Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.
Tham khảo:
Con đường đi học của em thời thơ bé là con đường làng nhỏ hẹp, chạy dài qua thôn xóm. Năm ngoái, con đường liên thôn, liên xã đã được xi-măng hoá thẳng tắp, phẳng lì. Trên con đường đi tắt qua đồng Áng lúa xanh rì bát ngát. Có chim én đưa thoi về mùa xuân và cò trắng bay lượn vào tháng mười. Trâu bò cày bừa, bê nghé gặm cỏ non. Những chiếc nón trắng nhấp nhô trên đồng lúa, ngô, khoai. Đi qua cánh đồng, mái trường thân yêu của chúng em hiện ra với vẻ khang trang, đẹp đẽ. Mái ngói đỏ son, tường vôi trắng xoá với khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn ngay ngắn. Với em, con đường đi học là con đường vui, chắp cánh cho bao mơ ước của tuổi học trò.
Tham khảo:
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Đó là con sông hiền hòa, cánh đồng thẳng cánh cò bay… nhưng thân thuộc với em nhất có lẽ là con đường quen thuộc từ nhà đến trường.
Con đường tới trường là một con đường nhỏ được rải đá răm thẳng tắp. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Buổi sáng con đường rộn rã hẳn lên. Hình như tất cả lũ trẻ trong xóm em đều có mặt trên đường. Chúng chia thành những nhóm nhỏ tung tăng đến trường. Tiếng nói chuyện ríu rít xen lẫn tiếng cười vui vẻ làm con đường thêm rộn rã, tươi vui. Buổi trưa đường lạnh lùng ít được hỏi han. Lúc ấy, con đường yên lặng như chìm trong giấc ngủ. Hai hàng cây đứng quạt cho con đường càng thêm yên giấc. Trên cành, mấy chú chim sâu đang chuyền cành để bắt những gã sâu phá hoại cây, làm cho hàng cây thêm tốt tươi. Những tia nắng li ti rải xuống mặt đường trông như dát bạc. Những mái nhà nằm thấp thoáng dưới bóng cây thưa. Từ mái nhà nào vọng ra tiếng ru em trầm bổng. Tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa buổi trưa hè làm cho con đường làng càng thêm vẻ yên tĩnh lạ lùng. Những đoạn đường bằng phẳng, mấp mô, gập ghềnh em đều thuộc như lòng bàn tay. Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên con đường thân thuộc ấy. Bởi vậy mà con đường trở thành một người bạn thân thiết với em.
Con đường tới trường đã khắc sâu vào trong tâm trí em. Mỗi buổi đến trường, con đường đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Mai ngày lớn lên em cũng không thể quên hình ảnh con đường thân yêu.
Chúc bạn học tốt!
tham khảo
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Trên thế giới, thiên tai là nỗi ám ảnh, thống khổ và mất mát....là những điều bất hạnh nhất đã gieo xuống cho con người. Đứng trước ngịch cảnh đó, con người phải làm gì để tự bảo vệ sự sống còn của chính mình và cả cộng đồng xung quanh? Đây là những vấn đề lớn mà chỉ khi nào con người biết sống vì lợi ích chung, biết loại bỏ lòng vị kỉ nhỏ nhen để hòa mình trong đại thể thì không khó khăn nào có thể ngăn được sự sống và bước tiến của con người.
Giờ đây đất nước ta không còn mất mát, khổ đau do chiến tranh để lại nữa, nhưng chúng ta vẫn còn đang hằng ngày đối diện với một cuộc chiến tranh khốc liệt hơn, đau thương hơn và mất mát cũng nhiều hơn!
Những kẻ "phá rừng hợp pháp" này đã chia nhau bỏ túi hàng tỉ đồng những nguồn lợi thu được từ rừng.Phá rừng phòng hộ! đây là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng nhất trong các hành vi tội phạm.Rừng phòng hộ là tài nguyên cấm của Quốc Gia, là hệ thống hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống của toàn dân, để ngăn chặn nguy cơ lũ lụt, sạt lở đồi núi đê điều, chống sa mạc hóa và điều hòa khí hậu, chất thải, khí thải, bảo vệ nguồn nước ngầm sinh sống..... rất nhiều và rất nhiều môi trường sống cần thiết cho con người và các động vật hoang dã quí hiếm của QUỐC GIA từ rừng.Không còn rừng nữa thì hàng năm bão lụt sẽ tàn phá, lần lượt giết cả khối đồng bào vô tội, những cảnh màn trời chiếu đất, tang thương mất mát do thiên tai để lại và không lấy gì để bù đắp được. Thế mà vì lòng ích kỷ cá nhân, lòng tham vô đáy của những kẻ buôn lậu sống ngoài vòng pháp luật mà thời gian qua nổi trội nhất là bọn lâm tặc HAI CHI .... Trong những năm qua, bọn chúng đã tàn phá rừng và giết hại những người đã dũng cảm ngăn cản hành vi phạm pháp của chúng mà chính quyền địa phương vẫn thờ ơ vô cảm trước sự kêu cứu của rừng!Những hậu quả tất yếu đã xảy ra! Năm nay người dân miền Trung và những vùng duyên hải chạy dài từ Bắc xuống Nam lại đang đối diện với muôn vàn khó khăn. Những tang thương chồng chất lại thêm những nỗi đau mất mát do những cơn lũ lụt kéo dài còn hơn cả cơn lũ của năm 1999. Không còn nỗi khổ nào hơn khi người dân đã hoàn toàn mất trắng!Hậu quả của việc phá rừng thật nghiêm trọng
rái Đất đang nóng dần lên, băng tan ngày càng nhiều, nước biển dâng nhanh. Lũ lụt. Hạn hán.Vòi rồng ,đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ chính mình. Công việc quan trọng hàng đầu là cần biết bảo vệ rừng. Bởi vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Vậy rừng có nghĩa là gì? Rừng có nghĩa là một quần thể cây cối mọc lau năm trên một khu đât rộng lớn. ta có thể liẹt kê đến một số khu rừng cả của Việt Nam và thế giới như: rừng U Minh; rừng Nam Cát Tiên; rừng Cúc Phương;…Rừng đóng một vai trò cực kì quan trọng đôi với đời sống nhân loại
Do đặc tính sinh học chất diệp lục có trên lá cây mà rùng như một cỗ máy kì diệu, hấp thụ khí độc khí bụi bẩn và trả lại cho nhân loại là những chất khí sạch sẽ trong lành. Bởi vậy mà rừng còn được gọi là “ lá phổi xanh của Trái Đất”. Ngoài ra rừng còn giúp điều hòa khí hậu mát mẻ trong lành.
Không chỉ thế rừng còn giúp giữ đất; bảo vệ đất khi mưa trút xuống gặp từng tầng tầng lớp lớp những tán lá rộng lớn ngăn cản vận tốc chảy của nước từ trên đồi xuống để rừng khỏi bị rửa trôi đi lứop đất màu mỡ vô cùng quý giá; cũng giống như khi gặp lũ những tán lá cây lớn rậm rạp làm ngâưn cản vận tốc chảy của nước lũ để có đủ thời gian ngấm sâu vào lòng đất. Từ đó rừng còn có tác dụng tránh bị rửa trôi tránh, xói mòn.ở trên các sa mạc, hoang mạc rừng chống cát bay ra những vùng đất khác làm cho sa mạc, hoang mạc bị thu hẹp dần và hầu như không còn được mở rộng.
Bên cạnh đó , rừng còn mang lại nhiều giá trị kinh tế cao. Những cây trong rừng như đinh, lim, sếu, táu… là nguồn cung cấp gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người bao gồm các đồ dùng như bàn ghế, tủ, nhà, cửa…Đặc biệt là các loài cây giúp ta chữa bệnh, sản xuất ra các hóa chất cần thiết như thảo quả, linh chi,… Rừng cũng là nơi trú ngụ, là ngôi nhà chung thân thương của biết bao loài chim thú: cú, sẻ, hổ, báo, sư tử. Hệ thực vật, động vậtphong phú là cơ sở đẻ rừng còn phát triển nghành du lịch sinh thái. Rất nhiều các quốc gia đã thành công với quy mô này.hậu quả của việc tàn phá rừng thật nghiêm trọng
tham khảo:
Học tập là con đường nhanh nhất để đưa chúng ta đến với thành công. Đó là yếu tố quyết định tương lai của chúnǵ ta. Chỉ có học tập mới là chiếc chìa khóa mở cho chúng ta những cánh cửa thành công.Và để làm được điều đó,mỗi người chúng ta cần có sự nỗ lực thực lực ở bản thân rất nhiều, hãy xác định cho mình những gì có thể và cần làm để có được một tương lai thật tươi sáng sau này. Thời gian trôi qua và không chờ đợi ai cả. Vì thế, chúng ta hãy cố gắng ngay từ lúc này để sớm đạt được những kết quả tốt nhất và để sau này sẽ thấy thật tự hào với những thành quả của mình.
chúc bạn học tốt
tick nha
Tham khảo:
Học tập là việc cần thiết trong cuộc đời mỗi con người. Đúng vậy! Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Kết quả của một quá trình học tập sẽ chẳng bao giờ là vô ích cả vì việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.Nếu không chịu khó học tập kiếm được bằng cấp thì hậu quả gây ra từ việc đó dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh như không hiểu biết nhiều, khó kiếm việc làm cũng có thể là thất nghiệp, cuộc sống không ổn định,tệ nạn xã hội,... Vì vậy hãy học đi. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
Chúc bạn học tốt!
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa giản dị và thanh cao. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị. NƠi, nơi làm việc của Người là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh quê nhà quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, là nơi họp của bộ chính trị,... Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị: bộ quàn áo bà ba nâu, chiếc áo trân thủ, đôi dép lốp thô sơ,...Về việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém,cà muối, cháo hoa,...Nhà thơ Việt Phương từng ghi lại nét đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của HCM:"Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ-Không thích nói to và đi lại rất khẽ cả trong vườn"Cách sống giản dị, đạm bạc của HCM lại vô cùng thanh cao. Dây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát vẻ đẹp giản dị mà vĩ đại của HCM trong hai câu thơ "Mong manh áo vải hồn muôn trượng/Hơn tượng đồng phơi những lối mòn"
Viết ra thì dài lắm nên mik chỉ đưa ra các câu triển khai thôi nhé
ĐOẠN VĂN TPH:
MB : Câu chủ đề : Chăm chỉ học tập sẽ giúp cho tương lai của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
TB : Câu triển khai 1
- Học tập là gì? (giải thích nghĩa)
- Vì sao chúng ta phải học tập? (nêu những lý do cụ thể)
Câu TK 2
- Nêu ra 2 nhân vật tiêu biểu để làm rõ câu TK1:
+ VD : Bác Hồ (học được nhiều thứ tiếng)
Câu TK 3
- Nếu không có sự quyết tâm trong con đường học tập thì sẽ gây ra những hậu quả gì?
- Nêu 1 ví dụ về việc học sinh học trong lớp không tập trung học tập.
Câu TK 4
- Học tập sẽ giúp cho chúng ta đạt được những gì bây giờ và sau này? (lợi ích)
KB : Câu chủ đề 2: Khẳng định việc học tập rất quan trọng và chăm chỉ học tập sẽ giúp chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp sau này.
*Với đv diễn dịch thì bạn chỉ cần viết câu chủ đề ở đầu đv, không cần vt thêm câu cđ ở cuối đoạn
*Còn đv quy nạp thì câu cuối bạn sẽ phải ghi câu cđ1 ở cuối đoạn còn phần MB sẽ không được ghi câu cđ
Trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý...
DIỄN DỊCH
Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo(.Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng. Điêù ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa .Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”
QUY NẠP
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng. Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo. Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa. Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui. Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời
Tham khảo:
Đoạn văn diễn dịch: Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.