Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
NDĐT – Cho đến những ngày cuối cùng của năm 2017, khi chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện bài viết này thì vẫn liên tiếp nhận tin tức về cơn bão 15 và nối tiếp là bão số 16. Tràn qua Philippines làm gần 360 người chết và mất tích, quần thảo trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cơn bão có tên quốc tế là Tembin được dự báo ở cấp thảm họa đe dọa các tỉnh Nam Bộ. Dường như, thiên tai chưa khi nào “ngưng nghỉ” trên dải đất hình chữ S. Năm 2017, bão, mưa ngập, lũ ống, lũ quét, sạt lở trực tiếp và ảnh hưởng hầu hết các tỉnh trong cả nước, khiến cho một năm qua đi để lại những dư âm nặng nề, ám ảnh…
tham thảo :
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này. Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
Bạn tham khảo nhé :
Bailey từng nói: "Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc, còn bạn, bạn cười." Mỗi con người sinh ra là một cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Chúng ta cần phải từng ngày nỗ lực để hoàn thiện bản thân, dẹp bỏ những tính xấu mà mình thường hay mắc phải. Một trong những tính xấu đó chính là tính ích kỉ.
Vậy tính ích kỉ là gì? Ích kỉ là một thái độ sống không tốt, là sự thờ ơ vô cảm trước một tình huống xảy ra trước mặt, là một thái độ sống lạnh nhạt chỉ biết lo cho bản thân, không hề quan tâm những người xung quanh. Những người ích kỉ lúc nào cũng đặt quyền lợi của bản thân lên quyền lợi của mọi người, của tập thể. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bạn nên nhớ nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
Biểu hiện của tính ích kỉ trong mỗi con người rất rõ nét. Họ sống trong tư thế không chịu mở lòng, luôn ngại khó, ngại khổ mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, làm việc gì cũng phải tính toán hơn thua với người khác, chỉ thích hưởng quyền lợi mà không thích làm việc. Những người chỉ lo đến mình, khư khư giữ lấy lợi ích của riêng mình luôn phải sống trong cái vỏ bọc mà họ tạo ra, rất kín đáo. Chúng ta không thể chui vào đó được, vì hàng rào rất chắc chắn, họ sẽ ít mở lòng, ít hòa đồng và hơn hết là khi nào thấy có lợi ích thì mới làm. Ví dụ như trong lớp học, khi có bạn đến hỏi cách giải một bài toán khó mà mình đã giải ra, vì sợ bạn cũng làm ra rồi giỏi hơn mình nên né tránh, nói dối rằng chưa làm ra rồi lảng sang việc khác. Hay khi cả lớp đi uống nước sau những buổi lao động ở trường, trong lúc bạn bè nói chuyện vui vẻ thì bạn nhăn mày nhăn mặt tính toán: “Mình thì làm mệt phờ người còn nó chỉ làm một chút mà cũng được ngồi uống nước như mình.” Chẳng phải Bác Hồ đã từng nói: “Lao động là vinh quang” sao? Nhưng lúc đó bạn có nghĩ được như vậy không? Chắc chắn là không đâu khi mà sự ích kỉ đang quấn lấy trí óc bạn, khiến cho bạn càng thêm mệt mỏi. Một người luôn mơ ước có cái này cái kia, thành ông này ông nọ nhưng lại ngại khó khăn, gian khổ, luôn toan tính để đạt được mọi việc bằng thủ đoạn thì chẳng mấy chốc lâu đài cát ấy cũng sụp đổ.
Hậu quả của tính ích kỉ thật khó lường. Lòng ích kỉ khiến ta chỉ biết nghĩ cho bản thân, thành ra quanh co với những ham muốn cá nhân, đánh mất mình trong vòng xoáy của lợi ích và thù hận. Tính ích kỉ như một ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả, khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta. Những người ích kỉ sẽ không bao giờ phát triển hay khẳng định được bản thân, cũng khó có thể thành công trong cuộc sống. Bởi vì họ sẽ bị người khác xa lánh, ghét bỏ, sẽ không bao giờ được người khác giúp đỡ hay tạo cơ hội để phát triển, bởi cá nhân chỉ có thể hòa hợp với cộng đồng khi biết cân đối, hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Bạn gieo nhân nào thì gặp quả đấy. Đó chính là luật nhân quả mà bạn phải biết để có thể hoàn thiện bản thân mình từng ngày.
Con người có thể đối mặt với nhiều vấn nạn khác nhau nhưng vấn đề cấp thiết nhất chính là xóa bỏ sự ích kỉ - đuổi một con quỷ dữ ra khỏi tâm hồn. Sống là phải biết yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ, bởi vì mỗi con người chúng ta đều có một trái tim để cảm thông và hòa chung nhịp đập với cộng đồng. Học cách quan sát, để ý đến người xung quanh mình nhiều hơn. Ta nên thay đổi lối sống cực đoan không bao giờ chịu nhận phần thua thiệt về mình và học cách nhún nhường trước mọi người. Quan trọng hơn hết là phải rèn luyện bản thân , giúp đỡ mọi người.
Bên cạnh đó, chúng ta nên lên án mạnh mẽ những kẻ sống thờ ơ vô cảm như một bạn học sinh nhìn thấy một cụ già bị ngã nhưng không chịu dừng lại dù chỉ một phút để đỡ bà cụ dậy vì một lí do đơn giản: “Không thể đến lớp trễ, sẽ bị cô giáo phạt nặng mất”. Hay những kẻ chỉ biết đến bản thân, không bao giờ nhường nhịn vì người khác. Ta nên chọn một “loại thuốc” hữu hiệu cho căn bệnh thế kỉ ấy để cuộc sống trở nên tươi đẹp.
Còn gì cao quý và hãnh diện hơn cho một thái độ sống vị tha, cống hiến quên mình. Không phải lúc nào ta cũng là duy nhất, ta cần yêu quý bản thân nhưng đó không có nghĩa là bạn được phép sống ích kỉ. Cuộc sống không đủ dài để chúng ta có thể sửa chữa tất cả những sai lầm của bản thân, nhưng đủ dài để chúng ta vứt bỏ bản tính ích kỉ và bắt đầu lại với một trái tim đầy tình yêu thương.
- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
Năm nay, số lượng học sinh dự thi vào lớp 10 ngày 8/6 là 75.000 học sinh, giảm hơn 4.000 so với năm ngoái.
Sáng 8/6, các thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi với hai môn Ngữ văn và chiều thi Toán. Thi hệ chuyên diễn ra trong hai ngày 9-10/6 với 1.750 chỉ tiêu.
- Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
- Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.
Trái đất mất hàng tỉ năm để hình thành, và cũng mất hàng triệu năm để sự sống được nhen nhóm và tồn tại. Nhưng trải qua hàng ngàn năm bồi đắp, sự sống ấy lại đang vô tình mất đi do chính những người đang mỉm cười vì sự sống đó. Người ta giăng ra khẩu hiệu hòa bình, nhưng cũng chính tay người ta phá nát đi cái khẩu hiệu đó. Thế giới này đang dần bị tàn phá bởi những bàn tay ấy, đó cũng là lúc mà con người cần phải ý thức được sâu sắc vận mệnh và hành động của mình, nhất là với học sinh chúng ta - thế hệ đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ, lại càng phải ý thức được sâu sắc hơn điều đó. Chúng ta phải hiểu và phải hành động, mà hành động cần thiết nhất chính là trau dồi cho mình tri thức và vốn sống để có thể cứu vớt lại những sự sống đang ngấp nghé bờ vực tàn phá kia. Đó không phải là vận mệnh, mà là ước mơ và hành động vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc.
Chiến tranh là tình trạng bất lực của tình thương, buộc phải sử dụng vũ khí, phương tiện, trước những xung đột, bất đồng về chính kiến, ý thức giữa những cá nhân, quốc gia hay những nhóm có chung một niềm tin.
Khi tình thương bị dìm sâu trước những bất đồng, thì chiến tranh ở trạng thái khởi động. Chiến tranh chỉ hình thành khi có bên gây chiến. Hết chiến tranh gọi là hòa bình.
Nguyên nhân của chiến tranh có rất nhiều, nguyên nhân có hòa bình là chấm dứt chiến tranh. Chúng ta luôn cầu nguyện hòa bình, cho nhiều người hiểu được khổ đau, biết dùng tình thương hóa giải hận thù, hiềm khích, để đừng tạo thế chiến tranh, chứ cầu nguyện không thể mang đến hòa bình.
Ai cũng muốn sống trong thanh bình để con người được phát triển, để tình thương được bao trùm, để nhân lọai sống được những giây phút yên vui, để tâm hồn luôn thanh thản. Thanh bình là trạng thái con người có đầy tình thương và niềm tin trước cảnh yên bình của thiên nhiên, không có những xung đột.
Muốn không có chiến tranh, phải biết giữ thanh bình: đòan kết thương yêu nhau, biết tạo tình thương và niềm tin trong cả cộng đồng. Khi có những nguyên nhân khiêu khích, cả cộng đồng phải hóa giải ngay, phải dập tắt ngay từ trứng nước, nếu để bùng nổ từ những dấu tích mờ nhạt, thì sự phân hóa sẽ hình thành, bắt đầu xung đột mới và chiến tranh có thể diễn ra.Con người không luôn là một khối thống nhất, từ tình thương, ý thức đến ước mơ, vì vậy muốn có thanh bình phải biết lắng nghe để hiểu, nhìn kỷ để thương. Nếu không hiểu được, thương không được, thì không khí thanh bình bị đe doa.Mỗi tập thể con người, đều có những thủ lĩnh để điều hòa những lợi ích, giữ niềm tin và tình thương cho nhau. Thủ lĩnh giỏi sẽ biết giữ lấy thanh bình. Nếu ai cũng là thủ lĩnh thì tình trạng chiến tranh đang được chuẩn bị.Có nhiều lọai chiến tranh, nhưng chỉ gồm hai nghĩa: chính nghĩa và phi nghĩa. Trong chiến tranh, ai cũng cho mình là chính nghĩa. Bất kể lọai nào, chiến tranh luôn gây mất mát, đau thương. Ai cũng chán ghét chiến tranh, nhưng khó giữ hòa bình, vì hòa bình chỉ có khi chiến tranh chấm dứt.Chiến tranh chỉ chấm dứt khi chân lý sáng tỏ, hay những người khơi chiến bị thiệt hại hoặc tự thấy không thích chiến tranh nữa. Muốn chân lý sáng tỏ và người khơi chiến bị thiệt hại, mọi người phải đồng lòng lên tiếng, nói rõ những sự thật, góp chung tiếng nói, chống lại cái ác. Nếu ai cũng muốn an thân cho mình, không muốn nói lên sự thật, chân lý không sáng tỏ, chiến tranh sẽ không chừa một ai.Chiến tranh và hòa bình, đó là sự vận động không ngừng, như vật chất không thể đứng yên, không có hồi kết. Chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Muốn hòa bình, đừng tạo thế chiến tranh ! Thế chiến tranh có rất nhiều, nguy hiểm nhất là đứng trên đầu thiên hạ.
Tham khảo nha bn
"Uống nước nhớ nguồn" laf một trong những câu tục ngữ hay của kho tàng văn học VN. Câu tục ngữ dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha a. Ta không được phép quên tổ tiên, những ng đi trước. Lòng biết ơn là phẩm chất quý giá của con ng. Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có, neenta phải học cách biết ơn, để cảm ơn mọi ng
Mk tự viết ko cần lo cô giáo bn nghi là chép mạng :))
Trường học giống như một xã hội thu nhỏ. Đó là nơi mà mỗi người có thể tìm thấy cho mình những trải nghiệm riêng, bài học mới lạ, kết bạn với những người xung quanh … Và kỉ luật học đường sẽ giúp chúng ta tiếp cận với xã hội bên ngoài một cách đúng đắn và tích cực hơn.
Kỷ luật học đường là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được nhà trường đưa ra cho các giáo viên và đặc biệt là học sinh. Khi đến trường, mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Kỷ luật học đường là một công cụ hữu ích giúp mỗi học sinh tăng cường ý thức giữ nề nếp kỉ luật trong trường học.
Nghị luận về kỉ luật học đường trong nhà trường hiện nay
Kỉ luật học đường hình thành nếp sống có kỷ cương, phép tắc trong từng cá nhân. Trường học là nơi cung cấp tri thức đồng thời tạo ra môi trường thân thiện để học sinh có thể trao đổi, chia sẻ cho nhau. Bởi vậy, việc bản thân học tập và biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra là một điều cần thiết khi sống trong một môi trường tập thể. Biết và thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta là những người có kỷ luật. Vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gian lận trong thi cử, … đó là những biểu hiện của một con người có kỉ luật. Kỉ luật là yếu tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện nhân cách của người học sinh. Sống có kỉ luật, chúng ta sẽ được nhiều bạn bè và thầy cô yêu quý. Ngược lại, những người vô kỉ luật sẽ bị nhiều người ghét bỏ và xa lánh.
Thực tế hiện nay, nhiều bạn học sinh đã và đang không nghiêm túc thực hiện các nội quy, nguyên tắc mà nhà trường đã đề ra. Tình trạng quay cóp, chép phao, gây gổ, đánh nhau, bạo lực học đường, … gia tăng nhanh chóng. Nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời, thì trường học vốn là một nơi có môi trường thân thiện sẽ trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh và là cơn ác mộng của các bạn học sinh.
Nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và quản lí chặt chẽ để cho các hành vi tiêu cực trên không tái diễn. Những hình thức kỉ luật, răn đe, nhắc nhở, … cần được thực hiện thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó, các bạn học sinh cũng nên chung tay giúp đỡ để những cá nhân vô kỉ luật nhìn ra khuyêt sđiểm, sai sót của bản thân để sửa chữa và hòa đồng cùng thầy cô, bạn bè.
Nỗ lực học tập là cách để chúng ta trang bị kiến thức khi bước vào đời. Kỉ luật học đường giúp cho chúng ta hoàn thiện nhân các của bản thân. Tiếp thu kiến thức và thực hiện nghiêm túc những phép tắc, nội quy nhà trường chính là bước đệm vững chãi cho chúng ta bước trên con đường tiến tới tương lai.
@@ Học tốt
Nguồn lazi
Chúng ta đang sống trong Thế kỉ XXI – thế kỉ của sự văn minh, tiến bộ vượt bậc của loài người , thế kỉ của công nghiệp hóa – hiện dại hóa. Chúng ta cũng dần hòa nhập với những bôn ba, phù hoa của thế giới ngày nay. Bên cạnh đó. Để hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp, ta còn cần phải biết tạo cho ta một lối sống nền nếp. Vậy để có thể tạo nên lối sống ấy, ta cần phài làm gì? Đó là ta phải nghêm túc chấp hành những nội, những luật lệ được đặt ra ngay khi còn bé.Xã hội là một thể thống nhất, trong xã hội những gia đình là những thành phần nhỏ hình thành nên xã hội đó, vậy những gia đình ấy tốt hay xấu đều có ảnh hưởng đến bộ mặt của xã hội nói chung nhất.Dân gian xưa có câu: “Dạy con tử thưở còn thơ “ Quả không sai, muốn tập cho mình một lối sống có nề nếp, ta cần tập từ nhỏ. Đối với việc học tập, ta cần chấp hành tốt các các nội quy của nhà trường một cách nghiêm túc. Có người hỏi rằng “nghiêm túc là sao?” Cũng xin thưa “ Nghiêm túc có nghĩa là thực hiện đúng, thực hiện tốt và đủ các nội quy đã được đặt ra. Đó cũng không theo nghĩa là cần thực hiện đúng trước mặt thầy cô rồi sau đó thực hiện trái lại, không tôn trọng nội quy.Tóm lại, muốn có một lối sống nề nếp, muốn là một công dân tốt, muốn là người được mọi người yêu quý, tin tưởng , ngay từ bây giờ ta phải chấp hành nghiêm túc những nội quy mà nhà trường đã đặt ra.Việc chấp hành nghiêm túc những nội quy ấy cũng là hành trang tạo lập cho ta những kĩ năng sống tốt trong đoạn đường dài mai sau.