Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Trong muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình. Đó cũng chính là lý do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi - nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ; Malala Yousafzai - cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan; tổng thống Mexico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc… Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. Vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”.
Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thế thoải mái hơn, dễ dàng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.Còn bn này thì trái ngược với những gì em đã nói trên.
Khi ứng xử với người xung quanh, chúng ta phải lựa chọn câu từ phù hợp với vai vế, tuổi tác và tùy theo mức độ thân thiết hoặc xã giao. Một số các thanh thiếu niên đang ở độ tuổi phản nghịch thường thích hành động, nói những lời nói theo cảm tính, mục đích của các em là để gây sự chú ý với người lớn. Các em nghĩ đó là hay, là ngầu nhưng thực tế lại là những hành động không hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa của Việt Nam ta. Là người lớn từng trải, các cô chú không nên xem nhẹ thái độ của các em, hãy nghiêm khắc trách phạt nếu cần, vì đây là giai đoạn rèn giũa tính cách, nhân phẩm của thanh thiếu niên, giúp các em có hành vi, thái độ cư xử chuẩn mực đạo đức xã hội.
Để gây ấn tượng tốt với những người xung quanh, cần phải chú ý cử chỉ, thái độ lời nói.
Nếu như mối quan hệ không quá thân thiết thì yêu cầu cư xử lịch sự, nói chuyện dễ nghe, để khiến cho người đối diện có ấn tượng tốt, không cần phải một hai thể hiện sự ngầu lòi, ưu điểm của bản thân, lấy đó mà khoe mẽ trước mặt người khác. Như vậy sẽ tạo cho người khác một cảm giác khó gần, kiêu ngạo, không coi ai ra gì. Chú ý câu từ khi nhắn tin với người mình không thân thiết, nên sử dụng "ngôn ngữ mạng" với đúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm. Khi đã nói chuyện thoải mái với nhau thì cần lựa chọn chủ đề nói chuyện cho phù hợp, tránh đào sâu về những chuyện người khác không tiện nói và trách từ ngữ thô bỉ. Trước khi nói nên nghĩ lại xem người đối diện sẽ nghĩ gì, thái độ lịch cần thiệp, tao nhã.
(Mình mới lớp 8, cũng đang ở độ tuổi nổi loạn, nhưng mình được bố mẹ "giáo dục tư tưởng" từ bé nên mình rất lý trí, những bạn cùng độ tuổi cũng như mình nhé... Haizz, mình cũng không biết xưng hô như thế nào cho phù hợp nên nếu sai sót xin góp ý ạ)
Khi xã hội càng ngày càng phát triển, sự du nhập của văn hóa Phương Tây ngày càng rõ nét. Cách sống của người dân Việt cũng thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, tầng lớp được coi là tương lai của một đất nước. Lý tưởng sống của thanh niên bây giờ phải đánh giá là kém hơn thời trước rất nhiều. Khi gia đình có điều kiện hơn, chăm lo cho các em được tốt hơn. Các em không thấy hiểu lỗi khổ của sự thiếu thốn nên nếp sống rất buông thả, trí cầu tiên tương đối kém. Mặt khác, do có điều kiện từ nhỏ nên các em thường thiếu lý tưởng về sống lành mạnh, thay vào đó là ăn chơi buông thả: đầu tóc nhuộm xanh đỏ, quần áo hở hàng, ăn chơi xa đọa, nghiện ngập... Có thể kết luận chung, đa số bộ phận thanh niên Việt Nam hiện nay chưa có một lý tưởng sống đích thực, chưa có một đường lối chuẩn chỉ, giúp các em định hướng cho tương lại. Điều này cần được chấn chỉnh ngay, từ cha mẹ, cộng đồng và Đảng nhà nước. Vì tầng lớp này chính là tương lai của một đất nước.
Lý tưởng sống của em là một cuộc sống đầy ý nghĩa, nơi em có thể phát huy hết khả năng của mình để giúp đỡ người khác. Em tin rằng mỗi hành động nhỏ, từ việc chia sẻ kiến thức cho đến việc hỗ trợ cộng đồng, đều có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Em mong muốn trở thành người luôn học hỏi, không ngừng nâng cao bản thân và đóng góp cho xã hội. Em ước mơ về một thế giới nơi mọi người đều có cơ hội để phát triển và được tôn trọng. Cuối cùng, em hy vọng mình có thể truyền cảm hứng và khích lệ người khác theo đuổi đam mê và lý tưởng của họ.