Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) + Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.
+ Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
+ Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
+ Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
b) Bác Hồ rất giản dị trong lối sống. Bác Hồ vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.
Tham khảo:
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta.Lời nhận định này là hoàn toàn có cơ sở và đã được chứng minh qua nhiều thời kì lịch sử của đất nước ta. Tinh thần yêu nước ấy như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong mỗi trái tim người con đất Vệt, chỉ trực chờ dịp nào đó để bộc lộ thành hành động một cách mãnh liệt nhất. Thời chiến tranh, máu lửa có lẽ là thời điểm mà ta thấy rõ nhất tinh thần ấy. Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, một quá trình đấu tranh gian khổ đã in dấu biết bao những vị anh hùng, tướng tài như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ,...Đến hai cuộc đấu tranh chống lại những cường quốc bậc nhất của thế kỉ 19,20, ta lại một lần nữa thấy được tình cảm ấy. Những người lính đã ra đi, gác lại đằng sau bao giấc mơ còn dang dở, bao mộng ước ấp ủ để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với một tinh thần, ý chí bất diệt " Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Biêt bao nhiêu những người chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, không ngại thân mình để bảo vệ từng tấc đất của chủ quyền thiêng liêng. Đến nay, trong thời bình, lòng yêu nước vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Nhân dân ta luôn hăng say lao động, học tập để cống hiến cho quê hương, góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Tất cả đue để thấy tinh thần Việt Nam, dòng máu Việt Nam mạnh mẽ đến nhường nào.
THAM KHẢO:
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta.Lời nhận định này là hoàn toàn có cơ sở và đã được chứng minh qua nhiều thời kì lịch sử của đất nước ta. Tinh thần yêu nước ấy như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong mỗi trái tim người con đất Vệt, chỉ trực chờ dịp nào đó để bộc lộ thành hành động một cách mãnh liệt nhất. Thời chiến tranh, máu lửa có lẽ là thời điểm mà ta thấy rõ nhất tinh thần ấy. Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, một quá trình đấu tranh gian khổ đã in dấu biết bao những vị anh hùng, tướng tài như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ,...Đến hai cuộc đấu tranh chống lại những cường quốc bậc nhất của thế kỉ 19,20, ta lại một lần nữa thấy được tình cảm ấy. Những người lính đã ra đi, gác lại đằng sau bao giấc mơ còn dang dở, bao mộng ước ấp ủ để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với một tinh thần, ý chí bất diệt " Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Biêt bao nhiêu những người chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, không ngại thân mình để bảo vệ từng tấc đất của chủ quyền thiêng liêng. Đến nay, trong thời bình, lòng yêu nước vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Nhân dân ta luôn hăng say lao động, học tập để cống hiến cho quê hương, góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Tất cả đue để thấy tinh thần Việt Nam, dòng máu Việt Nam mạnh mẽ đến nhường nào.
tham khảo
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.
Tham khảo:
Bác Hồ sống rất giản dị. Bác Hồ- vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.
Đọc Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, người đọc không chỉ xót thương cho số phận người nông dân lam lũ, mà còn bày tỏ sự căm phẫn đối với nhân vật ông Quan phụ mẫu - một kẻ độc ác, vô trách nhiệm trước mạng sống của người nông dân. Khi dân tình đang lao đao vì đê vỡ, đe dọa tính mạng người dân, thì quan phụ mẫu - một người quyền hành trách nhiệm lại không hề mảy may mà đang ung dung trong thú vui cờ bạc của mình. Có lẽ đối với ông, cái trò đỏ đen ấy còn quan trọng hơn tính mạng của những người nông dân. Thông qua nhân vật viên quan phụ mẫu, tác giả Phạm Huy Tốn đã phơi bày toàn bộ sự thối nát, tiêu cực của xã hội phong kiến Việt Nam.
Bạn tham khảo nka :
Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn.
Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: “Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: “Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: “Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
Viết ra thì dài lắm nên mik chỉ đưa ra các câu triển khai thôi nhé
ĐOẠN VĂN TPH:
MB : Câu chủ đề : Chăm chỉ học tập sẽ giúp cho tương lai của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
TB : Câu triển khai 1
- Học tập là gì? (giải thích nghĩa)
- Vì sao chúng ta phải học tập? (nêu những lý do cụ thể)
Câu TK 2
- Nêu ra 2 nhân vật tiêu biểu để làm rõ câu TK1:
+ VD : Bác Hồ (học được nhiều thứ tiếng)
Câu TK 3
- Nếu không có sự quyết tâm trong con đường học tập thì sẽ gây ra những hậu quả gì?
- Nêu 1 ví dụ về việc học sinh học trong lớp không tập trung học tập.
Câu TK 4
- Học tập sẽ giúp cho chúng ta đạt được những gì bây giờ và sau này? (lợi ích)
KB : Câu chủ đề 2: Khẳng định việc học tập rất quan trọng và chăm chỉ học tập sẽ giúp chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp sau này.
*Với đv diễn dịch thì bạn chỉ cần viết câu chủ đề ở đầu đv, không cần vt thêm câu cđ ở cuối đoạn
*Còn đv quy nạp thì câu cuối bạn sẽ phải ghi câu cđ1 ở cuối đoạn còn phần MB sẽ không được ghi câu cđ
EM BOTAY.CẰM