K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2018

    Dọc lối cổng nhà em, ông nội trồng tám cây xoan thành hai hàng dọc. Ông nói với bố mẹ em là sau mười năm sẽ đốn xoan lấy gỗ làm nhà. Hàng xoan được sáu tuổi thì ông qua đời.

Gốc xoan, cành xoan màu mốc đen đen. Lá xoan xoè ra như những bàn tay mềm mại. Lá xoan hăng nồng, có thể đốt lên hun muỗi, ủ làm phân xanh bón ruộng.

Cây xoan còn gọi là cây sầu đâu. Tháng giêng, mưa phùn, xoan mọc lá tua tủa, từng chùm như tai chó uốn cong. Vì thế dân gian mới có câu ví “Sầu đâu tai chó”. Tháng hai, hàng xoan nhà em ra hoa, hoa kết thành từng chùm. Hoa xoan bé tí ti, màu trắng tím, rụng xuống đầy ngõ. Hương xoan thơm, nồng nàn trong đêm khuya. Bà nội em bảo hương thơm của hoa xoan là vị thuốc quý. Nghe bà nói, em càng nhớ đến ông.

Gỗ xoan dẻo và thơm, dùng làm cột nhà, xà nhà, rui nhà, làm ván cửa. Quý nhất là xoan đào. Mối, mọt không bao giờ dám đụng đến gỗ xoan.

 Em nhẩm tính: còn bốn năm nữa, bố mẹ em sẽ đốn xoan, thuê thợ làm nhà mới. Chắc là ông sẽ về ngắm ngôi nhà và mừng cho con cháu.

31 tháng 1 2018

Kết thúc kì thi học kì I, tôi được nghỉ học ba ngày, bố mẹ cho tôi về quê ở với ông bà ngoại. Bây giờ đang là mùa đông và đây là lần đầu tiên tôi được sống trong khung cảnh mùa đông của làng quê. Mùa đông làng quê đã đem đến cho tôi những cảm giác vô cùng mới lạ.

Bố đưa tôi về quê từ sáng sớm vì nghe dự báo thời tiết chiều tối sẽ có một đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống. Buổi chiều ở quê, nắng hoe hoe vàng, gió thổi nhẹ, không gian yên tĩnh và tiết trời ấm áp. Nhưng trên bầu trời đã xuất hiện mỗi lúc một nhiều những dải mây trắng và ở phía bắc mây đen bắt đầu dâng lên. Bà tôi thu chiếc chăn bông phơi ngoài sân, nhìn trời và bảo: “Bắt đầu trở trời rồi. Đêm nay gió mùa đông bắc tràn về, trời sẽ lanh lắm đây”. Đúng như lời bà nói, nửa đêm tôi bị đánh thức bởi tiếng gió rít lên ù ù, tiếng mưa rơi tí tách và tiếng lá cây trút xuống từng lớp từng lớp ở bên ngoài. Trời trở lạnh nhanh như đã dự báo từ trước. Kéo chiếc chăn bông ấm áp đắp lên người, tôi vẫn có cảm giác cái lạnh đang ngấm dần vào da thịt.

Theo thói quen ở thành phố, buổi sáng tôi dậy sớm để đi bộ. Mặc quần áo ấm, đội mũ kín mít, đi ra đường, tôi vẫn thấy gió lạnh táp vào mặt tê buốt. Mưa đã tạnh, không khí trở nên hanh khô. Buổi sáng mùa đông ở làng quê thật vắng vẻ và yên tĩnh. Gió thổi mạnh làm những cành cây đung đưa, xào xạc. Trên đường, đêm qua, gió đã làm công việc của chị lao công vun lá rụng thành từng đám. Buổi sáng, lá vàng tiếp tục liệng xuống như đàn bướm rập rờn vờn đuổi nhau trên đường. Hai cây gạo to ỗ đầu làng đứng trầm tư trong gió rét đã trút chiếc lá cuối cùng, cành trơ khấc, khô gầy, sẫm lại. Cây bàng ở chỗ rẽ vào làng cũng chỉ còn thưa thớt vài ba chiếc lá đỏ bám hờ hững trên các nhánh khẳng khiu. Ven đường những bông cỏ may nâu sẫm cúi rạp mình như để tránh gió lạnh. Chì có hàng phi lao hai bên đường vẫn khoác màu xanh, xum xuê, kiêu hãnh vươn thẳng lên trời như chào đón mùa đông. Bên này đường là cánh đồng đang vào ải, thẫm nâu một màu đất mênh mông. Bên kia đường là bãi trồng màu tươi tốt với những vạt ngô xanh bạt ngàn, hoa ngô xám phất phơ tung phấn trong gió, từng kẽ lá đang trổ những bắp ngô non mũm mĩm. Những ruộng hóa cải vàng tươi, lộng lẫy, rung rinh làm bừng sáng cả không gian. Những luống hoa cúc, hoa hồng rực rỡ khoe sắc, nghiêng mình như đang e lệ làm duyên. Xa xa, thấp thoáng dòng sông mềm như một dải lụa, chảy lững lờ với những đám lục bình trôi lặng lẽ, vài ba chiếc thuyền chài thu mình, lướt chầm chậm trên dòng nước lạnh giá. Cảnh đẹp như trong những bức tranh tôi đã từng ngắm. Và nếu có năng khiếu hội họa thì chắc chắn tôi đã thu vào trong bức vẽ những hình ảnh tuyệt đẹp này. Từ đầu làng trở về, tay chân tôi đã lạnh cóng, bưng bát cơm nóng bà xới cho mà người cứ run cầm cập.

Mấy ngày ở quê, tôi có dịp quan sát kĩ lưỡng hơn cảnh vật trong xóm. Trời giá lạnh, đám trẻ con mặc những chiếc áo len, áo khoác sặc sỡ, ấm áp, nô đùa quẩn quanh trong sân nhà, không dám ra đường. Mấy chú chó tinh nghịch thường ngày vẫn quẩn quanh bên các cánh cổng, sủa ầm ĩ mỗi khi có người lạ đi qua, cũng thấy vắng bóng, chắc là đã chui vào một chỗ ấm áp trong nhà. Mẹ con đàn gà co ro đứng dưới mái hiên, gà mẹ xoè cánh ủ ấm cho đàn con đang tranh nhau chui vào cánh mẹ để tránh rét. Những cây trạng nguyên la đà trước cửa nhà cháy rực lên màu đỏ tươi, cánh hoa xoè to, vươn ra phía trước như hãnh diện vì là loài hoa đặc trưng của mùa đồng làng quê. Hình như ở quê tôi, hầu hết các nhà đều trồng cây trạng nguyên. Ông tôi bảo: “Người ta trồng cây trạng nguyên trước cửa nhà vì mong muôn con cháu thành đạt, hiển vinh. Loài cây này dễ trồng mà mùa đông hoa nở đỏ cả cây vừa đẹp vừa đem lại cảm giác ấm áp”. Làng tôi mới từ ngoài bãi chuyển vào hơn mười năm nay nên đất chia cho từng nhà vuông vức, thẳng hàng như những ô bàn cờ. Nhà nào cũng có một khu vườn rộng. Mùa đông, trong vườn, những luống rau cải, rau diếp xanh non mơn mởn đua nhau mọc, những cây bắp cải cuộn tròn như những bông hoa xanh biếc, xếp hàng ngay ngắn. Và dường như giá lạnh khiến lũ chim sâu càng nhanh nhẹn hơn. Chúng đậu xuống các luông rau, nhanh thoăn thoắt chui vào các kẽ lá để bắt sâu. 

Trong các khu vườn, những cây táo trĩu trịt quả, cành uốn cong như sắp sà xuống đất, những cây xoài phủ đầy những cánh hoa trăng trắng, nâu nâu khẽ đung đưa trong gió. Thỉnh thoảng có những cây đào nở sớm, những lộc non xanh xanh nhú lên và nụ hoa hé sắc thắm khiến tôi có cảm giác mùa xuân đang về giữa mùa đông giá lạnh.

Ở quê, có những sáng sớm sương muối dày đặc, bao phủ mịt mù khắp nơi, khiến tôi phải lần dò từng bước mà không nhìn rõ lối đi trên đường, có mấy người đi chợ ở phía trước nhưng chỉ nghe có tiếng nói lao xao mà chẳng thấy người. Phải đến gần trưa, sương mới tan, nhưng trời vẫn rét buốt, hà hơi như có khói tỏa ra từ miệng. Nhưng cũng có những ngày nắng ấm, cảnh vật được tắm gội trong ánh nắng vàng, bầu trời được đẩy lên cao hơn, nền trời trong xanh, chim chóc chuyền cành, hót líu lo, tưởng chừng như mùa đông sắp đi qua.

Mười ngày ở quê trôi qua quá nhanh, tôi lại phải xa ông bà ngoại để trở về thành phố. Nhưng nhữhg cảnh vật của mùa đông làng quê còn đọng lại mãi trong tâm trí tôi. Và tôi vẫn mong chờ một ngày đông gần nhất tôi lại được trở về quê để được đắm mình trong cảnh vật ấy.

31 tháng 1 2018

Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.

 

29 tháng 1 2018

cây đào như  một tòa tháp trong xứ thần tiên.

Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái

29 tháng 1 2018

Cây đào như ngọn nến được đặt trước cửa nhà em

12 tháng 1 2018

Cạnh nhà em có bác Ba làm nghề lái xe ba bánh. Bác rất hiền lành, nhân hậu, khi trong xóm em có ai cần chuyển đồ hay có những đồ nặng không thể dùng tay thì bác đều nhiệt tình chở giúp đỡ mọi người, rất nhiều lần bác đều từ chối lấy tiền của mọi người. Điều đáng quý nhất ở bác là bác là thương binh, chân bác không thể đi lại thuận lợi được như mọi người mà phải cần sự trợ giúp của một cây lạng gỗ, nhưng chưa bao giờ bác từ chối giúp đỡ ai bao giờ cả.

Bác Ba khi xưa là một chiến sĩ cách mạng anh hùng, bác tình nguyện tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ xâm lược, cùng các đồng đội dành lại độc lập, tự do, hòa bình cho đất nước dân tộc. Tuy nhiên, sự ác liệt của chiến tranh đã khiến bác bị thương nặng.Trong một lần chiến đấu, do bị thương quá nặng mà bác vĩnh viễn mất đi đôi chân.Từ đó cho đến nay, bác di chuyển phải nhờ một cây lạng gỗ.Tuy bác mang trên mình những thương tật mà không bao giờ có thể chữa lành nhưng bác lúc nào cũng lạc quan, yêu đời và sống rất có ích.Vì vậy mà trong xóm em, ai cũng đều ngưỡng mộ bác cả.Bác là một tấm gương trong chiến đấu cũng là một  Ba có hai người con trai, nhưng không may người con thứ hai bị nhiễm chất độc màu da cam nên trí tuệ kém phát triển, lúc nào cũng ngờ nghệch như một đứa trẻ. Vợ bác thì ốm yếu liên miên nên mọi công việc lớn nhở đều do bác gánh vác. Dù đã hơn sáu mươi tuổi rồi nhưng ngày nào bác cũng lái xe ba bánh chở đồ giúp mọi người.

Bác Ba có hai người con trai, nhưng không may người con thứ hai bị nhiễm chất độc màu da cam nên trí tuệ kém phát triển, lúc nào cũng ngờ nghệch như một đứa trẻ. Vợ bác thì ốm yếu liên miên nên mọi công việc lớn nhở đều do bác gánh vác. Dù đã hơn sáu mươi tuổi rồi nhưng ngày nào bác cũng lái xe ba bánh chở đồ giúp mọi người.

Cơ thể của bác cũng không được khỏe mạnh như xưa nữa, đặc biệt là vào những ngày trái gió trở trời thì đôi chân bác lại đau nhức đến mức không đi lại được. Tuy nhiên, dù tối hôm trước có đau, có mệt đến mấy thì sáng ngày hôm sau bác lại đi làm với nụ cười trên môi. Em rất khâm phục nghị lực của bác, bác là một tấm gương sáng để cho em noi theo.

vì nhà em rất gần nhà bác nên em thường hay sang nhà bác chơi. Bác Ba rất vui tính, mỗi khi em sang là bác lại kể cho em rất nhiều câu chuyện thú vị, khi là những câu chuyện cổ tích, khi là câu chuyện mà bác đã trải qua trong kháng chiến, những vất vả cũng như niềm vui khi là một người lính. Cách kể chuyện của bác rất hấp dẫn và cũng truyền cảm nữa.Mỗi khi trong vườn có chuối hay cam chín thì mẹ em lại bảo em mang sang cho các bác. Còn mỗi khi em sang chơi, bác cũng ra vườn vặt cho em những trái khế ngọt lịm, mọng nước.

Bác Ba là một người bác mà em rất ngưỡng mộ và khâm phục.Tuy cuộc sống của bác còn rất nhiều khó khăn nhưng lúc nào bác cũng sống vui tươi, lạc quan.Hơn nữa, bác còn rất quan tâm đến mọi người, hễ ai có việc là bác lại nhiệt tình giúp đỡ. Bác Ba là một người thương binh tuy “tàn mà không tật”.

k nhé

12 tháng 1 2018

thi hết kì 1 bạn ở phòng 2 đúng không 

19 tháng 4 2018

I. Mở bài: Giới thiệu mùa hè
Em thích nhất là mùa hè trong bốn mùa của năm. Mùa hè em được nghỉ học đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, không phải học tập căng thẳng nữa.

II. Thân bài: Tả cảnh mùa hè
1. Tả bao quát cảnh mùa hè

  • Mùa hè nắng gắt và bức
  • Mùa hè trời rất oi bức và khó chịu
  • Tiếng ve kêu râm rang khắp mọi nơi
  • Những cành phượng nở đỏ rực cả vùng trời

2. Tả chi tiết cảnh mùa hè
+ Tả cảnh buổi sáng mùa hè

  • Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm
  • Những giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏ
  • Cây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươi
  • Những chú chim hót ríu rít
  • Những chú ve kêu râm rang

  + Tả cảnh buổi trưa mùa hè

  • Trời nắng gắt hơn lúc sáng
  • Những tia nắng rất chói chang và bức bối
  • Cây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắng
  • Những chú ve vẫn kêu
  • Ngoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít

+ Tả cảnh buổi chiều mùa hè

  • Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần
  • Thời tiết bắt đầu dịu lại
  • Những chú chim nhảy nhót
  • Mọi người tụ tập hóng gió
  • Ngoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ


III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè
- Em rất thích mùa hè mặc dù mùa này nóng nhất trong các mùa nhưng nó có những điểm rất thú vị. em rất thích mùa hè vì em sẽ được vui chơi và nghỉ ngơi.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh mùa hè” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. 

          CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

19 tháng 4 2018

Mở bài:
Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cảnh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài:
Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

16 tháng 8 2017

Cô giáo vừa giảng hết bài thì tiếng trống giờ tan học thân quen vang lên rộn rã.

Cả lớp đứng dậy chào cô nghiêm trang chuẩn bị ra về. Sau đó, tiếng xếp sách vở loạt xoạt, tiếng đóng cặp lách cách, tiếng cười nói xôn xao nổi lên từ mọi phía. Xong xuôi, chúng tôi vội vàng ùa ra sân xếp hàng, dưới cơn gió se se, lạnh lạnh cuối thu. Một vài tia nắng hiếm hoi, mệt mỏi rơi trên sân trường. Mọi người vội dàn hàng theo sự điều động của bạn lớp trưởng. Người nào cũng đội mũ bảo hiểm, vai đeo cặp sách chỉnh tề. ồ! Sân trường nhộn nhịp quá! Học sinh các lớp nối tiếp nhau thành một hàng dài giống như đoàn xe lửa từ từ lăn bánh dưới vòm lá xanh rì. Khuôn mặt các em lớp một, hai, ba hớn hở cứ như mẹ cho quà. Đâu đó còn nghe tiếng chuyện trò, tiếng cười khúc khích hay tiếng tranh cãi nhau về một cái gì đó. Có một bạn bỏ hàng định chạy về phía trước, bị nhắc nhở, mặt tiu nghỉu như mèo cắt tai. Ra khỏi cổng, mỗi người đi một ngả về nhà. Học sinh vẫy gọi nhau í ới rồi chào hẹn ngày mai gặp lại. Bên trái, các bậc phụ huynh đang chờ đón con em mình. Các bác ấy lo lắng, phấp phỏng, chăm chú nhìn vào đoàn học sinh đông đúc như tổ kiến đang bước đi để tìm con em mình. Các em lớp một giơ những bàn tay nhỏ xíu lên vẫy bố mẹ thân yêu. các em bé ấy vừa chạy vội về phía bố mẹ đang chờ mình, vừa vẫy vẫy, khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương cười rạng rỡ. Các bác phụ huynh mỉm cười vui vẻ, đôi mắt đen láy sáng long lanh nhìn con âu yếm, tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc. Ngoài đường, không khí huyên náo, hỗn độn và khẩn trương vì lúc này cũng là giờ tan sở. Xe cộ tấp nập đủ loại, xe máy, xe ô tô, xe đạp, xích lô…Tiếng rì rì của động cơ xe máy, tiếng chuông xe đạp lanh canh tạo thành một biển âm thanh ồn ã. Người thì đi xuôi, người thì đi ngược, từng dòng người nghịt hối hả qua lại tựa như dòng nước cuộn chảy, quần áo đủ màu sắc trông như một vườn hoa di động. Đến lúc học sinh đã về hết bác bảo vệ mới thong thả khép cổng lại. Sân trường giờ đây vắng lặng, không một bóng người. Mấy dãy phòng học đứng im lìm lặng lẽ nhìn lá rơi lác đác, gió thỏi nhẹ trên vòm lá.

Cảnh tan học đông đúc, náo nhiệt ! Đó là giây phút diễn ra bao nhiêu nụ cười vui mừng của bố mẹ gặp con và bấy nhiêu sự vui sướng của các con gặp ba mẹ mình.

17 tháng 8 2017

Bốn rưỡi! Tùng ! Tùng !Tùng !

Cô giáo vừa giảng hết bài thì tiếng trống giờ tan học thân quen vang lên rộn rã.

Cả lớp đứng dậy chào cô nghiêm trang chuẩn bị ra về. Sau đó, tiếng xếp sách vở loạt xoạt, tiếng đóng cặp lách cách, tiếng cười nói xôn xao nổi lên từ mọi phía. Xong xuôi, chúng tôi vội vàng ùa ra sân xếp hàng, dưới cơn gió se se, lạnh lạnh cuối thu. Một vài tia nắng hiếm hoi, mệt mỏi rơi trên sân trường. Mọi người vội dàn hàng theo sự điều động của bạn lớp trưởng. Người nào cũng đội mũ bảo hiểm, vai đeo cặp sách chỉnh tề. ồ! Sân trường nhộn nhịp quá! Học sinh các lớp nối tiếp nhau thành một hàng dài giống như đoàn xe lửa từ từ lăn bánh dưới vòm lá xanh rì. Khuôn mặt các em lớp một, hai, ba hớn hở cứ như mẹ cho quà. Đâu đó còn nghe tiếng chuyện trò, tiếng cười khúc khích hay tiếng tranh cãi nhau về một cái gì đó. Có một bạn bỏ hàng định chạy về phía trước, bị nhắc nhở, mặt tiu nghỉu như mèo cắt tai. Ra khỏi cổng, mỗi người đi một ngả về nhà. Học sinh vẫy gọi nhau í ới rồi chào hẹn ngày mai gặp lại. Bên trái, các bậc phụ huynh đang chờ đón con em mình. Các bác ấy lo lắng, phấp phỏng, chăm chú nhìn vào đoàn học sinh đông đúc như tổ kiến đang bước đi để tìm con em mình. Các em lớp một giơ những bàn tay nhỏ xíu lên vẫy bố mẹ thân yêu. các em bé ấy vừa chạy vội về phía bố mẹ đang chờ mình, vừa vẫy vẫy, khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương cười rạng rỡ. Các bác phụ huynh mỉm cười vui vẻ, đôi mắt đen láy sáng long lanh nhìn con âu yếm, tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc. Ngoài đường, không khí huyên náo, hỗn độn và khẩn trương vì lúc này cũng là giờ tan sở. Xe cộ tấp nập đủ loại, xe máy, xe ô tô, xe đạp, xích lô…Tiếng rì rì của động cơ xe máy, tiếng chuông xe đạp lanh canh tạo thành một biển âm thanh ồn ã. Người thì đi xuôi, người thì đi ngược, từng dòng người nghịt hối hả qua lại tựa như dòng nước cuộn chảy, quần áo đủ màu sắc trông như một vườn hoa di động. Đến lúc học sinh đã về hết bác bảo vệ mới thong thả khép cổng lại. Sân trường giờ đây vắng lặng, không một bóng người. Mấy dãy phòng học đứng im lìm lặng lẽ nhìn lá rơi lác đác, gió thỏi nhẹ trên vòm lá.

Cảnh tan học đông đúc, náo nhiệt ! Đó là giây phút diễn ra bao nhiêu nụ cười vui mừng của bố mẹ gặp con và bấy nhiêu sự vui sướng của các con gặp ba mẹ mình.

8 tháng 2 2017

Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.

Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.

Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người. Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ? Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi. Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.

Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.

8 tháng 2 2017

Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.

Từ xa trông lại, hàng phượng vĩ như đôi môi đỏ tươi của bầu trời. Những thân hình cao lớn, xép hàng thẳng tắp nhưng khi chúng em xếp hàng vào lớp. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho chúng những chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ, luôn bảo vệ cho nàng công chúa hoa phượng đang khoe sắc. Những chiế lá cũng tươi hơn, xanh hơn, nâng đỡ những chùm hao. Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bổng nhưng rất đều. Có một tiết mục trình diễn làm vui tai học trò chúng em là nhờ những chú ve. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Mặt đường như ngập tràn tiếng nhạc ve ngân. Tiếng ve gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe săc. Hàng phược vĩ và những chú ve như đôi bạn thân thiết mỗi dịp hè về. Tình bạn này thật đáng yêu biết mấy.

Tiếng ve .. ve … ve… âm thành gọi mùa hè. Hoa phượng vĩ khoe sắc cũng báo hè sang. Mùa hè cũng vì vậy mà rực rỡ sắc màu hơn, tươi thắm hơn. Hoa phượng cùng tiếng ve luôn gắn bó với tuổi học trò chúng em.

7 tháng 3 2017

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

Tick mik nha!

9 tháng 4 2017

2 trang đógianroi

8 tháng 3 2017

1 .D

2.A

3.A

4.D

5.D

6.D

7.C

8 tháng 3 2017

Câu 1: D. Cô Tô - Nguyễn Tuân.

Câu 2: A. Miêu tả.

Câu 3: A. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.

Câu 4: D. Thấu đầu mũi đảo Cô Tô.

Câu 5: D. Sáu.

Câu 6: C. So sánh.

Câu 7: B. Chủ ngữ.

Chúc bạn học tốt!!!!!!!

29 tháng 1 2018

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu

29 tháng 1 2018

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.