Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nhìu đề thế cô giao trên lớp còn chx xong thì nghĩ hộ bạn còn đâu thời gian lm bài ở lớp (zới lại cô giao cho bạn bạn phải tự lm chớ)
Thùng thực phẩm cùng bức thư viết vội của nam sinh
Câu chuyện đặc biệt xảy ra trong ký túc xá của Đại học FPT, thuộc khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ngày hôm nay (23/3), khu ký túc xá này chính thức trở thành nơi cách ly tập trung cho những người từ vùng dịch về hoặc người có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh COVID-19.
Trước đó, sinh viên của trường đã đến dọn dẹp, quét phòng sạch sẽ để kí túc xá sẵn sàng đón người cần cách ly. Đáng chú ý là bức thư mà một cậu sinh viên viết cho những người sẽ dùng phòng trong thời gian tới.
"B5.10 xin chào các cô chú ạ.
Cháu xin chào các bác/các cô chú/anh chị. Cháu biết mọi người có thể đã trải qua chuyến bay khá dài và mệt mỏi rồi đúng không ạ?
Lời đầu tiên cháu chúc mọi người có một sức khỏe thật tốt và có khoảng thời gian vui vẻ trong Hola campus đẹp đẽ này của chúng cháu nhé (Đừng nghi là cách ly ạ vì ở đây thích lắm!).
Cháu cũng không có gì nhiều, còn lại một chút sữa và đồ ăn, cô chú đừng chê nhé.
Cô chú nhớ để ý nhà vệ sinh (bồn cầu) ấy ạ vì nếu xả mạnh tay quá nước sẽ chảy nhanh và bị kẹt.
Wifi phòng cháu còn thoải mái nhé, tên wifi là C4.10L; mật khẩu là 18081974. Dùng 5-6 người không lo lắng ạ.
Chúng cháu có kê lại giường, mọi người đừng chỉnh lại nhé vì nhà dột đó ạ.
Có thể lúc các cô chú vào, phòng không được sạch sẽ và thơm như ở nhà. Cháu xin lỗi nhé vì từ Tết, 5 thằng chúng cháu về quê.
Chúc mọi người sức khỏe. Nếu có gì cần hỏi về wifi thì mail cho cháu ạ.
Các chú ơi đừng niêm phong thùng mì này nhé, các chú bộ đội", nam sinh viết.
Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng. Khuôn mặt bà phúc hậu với những nếp da nhăn nheo đồi mồi. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà trắng như cước được búi lên gọn gàng ở đằng sau. Bà hiền dịu, nhân từ, luôn yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng lời ru ầu ơ ngọt ngào, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Bà như bà tiên trong những câu chuyện ấy vậy. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.
Hà Nội, ngày .. tháng .. năm ...
Ông bà ngoại kính mến!
Ông bà ngoại dạo này có khỏe không? Dừa thu hoạch có nhiều hơn lúc trước không? Bây giờ là thời điểm cháu đang ôn tập thi kì II nên những ngày ngày nghỉ cuối tuần cũng không thể về quê được. Cháu nhớ ông bà lắm!
Mặc dù bài vở học kì II này nhiều và khó, nhưng cháu hết sức cố gắng để đạt được danh hiệu học sinh giỏi cả năm. Cháu nhất quyết không phụ lòng cha mẹ vất vả lo cho cháu ăn học và sự tin tưởng của ông bà ngoại. Sau khi thi xong, nhất là trong dịp hè sắp tới, cháu sẽ về quê ở lâu dài bên ông bà ngoại.
Ba mẹ cháu ở trên này cũng khỏe cùng với cuộc sống tốt. Em trai cháu đã nói bập bẹ và chập chững bước đi rồi. Cuối thư, cháu chúc ông bà ngoại sống vui và sống mãi với con cháu.
Cháu của ông bà ngoại
Kí tên
......
Cô Thảo ở cạnh nhà em là một bác sĩ nhi khoa. Hiện có đang công tác tại bệnh viện Nhi Dồng. Mỗi ngày cô đều xách chiếc cặp đi làm từ sớm và đến tối mịt mới về. Có những lúc mưa gió, cô vẫn đội áo mưa đi làm. Ba bảo, tại bệnh nhân đang cần cô. Có lần theo cô giáo vào bệnh viện thăm bạn Trung bị ốm, em thấy cô Thảo đi khám cho các bạn nhỏ. Cô Thảo đến từng giường ân cần hỏi han, dặn tỉ mỉ các bạn nên ăn thứ gì, kiêng thứ gì, uống thuốc ra sao. Có lúc, cô lại nói những câu hóm hỉnh để chọc cho các bạn cười. Nhìn cô Thảo làm việc, em hiểu rằng có không chỉ làm vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thương của cô đối với bệnh nhi.
Em đã từng đọc một cuốn truyện với tựa đề “Có một tuổi thơ mang tên bà ngoại”, khi đọc cuốn truyện này em đã nhớ về bà ngoại của em rất nhiều, vì thực sự em đã có một tuổi thơ tuyệt đẹp trong vòng tay của bà. Bà ngoại của em năm nay đã gần sáu mươi tuổi, bà là một người giáo viên về hưu nên nhìn bà vẫn rất trẻ đẹp. Mái tóc bà dày và dài, vẫn giữ được màu đen óng ả dù đã có vài sợi tóc bạc. Em còn nhớ bà hay gọi em nhổ tóc bạc, tóc sâu cho bà sau đó bà lại cho một chiếc bánh, chiếc kẹo, điều đó làm em rất vui. Bà của em là một người rất yêu lao động và chăm chỉ làm việc. Không còn đi dạy nên bà chuyển sang làm vườn, khu vườn của bà đều do một tay bà trồng và chăm bón với đủ loại rau củ hoa trái. Đôi tay từng cầm phấn viết bảng nay lại cầm liềm cắt cỏ, cầm cuốc xới đất, trông bà làm việc rất nhanh nhẹn và khỏe khoắn. Bà làm việc nhưng không kêu mệt nhọc mà ngược lại còn luôn nở nụ cười tươi rói. Mỗi lần em về bà ngoại lại được bà cầm tay dắt ra vườn, tận tay hái cho những hoa quả tươi ngon nhất, em rất vui và hạnh phúc vì bà ngoại mạnh khỏe.
Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được Bộ Y Tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Được coi là nhu cầu thiết yếu, khẩu trang và nước sát khuẩn nhanh chóng trở nên khan hiếm, hết hàng. Lợi dụng việc này nhiều người đã trục lợi về cho bản thân, tổ chức bằng việc tăng giá bán khẩu trang, nước sát khuẩn lên nhiều lần. Đó là hành động cần lên án, cần được chấm dứt, bởi nó đang làm cho hình ảnh con người, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta từ bao đời nay trở nên xấu đi. Hơn nữa nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe đến những người tiêu dùng bởi nếu họ sử dụng những loại khẩu trang, dung dịch sát khuẩn kém chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và nhiều hệ lụy kéo theo. Tất cả có lẽ chỉ vì “Lợi nhuận”, “Đồng tiền” mà ai đó đã bất chấp tất cả, bất chấp làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. Để chấm dứt việc này, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng về việc sử dụng các nhu yếu phẩm cần thiết, tránh gây lãng phí và biết san sẻ với cộng đồng, để không xuất hiện việc xếp hàng, chen lấn làm giảm cơ hội trục lợi từ người khác. Đồng thời về phía cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lí dứt khoát các trường hợp để những người có ý định cần phải bỏ ngay. Vì một Việt Nam nói không với dịch bệnh, nói không với tăng giá, làm giả chúng ta cần chung tay đẩy lùi bằng sức mạnh của đoàn kết.