K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2022

Tham khảo!!!

Việc học từ trước đến nay luôn là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta có thể đi đến mọi miền Tổ quốc để học hỏi cũng như luôn luôn phải có tránh nhiệm với quê hương mình. Và bàn về vấn đề này thì Louis Pasteur cũng có ý kiến cũng đã có ý kiến đúng đắn rằng “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”.

Đầu tiên ta phải hiểu được ý kiến của Louis Pasteur nêu ra, “Học vấn không có quê hương”. Chúng ta cũng cần hiểu “Học vấn” cũng chính kiến thức mà mỗi người chúng ta có thể tiếp thu được qua quá trình học tập có thể là trong trường học cũng như ở bên ngoài xã hội. Đó là kiến thức mà chúng ta nghiên cứu, và cũng đã được nhân loại tích lũy biết bao nhiêu năm nay và đáng nói hơn lượng kiến thức đó dường như cứ ngày càng được mở rộng không ngừng và càng ngày càng nhiều. Còn đối với ý “Học vấn không có quê hương” ta cũng có thể cảm nhận được việc học không có giới hạn lãnh thổ, cũng như không có giới hạn bởi một quốc gia hay quê hương nào. Người ta như cảm nhận được chính nơi nào có điều kiện để con người học tập, đồng thời cũng sẽ có điều kiện để có thể giúp cho con người vươn lên đến đỉnh cao tri thức thì quả thực cũng chính nơi đó có sự học. Không dừng lại ở đó thì ta nhận thấy được ý tiếp theo mà Louis Pasteur nêu ra ở đây đó chính là “người học phải có Tổ quốc”. Ý này thực sự không hề mâu thuẫn với ý trên mà Louis Pasteur đã nêu ra. Con người ta cũng cần biết được Tổ quốc là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên đồng thời cũng chính là người có mối quan hệ thiêng liêng với mỗi con người. Trong mỗi chúng ta thì mỗi người đều có quê hương của riêng mình và tổ quốc của mình. Đó chính là nơi gắn bó, yêu thương và đồng thời cũng lại có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, bồi đắp, cống hiến cho nước nhà.

“Học vấn không có quê hương” như đã nói rằng chó dù học tập ở đâu hay thành đạt ở bất cứ nơi nào thì bản thân chúng ta cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước nữa. Thực tế có thể nhận thấy được có rất nhiều người Việt Nam học tập và làm việc ở nước ngoài nhưng luôn hướng về nguồn cội của chính mình. Những người con của đất nước học hành cũng chính là nhịp cầu để nước nhà trao đổi giao lưu. Đồng thời thì chính họ cũng chính là cầu nối giúp thế hệ trẻ, đóng góp trí tuệ, cũng như cả tiền của để xây dựng đất nước góp phần có thể quảng bá hình ảnh đất nước người dân của chính mình. Ta không thể quên được nhạc sĩ Thái Sơn đạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc, thế rồi lại nghe danh Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã làm rạng danh non sông đất nước Việt ta với giải thưởng fields về toán học

Học tập thực sự như chiếc la bàn định hướng cho mỗi người trên con đường học vấn và đó cũng chính là sự vươn đến những đỉnh cao tri thức đặc biệt cũng luôn luôn mong muốn hướng đến mực tiêu thật cao đẹp. Nhờ có học tập mà ta có tri thức để có thể sống thật tốt đồng thời phê phán thái độ sống, lối sống vô cảm. Lên án gay gắt những người lại xem nhẹ học vấn, người mà lại từ chối quê hương, quên nguồn cội của chính mình. Phê phán người học mà lại học với động cơ nhỏ nhen, tầm thường, sống ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân của mình mà thôi.

Tất cả mỗi người chúng ta cũng cần có khát vọng học tập, mỗi người cũng không ngừng tìm tòi, nghiên cứu. Bởi có ai đó nói “học tập là cuốn vở không trang cuối” chính vì kiến thức của nhân loại là vô hạn không có điểm dừng. Mỗi hãy tự làm giàu kiến thức cho chính mình. Bên cạnh đó người học thông minh cũng phải biết học có chọn lọc, đồng thời cũng phải biết hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc chúng ta, như thế mới là học.

Mỗi người cũng hãy xác định mục tiêu học tập đúng đắn, quyết tâm, học đi đôi với hành nữa. Bởi biết được rằng mọi lý thuyết sẽ chẳng có tác dụng gì nếu như nó không được ứng dụng vào hực tiễn. Hãy tìm cho mình một các học có phương pháp, có cách thức để có thể tiếp nhận được nhiều nhất kiến thức của nhân loại. Và quan trọng hơn là phục vụ cho chính bản thân bạn cũng như đất nước bạn đang sống và gắn bó. Học kiến thức là điều quan trọng nhưng đừng bao giờ quên được việc trang bị nội lực, kĩ năng mềm cho chính bản thân. Vì đôi lúc khi đi ra ngoài cuộc sống những kiến thức bạn hiểu mà không khéo bày tỏ lại là một khúc mắc rất lớn cho người nghe. Có kiến thức là một chuyện, biết biến kiến thức đó thành công cụ thì chúng ta cần phải có kỹ năng.

Louis Pasteur nói “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” thực sự đúng đắn. Có rất nhiều thành phần khi họ giỏi, họ có kiến thức thì họ lại quên đi Tổ quốc của chính họ. Thực sự đây là một sự vô ơn, nhưng ngược lại cũng phải đặt ra câu hỏi là nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến người hiền tài chưa? Hiểu một vấn đề ta phải đặt nó trong nhiều mối quan hệ thì mới có thể đáng giá được nó, nhưng xét cho cùng câu nói cũng là một câu nói thật đúng và đáng để người ta suy ngẫm.

tham khảo nha 

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi!

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

Quê hương – hai tiếng thân thương ấy mỗi lần vang lên khiến ta đều không khỏi xúc động,bồi hồi. Hình bóng quê hương dõi theo chúng ta cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, con người phải ra sức học tập và tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật thì mới có thể bắt kịp với nhịp sống. Nhưng tiếp thu phải có chọn lọc, hòa nhập chứ không phải hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Có lẽ vì vậy mà Louis Pasteur đã nói rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”.

“Học vấn không có quê hương” có nghĩa là gì? Trước hết ta cần hiểu “học vấn” là những hiểu biết, tri thức của con người nhờ học tập mà có được. Học tập là cả một quá trình dài và phức tạp với mục đích là tích lũy kiến thức về thiên nhiên, xã hội, con người…Tiếp đó, “học vấn không có quê hương” có nghĩa là việc học không bao giờ giới hạn trong một lãnh thổ, quốc gia hay quê hương nào cả. Bác Hồ cũng từng nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” ,sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Nếu ví sự học là một con đường không có đích đến thì người học chỉ là một lữ khách phiêu du qua những dấu chân mà ta đã để lại mà thôi.

“Người học phải có Tổ quốc” có nghĩa là gì? Mỗi người khi sinh ra đều mang cho mình một quốc tịch. Ai cũng đều có quê hương, tổ quốc của mình, nơi ta trưởng thành và phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và cống hiến. Nhận định của Louis Pasteur: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”muốn khẳng định rằng con người phải biết nỗ lực vươn đến đỉnh cao của tri thức, từ đó hướng đến mục tiêu cao đẹp, biết cống hiến cho quê hương, đất nước mình.

Việc học thực sự cần thiết và rất quan trọng đối với mỗi người. Xác định đúng đắn mục đích của việc học“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” con người không ngừng tiếp thu tri thức của nhân loại. Từ đó càng làm dày thêm truyền thống hiếu học tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời. Bởi vậy ta mới nói “học vấn không có quê hương” vì chúng ta tiếp cận với nó dưới mọi hình thức và dưới mọi góc độ khác nhau. Ông cha ta cũng đã răn dạy rằng “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” quả là không sai. Ngày nay, cách chúng ta tiếp thu tri thức ngày càng rộng rãi cho nên điều khẳng định trên của L. Pasteur là hoàn toàn đúng.

Trên con đường chinh phục kho tri thức nhân loại, mỗi cá nhân phải ý thức được việc học và không ngừng “học, học nữa, học mãi” bởi có đi hết cuộc đời này ta không thể nào biết hết kho tàng tri thức của nhân loại. Học vấn không chỉ giới hạn trong những cuốn sách hay những bài giảng trên lớp của thầy cô, mà chúng ta có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Chúng ta có thể tự hào về chàng trai trẻ Nguyễn Trọng Nghĩa được vinh danh tại Úc . Từ một học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá “sinh viên quốc tế của năm“. Không chỉ dừng lại ở đó, Nghĩa còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện. Hàng giờ, hàng ngày trôi qua lại có không biết bao nhiêu những phát minh mới, kiến thức mới. Thế nên, đừng bao giờ thỏa mãn với những gì ta biết và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ. Ta phải học kiến thức, học cái hay, cái đẹp không chỉ để làm giàu vốn hiểu biết mà còn để tồn tại, chung sống và để khẳng định bản thân.

“Học vấn không có quê hương“. Quả thực như vậy! Nhưng còn người tiếp thu nó thì không, không ai sinh ra trên đời này là không có quê hương cả. Quê hương được ví như một người mẹ luôn che chở cho ta, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất và là điều vô giá đối với mỗi người. Một điển hình cho sự cống hiến, đóng góp cho nước nhà đó là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình – giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Năm 1979, ông tham gia kì thi Toán Quốc tế và đã giành giải đặc biệt. Sau đó ông được rất nhiều lời mời gọi của các trường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình yêu quê hương đúng là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam ta.

Quê hương như một chiếc chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Mỗi người phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn. Nếu thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, khiến ta không được làm người một cách trọn vẹn. Chúng ta phải luôn khắc ghi một điều rằng: dù sau này cuộc sống có ra sao, dù có như thế nào đi nữa thì ta cũng không được phép quên đi nguồn cội. Ta có học nhiều đến mấy mà không có trạch nhiệm cống hiến được cho quê hương mình thì có lẽ sự học của ta sẽ trở nên vô ích mà thôi. Thế nên, chúng ta học hỏi, chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức là điều cần thiết. Nhưng “học phải đi đôi với hành” và học phải có chọn để vẫn giữ được bản sắc văn hóa của đất nước mình. Đó là trách nhiệm của mỗi người công dân Việt Nam.

Thực tế ngày nay một số bộ phận giới trẻ đang tỏ ra “thờ ơ” với việc học. Các bạn sa vào lối sống hưởng thụ mà không nghĩ tới con đường học vấn hay sự nghiệp cho tương lai. Hay có những bạn trẻ đi học là vì sự ép buộc của bố mẹ. Họ đến lớp học chỉ với môt mục đích – thỏa sự mong đợi của cha mẹ mà thôi. có không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, hay có hành vi bôi nhọ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc… Để ngăn chặn những hành vi đó, trước hết, đối với những bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, thì công việc đầu tiên nên làm là phấn đấu hết mình trong con đường học tập. Chỉ khi học tập tốt thì các bạn mới có thể trưởng thành hơn trong cuộc sống và thành công trong tương lai.

“Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” là một nhận định vô cùng đúng đắn. Nhà bác học người Pháp Louis Pasteur đã dùng từ “nhưng” để liên kết hai vế câu đối lập, từ đó nhấn mạnh giá trị của “Quê hương và Tổ quốc”. Có lẽ trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương – nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Nhận thức được điều đó, mỗi chúng ta phải ra sức học tập thật tốt và luôn nuôi khát vọng cống hiến cho quê nhà, dù chỉ là hành động nhỏ thôi cũng đáng được tôn vinh. Nhất là thế hệ trẻ ngày này, các bạn hãy nhớ rằng: “Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí”.

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".(Lê Ngọc Trà)~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]
“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".
(Lê Ngọc Trà)
~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~
     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí trung tâm, làm đối tượng chủ yếu của sự phản ảnh bởi đây là hiện thân của mọi sự việc trong văn học, là hạt châu quy chiếu tất cả mọi vẻ đẹp, mọi giá trị tinh túy của đời sống mà những ngòi bút sắc sảo hướng tới. 
     - Con người trong văn chương không phải là kiểu con người trừu tượng mà họ là những con người cụ thể, sinh động, mỗi nhân vật đều mang một hình tượng riêng biệt, tiêu biểu cho từng tầng lớp xã hội hay thời đại mà họ đang sống. Nhưng cũng có những nhà văn như Nguyễn Thành Long, những nhân vật trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa" không phải là hình tượng con người cụ thể, đó chỉ là những hình mẫu đại diện cho những người thanh niên xung phong, yêu nước, yêu nghề thời bấy giờ.
     - Con người của văn chương là con người sự toàn vẹn, hoàn mỹ với tất cả đời sống và xã hội. Con người trong văn học là con người của hạnh phúc và đau khổ, vui sướng và buồn bã, yếu đuối và mạnh mẽ, chống trả và cam chịu, … Tất cả những thứ ấy đều là những điều muôn vẻ, muôn màu đã được thấu hiểu từ lăng kính tinh tế của nhà văn đưa vào trang sách.
     - Văn học không chỉ đơn giản là miêu tả ngoại hình hay hành động của nhân vật mà còn phải chau chuốt, đặc tả một cách chân thật nhất những tính cách, thân phận hay những suy tư của họ trước cuộc đời. Đó là những con người luôn trăn trở, đi tìm lý tưởng sống của đời mình, của những giá trị tốt đẹp bị che lấp bởi những “chùng chình, vòng vèo" của đời và xã hội.
     - Vấn đề của văn chương là những hiện tượng, sự vật. Nhưng cái mà người nghệ sĩ quan tâm nhất lại là những gì thuộc về con người với những mối liên hệ, chứa đựng trong những thứ xoay quanh sự vật hiện tượng đó. Cho nên, sự vật trong văn học thường mang những vẻ đẹp man mác, như hạt cát mang theo thân phận một đời người, như giợt sương mai mang theo hơi thở tươi trẻ của thanh xuân và sức sống mãnh liệt, … hay như những con nai nhỏ mang theo trái tim nhỏ bé với những rung động đầu đời. Chính những giá trị đích thực ấy đã tạo nên vẻ đẹp và những giá trị thẩm mỹ của sự vật trong văn học.

     - Như chúng ta có thể thấy, Văn đàn Văn học Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ "Phong trào Thơ mới" với sự xuất hiện của những nhà văn có lối văn chương riêng biệt nhưng đều thể hiện được hình tượng con người trong tác phẩm của mình vô cùng hoàn chỉnh và đặc sắc như một Nguyễn Bính "mộc mạc", một Xuân Diệu "rạo rực, tha thiết", một Huy Cận "sắc sảo mà tinh tế", ... hay như một Lưu Trọng Lư "mơ màng". Họ đã bắt được những cái tế vi nhất của cuộc đời để sinh ra những tác phẩm mang những tư tưởng lớn về đời sống và đời người.
___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY
1. “Con người, tiếng ấy thật tuyệt diệu, nó vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao.”
(Maksym Gorky)
2. “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.”
(Tố Hữu)
3. “Thiên chức của nhà văn là đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.”
(Nguyễn Minh Châu)
4. “Thơ khởi phát ở trong lòng người."
(Lê Quý Đôn)
5. “Hãy hát lên khi mỗi tâm hồn anh là một sợi dây đàn.”
(Platon)

4
29 tháng 3 2023

đăng muộn zợ chị :q

29 tháng 3 2023

21h30 mới nhớ ra tuần nay chưa up bài nên lôi ra viết, viết xong là đăng liền cho nóng :vv

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 4]“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có hình sắc riêng". (Hoài Thanh)                       ~ NHÀ VĂN - TƯ CHẤT VÀ SỨ MỆNH ~A. PHẨM CHẤT CỦA NHÀ VĂN     1. Một tâm hồn nhạy cảm, một trực giác sắc bén“Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 4]
“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có hình sắc riêng". (Hoài Thanh)
                       ~ NHÀ VĂN - TƯ CHẤT VÀ SỨ MỆNH ~
A. PHẨM CHẤT CỦA NHÀ VĂN
     1. Một tâm hồn nhạy cảm, một trực giác sắc bén
“Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ; núi non hoa cỏ trông mới đẹp, từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.” (Hoài Thanh)


Một nhà văn đúng nghĩa phải là người sẵn có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để bắt trọn những chuyến biến tế vi nhất của cuộc đời và phải có tài “đào sâu", lục tìm sâu những bản chất thật của con người dưới lớp màn hiện thực. Trực giác sắc bén và tâm hồn nhạy cảm giúp người nghệ sĩ có cách sống “chiều sâu" hơn người thường, có những trải nghiệm mà không ai có được. Cái sắc bén ấy thể hiện qua từng ánh nhìn, từng cử chỉ, nét mặt, … và cả lời nói, giúp nhà văn thu nhặt được những hình ảnh rõ nét nhất dù chỉ là thoáng qua hay những lát cắt tế vi nhất về đời và người.
     2. Một trái tim giàu xúc cảm
“Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.” (Nguyễn Đình Thi)


Cái cốt của cảm xúc trong văn học là xúc cảm chân thành từ nhà văn, ngay cả đến nhà văn bình thường nhất. Muốn làm một nhà văn, ắt anh phải mang trong mình những tình cảm tha thiết nhất, yêu thương sâu đậm nhất với mọi điều trong đời. Những tình cảm chớm nở sẽ thôi thúc tâm trí anh cầm bút sáng tạo. Tâm hồn người nghệ sĩ rung động trước cuộc đời và sự rung động ấy sẽ khơi nguồn nên những dòng cảm xúc trong họ. Nhờ có nguồn cảm hứng ấy mà tác phẩm anh mới trở nên ấm nồng như suối nguồn thi cảm mà dạt dào, xao xuyến.
     3. Khả năng suy tưởng phong phú
“Theo quy luật điển hình hoá của văn học, qua một giọt sương để thấy cả bầu trời. Nghệ sĩ lớn là người có khả năng chưng cất cả đại dương vào trong một giọt nước, cả vũ trụ vào trong một giọt sương. Tầm cỡ nhà văn là viết về những cái không đâu, vặt vãnh nhưng khơi gợi được những vấn đề lớn, liên quan đến số phận con người, nhân loại.” (Hà Thị Hoài Phương)


Trí tưởng tượng giúp nhà văn mở ra một thế giới mới dựa trên hiện thực cuộc sống, từ đó mà nhào nắn, mài dũa nó theo góc nhìn của chính mình. Thế giới của nhà văn phải thực hơn hiện thực, phải truyền tải được những thông điệp tốt đẹp, phơi bày cái đẹp tinh tuý của cuộc đời từng bị ẩn giấu. Sự liên tưởng như con nhện giăng tơ, kết nối mọi sự vật, hiện tượng, sự việc lại với nhau, tạo nên tiền đề cho sự hình thành chỉnh thể nghệ thuật.
     4. Sự từng trải
“Sống đã, rồi hãy viết.” (Nam Cao)


Muốn sinh ra một tác phẩm phơi bày được các mặt tối của hiện thực đời sống, buộc anh phải chứng kiến được, cảm nhận được, trải qua được những “đau khổ" ấy. Mỗi nghịch cảnh trong cuộc sống đều sinh ra những tác giả với một chất văn riêng: người giàu sang thì sinh ra thoải mái, vô tư; người cùng bần hoạn nạn thì sinh ra uất ức, không cam chịu; … Từ đó, ta thấy hiện thực đời sống hằng ngày như chất xúc tác quan trọng làm nên một nhà văn có tầm vóc tư tưởng lớn.
     5. Sự điêu luyện trong cách sử dụng ngôn từ
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.” (Nam Cao)


Cái tài của nhà văn là phải biết sử dụng ngôn từ. Không có năng lực sử dụng ngôn ngữ, thì dù cho có ý tưởng sáng tạo đến mấy, trí tưởng tượng phong phú đến đâu thì cũng chỉ là lý thuyết suông trên nền giấy trắng. Biết cách biến hoá ngôn từ thì văn anh mới hay, mới thấm, mới sâu, mới bộc tả được hết hiện thực cuộc sống và truyền tải được những thông điệp mà anh gửi vào từng con chữ. Đây chính là công cụ đắc lực tạo nên tính nghệ thuật cho tác phẩm.
B. SỨ MỆNH CỦA NHÀ VĂN
     1. Dẫn lối đến cái đẹp: nhà văn phải là người kết nối được tâm hồn của độc giả đến với cái đẹp trong “thế giới" của mình. Phải cho độc giả thấy được những nét đẹp lạ ở những chi tiết không ai ngờ tới, cái đẹp kín đáo mà e thẹn dưới lớp màn hiện thực, cái đẹp của bản chất con người bị vùi dập dưới một xã hội đen tối.
     2. Xây đắp nên thế giới tâm hồn con người: văn chương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, vì thế mà tác giả có nhiệm vụ phải đem hết tâm can, máu thịt của mình để viết, viết cho cái đẹp cuộc đời. Nhà văn phải là người thấu hiểu hồng trần, biết cách xoa dịu những nỗi đau người đọc từ những câu từ của mình, giúp tâm trí người đọc trở nên tốt đẹp hơn, thức tỉnh trong ta ý chí hướng thiện, đưa ta trở về bến bờ chân - thiện - mỹ.
     3. Là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng: nhà văn là người đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của hồn người. Ngòi bút của nhà văn là “súng", họ cầm lên để lên án những thứ xấu xa, bỉ ổi của đời sống để bảo vệ những người thấp yếu, bảo vệ cho những điều tốt đẹp, cho một cuộc sống tươi sáng hơn. Một nhà văn chân chính phải là người có dũng khí để vạch trần những mặt tối đang ngày một bào mòn hạnh phúc và tự do của nhân sinh. 

4
6 tháng 4 2023

Cái lưng của toi chưa bao giờ thực sự là ổn =))

Đừng ai thắc mắc sao hong có phần "Một số câu lý luận văn học hay" nha, tại mỗi ý của phần A là tui có gắn một câu rồi đó ~~

6 tháng 4 2023

văn học cũng chỉn chu đấy :))

 

9 tháng 9 2021

+ Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm.

Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc.

11 tháng 9 2021

+Văn học Việt Nam từ năm 1945-1975 vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm 

+ Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề dân tộc lên hàng đầu, văn học tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, toàn dân tộc.

 

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?  

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 

0
I. ĐỌC - HIỂU.Đọc đoạn trích        Sau khi tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được cơ hội việc làm phù hợp nên cũng có nhiều áp lực. Thời gian đầu, tôi phải chấp nhận làm những công việc tạm bợ, không liên quan đến ngành mình học…      Người ta vẫn nói: “Muốn thành công phải chơi với những người thành công” và thực tế khi đó tôi không thể gặp gỡ, kết giao được...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU.
Đọc đoạn trích 

       Sau khi tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được cơ hội việc làm phù hợp nên cũng có nhiều áp lực. Thời gian đầu, tôi phải chấp nhận làm những công việc tạm bợ, không liên quan đến ngành mình học…

      Người ta vẫn nói: “Muốn thành công phải chơi với những người thành công” và thực tế khi đó tôi không thể gặp gỡ, kết giao được với những người thành công. Nhưng tôi có suy nghĩ là không chơi được với họ ở ngoài đời thì mình sẽ kết bạn với họ thông qua những trang sách.

      Thế nên tôi tìm đọc rất nhiều những cuốn sách về những người thành công trên thế giới, để hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của họ, hiểu được những tư tưởng, hành động và suy nghĩ về những bí quyết thành công của họ và cuối cùng tôi đã “chơi” được với rất nhiều người giỏi, thành đạt không những ở Việt Nam mà còn rất nhiều doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng trên thế giới. Chính những điều đó đã khơi dậy niềm đam mê kinh doanh trong tôi, thôi thúc tôi phải học tập và làm việc nhiều hơn để trở thành một người có ích cho xã hội, cho đất nước.

       Từ đó tôi nhận thấy mình phải làm những việc lớn lao hơn. Tôi khởi nghiệp từ những cơ sở kinh doanh rất nhỏ ở một số lĩnh vực dịch vụ.

        Đến năm 2008, tôi quyết định thành lập Kosy và trong suốt quãng thời gian qua, vấp ngã cũng nhiều và rồi lại tự mình đứng dậy, để rồi sau đó tôi nhận ra rằng “chính cái đầu của mình quyết định cho số phận của mình”.

                                                                  (Bảo Quyên, Trích bài phỏng vấn TS Nguyễn Việt Cường, http://cafebiz.vn)

** TS Nguyễn Việt Cường là người sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Kosy – tập đoàn 2 lần được nhận danh hiệu “Thương hiệu Mạnh Việt Nam”, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, năng lượng tái tạo và công nghệ thông tin.
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, khi bắt đầu khởi nghiệp, TS Nguyễn Việt Cường đã có suy nghĩ gì về việc kết bạn? 

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến “chính cái đầu của mình quyết định cho số phận của mình”?
Câu 4. Anh/Chị rút ra những bài học gì từ chia sẻ của TS. Nguyễn Việt Cường được thể hiện trong đoạn trích?

II. LÀM VĂN
       Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi đối với mỗi người.

 


                                                       

 

0