày và tơ cơ mảnh xếp song song và xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có máu sinh chất.

=> Chức năng: Trong cơ thể luôn có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm cơ, cơ co làm cho xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể.

5 tháng 11 2020

Câu 5:

- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

- Chức năng của các thành phần:
+ Hồng cầu: thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+ Bạch cầu: có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+ Tiểu cầu: dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+ Huyết tương: duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải, hoocmon, muối khoáng dưới dạng hoà tan



16 tháng 12 2018

17 tháng 10 2017

Câu 1) Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.
Câu 2) Mô là tập hợp các tế bào (nhóm tế bào) chuyên hoá, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.

- Các loại mô chính :

•Mô biểu bì:
+ Biểu bì bao phủ thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.
+ Biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết.
•Mô liên kết:
+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng .
•Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
+ Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
+ Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
+ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.
•Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

17 tháng 10 2017

Câu 3) Khi hầm xương bò, lợn... chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy,
nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.

Câu 4) Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Câu 5) Để cơ phát triển cân đối, xương chắc khỏe, dẻo dai.

Câu 6) - Vòng tuần hoàn nhỏ: bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn: bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi về tâm nhĩ phải, từ mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải.

Câu 7) * Sự khác nhau :

- Động mạch là các mạch máu dẫn máu từ tim đến các tế bào trong cơ thể, mang theo oxy và các dưỡng chất khác.

- Tĩnh mạch có nhiệm vụ ngược lại: dẫn máu ngược trở về tim sau khi đã trao đổi chất ở các tế bào để thực hiện trọn vẹn vòng tuần hoàn máu.

P/S : Mấy câu còn lại thì bạn tự tìm hiểu lấy nhé:)

21 tháng 9 2016

dài như thế này trả lời lúc nào mới xong

22 tháng 9 2016

Mô thần kinh: vị trí nằm ở não,  tuỷ sống,  tận cùng của cơ quan. Cấu tạo gồm các tế bào thần kinh và tế bài thần kinh  đệm. Nơ ron có thân nối sợi nhánh sợi trục. Chức năng: tiếp nhận kích thích dẫn truyền xung thần kinh,  xử lí điều hoà hoạt động cơ quan

1 tháng 12 2016
Các phần của xươngCấu tạoChức năng
Đầu xương

-Sụn bọc đầu xương

-Mô xương xốp gồm các nan xương

-Giảm ma sát trong khớp xương

-Phân tán lực tác động

-Tạo ô chứa tủy đỏ xương

Thân xương

-Màng xương

-Mô xương cứng

-Khoang xương

-Giup xương phát triển to về bề ngang

-Chịu lực, đảm bảo vững chắc

-Chứa tủy đỏ ở trẻ em sinh hồng cầu; chứa tủy vàng ở người lớn.