(Giúp mình nhanh với nha mình...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2016

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Chúc bn hok tốt !

4 tháng 11 2016

thanks bạn nhe

1 tháng 11 2016

y nghia cua truyen con rong chau tien la gi

 

6 tháng 8 2016

mình chỉ cho bạn gợi ý thôi nha:

a. Về kĩ năng: Biết viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm....Có bố cục ba phần rõ ràng, trình bày mạch lạc, lời văn trong sáng, dùng từ dễ hiểu, ít sai chính tả.

1,0
  b. Về kiến thức: Dựa vào hiểu biết về văn bản Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi kết hợp với trí tưởng tượng của học sinh, bài viết cần tập trung kể lại diễn biến chuyến tham quan, miêu tả được vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.
- Giới thiệu lí do của chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được tham quan vùng sông nước Cà Mau.
- Tập trung kể và tả các cảnh:
  + Vẻ đẹp chung của vùng sông nước Cà Mau.
  + Vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã của vùng  sông nước Cà Mau như: vẻ đẹp kênh rạch, sông ngòi, dòng sông Năm Căn...
  + Vẻ đẹp tấp nập, trù phú và độc đáo của cuộc sống con người ở tận cùng phía Nam Tổ quốc.
- Cảm xúc ấn tượng khi tạm biệt vùng sông nước Cà Mau.
31 tháng 1 2018

hình như 1 phần bài này ở trên mạng

ok

9 tháng 5 2016

Chúc bn học thật tốt và rất tiếc vì tui ko có zúp đc

31 tháng 10 2016

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
 

31 tháng 10 2016

Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.

Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.

Bởi Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tim chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.

Qua các biến cố trong cuộc đời ta có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa thấy cái tà ác hoành hành thì không suy nghĩ nhiều, ra tay tiêu diệt, không cho nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự yên bình của dân chúng. Đầu tiên là vụ giết chằn tinh, vì muốn Thạch Sanh thế thân cho mình mà Lí Thông đã đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, đó là lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thay mình. Chàng không hề hay biết về âm mưu thâm độc này, khi trằn tinh hiện lên muốn lấy mạng Thạch Sanh thì chàng vung rìu chống trả quyết liệt và dù chằn tinh đã dở đủ mọi trò biến hóa thì Thạch Sanh đều chống đỡ được. Chàng đã chẻ chằn tinh ra làm hai và ung dung về nhà.

Lần thứ hai Thạch Sanh ra tay chính nghĩa diệt trừ cái ác đó là lần giết đại bàng cứu công chúa từ dưới hang đại bàng trở về. Trong lần chiến đấu này còn thể hiện chàng là một con người không chỉ dũng cảm, ngoan cường mà còn rất mưu chí bởi chàng biết dựa vào vết máu mà đại bàng để lại để tìm đến động của nó, cứu thoát công chúa. Tuy lập được rất nhiều đại cong nhưng do bản tính quá thật thà, tin người nên Thạch Sanh bị Lí Thông lừa hết lần này đến lần khác, không chỉ cướp đại công mà hắn ta còn đang tâm hãm hại Thạch Sanh, muốn dùng đá lấp cửa hang, đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, còn một mình mình đi lĩnh thưởng.

Thạch Sanh là con người có sức sống mạnh mẽ, chàng không chịu đầu hàng trước số phận, khi biết Lí Thông hại mình thì chàng tìm mọi cách để thoát ra. Và cũng tại đây, bản tính chính nghĩa của chàng thể hiện, khi hoàn cảnh của mình nguy khốn nhất thì chàng vẫn đặt việc cứu người lên trên hết. Và cũng vì lòng tốt này của chàng mà chàng đã được báo đáp, bởi người chàng cứu không phải người thường mà là con trai của vua Thủy Tề. Để báo đáp công ơn của chàng vua Thủy Tề đã tặng chàng một cây đàn thần, để khi đã thoát ra ngoài, đất nước có giặc ngoại xâm, chàng đã cầm quân đi đánh giặc tiếng đàn của chàng đã làm cho quân giặc u mê, mất hết tinh thần chiến đấu. Không những vậy, Thạch Sanh còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình với chính kẻ thù, thể hiện rõ nét qua niêu cơm thần.

Như vậy, hình ảnh của Thạch Sanh vừa được xây dựng với những vẻ đẹp lí tưởng của một người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu giúp dân lành, vừa là một người anh hùng chiến trận khi đánh dẹp quân sĩ mười tám nước, mang lại cuộc sống thái bình cho người dân. Hơn thế nữa chàng còn là một con người nhân đạo khi không chỉ tha cho quân giặc con đường sống mà còn thiết đãi nồng hậu.Có lẽ đây cũng chính là nét đẹp của con người Việt Nam ta, nhân đạo, sống tình nghĩa và luôn dùng nhân tâm để thu phục lòng người.

4 tháng 2 2017

ủa đây là học kì 1 mà nhưng bây giờ la hoc kì 2 rồi mới cả mình cũng chưa làm câu hỏi nàyokvuiucchengoam

17 tháng 3 2017

bạn thích đoạn nào thì viết có phải mình thíchleuleu đâu mà viết đc!hiha

13 tháng 9 2016
Các sự việc chính trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(3) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(4) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
Các sự việc phụ trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
15 tháng 11 2016

cứ để nguyên truyện như vậy chỉ thay em bé và ghi tên cậunhonhung

18 tháng 6 2018

Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp “ Em bé Thông Minh” này.
Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: “một ngày cày được mấy đường” có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường”.
Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng đểthử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: “Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội”
Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: “Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà “đánh chén” cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết.” Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.
Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!

bn vào tập làm văn ý có đó