Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kết thúc kì thi học kì I, tôi được nghỉ học ba ngày, bố mẹ cho tôi về quê ở với ông bà ngoại. Bây giờ đang là mùa đông và đây là lần đầu tiên tôi được sống trong khung cảnh mùa đông của làng quê. Mùa đông làng quê đã đem đến cho tôi những cảm giác vô cùng mới lạ.
Bố đưa tôi về quê từ sáng sớm vì nghe dự báo thời tiết chiều tối sẽ có một đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống. Buổi chiều ở quê, nắng hoe hoe vàng, gió thổi nhẹ, không gian yên tĩnh và tiết trời ấm áp. Nhưng trên bầu trời đã xuất hiện mỗi lúc một nhiều những dải mây trắng và ở phía bắc mây đen bắt đầu dâng lên. Bà tôi thu chiếc chăn bông phơi ngoài sân, nhìn trời và bảo: “Bắt đầu trở trời rồi. Đêm nay gió mùa đông bắc tràn về, trời sẽ lanh lắm đây”. Đúng như lời bà nói, nửa đêm tôi bị đánh thức bởi tiếng gió rít lên ù ù, tiếng mưa rơi tí tách và tiếng lá cây trút xuống từng lớp từng lớp ở bên ngoài. Trời trở lạnh nhanh như đã dự báo từ trước. Kéo chiếc chăn bông ấm áp đắp lên người, tôi vẫn có cảm giác cái lạnh đang ngấm dần vào da thịt.
Theo thói quen ở thành phố, buổi sáng tôi dậy sớm để đi bộ. Mặc quần áo ấm, đội mũ kín mít, đi ra đường, tôi vẫn thấy gió lạnh táp vào mặt tê buốt. Mưa đã tạnh, không khí trở nên hanh khô. Buổi sáng mùa đông ở làng quê thật vắng vẻ và yên tĩnh. Gió thổi mạnh làm những cành cây đung đưa, xào xạc. Trên đường, đêm qua, gió đã làm công việc của chị lao công vun lá rụng thành từng đám. Buổi sáng, lá vàng tiếp tục liệng xuống như đàn bướm rập rờn vờn đuổi nhau trên đường. Hai cây gạo to ỗ đầu làng đứng trầm tư trong gió rét đã trút chiếc lá cuối cùng, cành trơ khấc, khô gầy, sẫm lại. Cây bàng ở chỗ rẽ vào làng cũng chỉ còn thưa thớt vài ba chiếc lá đỏ bám hờ hững trên các nhánh khẳng khiu. Ven đường những bông cỏ may nâu sẫm cúi rạp mình như để tránh gió lạnh. Chì có hàng phi lao hai bên đường vẫn khoác màu xanh, xum xuê, kiêu hãnh vươn thẳng lên trời như chào đón mùa đông. Bên này đường là cánh đồng đang vào ải, thẫm nâu một màu đất mênh mông. Bên kia đường là bãi trồng màu tươi tốt với những vạt ngô xanh bạt ngàn, hoa ngô xám phất phơ tung phấn trong gió, từng kẽ lá đang trổ những bắp ngô non mũm mĩm. Những ruộng hóa cải vàng tươi, lộng lẫy, rung rinh làm bừng sáng cả không gian. Những luống hoa cúc, hoa hồng rực rỡ khoe sắc, nghiêng mình như đang e lệ làm duyên. Xa xa, thấp thoáng dòng sông mềm như một dải lụa, chảy lững lờ với những đám lục bình trôi lặng lẽ, vài ba chiếc thuyền chài thu mình, lướt chầm chậm trên dòng nước lạnh giá. Cảnh đẹp như trong những bức tranh tôi đã từng ngắm. Và nếu có năng khiếu hội họa thì chắc chắn tôi đã thu vào trong bức vẽ những hình ảnh tuyệt đẹp này. Từ đầu làng trở về, tay chân tôi đã lạnh cóng, bưng bát cơm nóng bà xới cho mà người cứ run cầm cập.
Mấy ngày ở quê, tôi có dịp quan sát kĩ lưỡng hơn cảnh vật trong xóm. Trời giá lạnh, đám trẻ con mặc những chiếc áo len, áo khoác sặc sỡ, ấm áp, nô đùa quẩn quanh trong sân nhà, không dám ra đường. Mấy chú chó tinh nghịch thường ngày vẫn quẩn quanh bên các cánh cổng, sủa ầm ĩ mỗi khi có người lạ đi qua, cũng thấy vắng bóng, chắc là đã chui vào một chỗ ấm áp trong nhà. Mẹ con đàn gà co ro đứng dưới mái hiên, gà mẹ xoè cánh ủ ấm cho đàn con đang tranh nhau chui vào cánh mẹ để tránh rét. Những cây trạng nguyên la đà trước cửa nhà cháy rực lên màu đỏ tươi, cánh hoa xoè to, vươn ra phía trước như hãnh diện vì là loài hoa đặc trưng của mùa đồng làng quê. Hình như ở quê tôi, hầu hết các nhà đều trồng cây trạng nguyên. Ông tôi bảo: “Người ta trồng cây trạng nguyên trước cửa nhà vì mong muôn con cháu thành đạt, hiển vinh. Loài cây này dễ trồng mà mùa đông hoa nở đỏ cả cây vừa đẹp vừa đem lại cảm giác ấm áp”. Làng tôi mới từ ngoài bãi chuyển vào hơn mười năm nay nên đất chia cho từng nhà vuông vức, thẳng hàng như những ô bàn cờ. Nhà nào cũng có một khu vườn rộng. Mùa đông, trong vườn, những luống rau cải, rau diếp xanh non mơn mởn đua nhau mọc, những cây bắp cải cuộn tròn như những bông hoa xanh biếc, xếp hàng ngay ngắn. Và dường như giá lạnh khiến lũ chim sâu càng nhanh nhẹn hơn. Chúng đậu xuống các luông rau, nhanh thoăn thoắt chui vào các kẽ lá để bắt sâu.
Trong các khu vườn, những cây táo trĩu trịt quả, cành uốn cong như sắp sà xuống đất, những cây xoài phủ đầy những cánh hoa trăng trắng, nâu nâu khẽ đung đưa trong gió. Thỉnh thoảng có những cây đào nở sớm, những lộc non xanh xanh nhú lên và nụ hoa hé sắc thắm khiến tôi có cảm giác mùa xuân đang về giữa mùa đông giá lạnh.
Ở quê, có những sáng sớm sương muối dày đặc, bao phủ mịt mù khắp nơi, khiến tôi phải lần dò từng bước mà không nhìn rõ lối đi trên đường, có mấy người đi chợ ở phía trước nhưng chỉ nghe có tiếng nói lao xao mà chẳng thấy người. Phải đến gần trưa, sương mới tan, nhưng trời vẫn rét buốt, hà hơi như có khói tỏa ra từ miệng. Nhưng cũng có những ngày nắng ấm, cảnh vật được tắm gội trong ánh nắng vàng, bầu trời được đẩy lên cao hơn, nền trời trong xanh, chim chóc chuyền cành, hót líu lo, tưởng chừng như mùa đông sắp đi qua.
Mười ngày ở quê trôi qua quá nhanh, tôi lại phải xa ông bà ngoại để trở về thành phố. Nhưng nhữhg cảnh vật của mùa đông làng quê còn đọng lại mãi trong tâm trí tôi. Và tôi vẫn mong chờ một ngày đông gần nhất tôi lại được trở về quê để được đắm mình trong cảnh vật ấy.
Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.
Yuuki Asuna ( 結 城 明日 , Yūki Asuna ? ) , Được biết đến với tên Asuna ( ア ス ナ , Asuna ? ) Trong « Sword Art Online » (SAO), « ALfheim Online » (ALO), cũng như « Project Alicization », nơi cô có tạm thời sử dụng tài khoản Stacia ( ス テ イ , Suteishia ? ) , là nữ anh hùng chính của sê-ri Sword Art Online - Đao Kiếm Thần Vực [5] , nhân vật phản diện của Aincrad Arc , cũng như nhân vật chính của câu chuyện bên Rosario của Mẹ . Cô là con gái của cựu CEO của RECT Inc. Asuna là một trong 10.000 người chơi bị mắc kẹt trong «Sword Art Online», nơi cô là thủ lĩnh phụ của bang hội « Hiệp sĩ máu » (KoB). [1] Kỹ năng của cô với rapper đã giúp cô có được biệt danh «The Flash» ( , Senkō ? ) . [1]
Sau khi Sword Art Online bị xóa, Asuna đã chuyển avatarSAO của mình sang ALfheim Online và bắt đầu chơi trò chơi dưới dạng Undine . Do xu hướng chiến đấu với một rapper mặc dù là một người chữa lành, cô đã có được biệt danh «Berserk Healer» ( ー サ ク ー ー , Bāsaku Hīrā ? ) . [2] Asuna cũng đã tạo ra một hình đại diện thay thế, Sylph « Erika » ( リ, Erika ? ) , Vì đôi khi cô muốn thay đổi ngoại hình của mình.[6]
Dọc lối cổng nhà em, ông nội trồng tám cây xoan thành hai hàng dọc. Ông nói với bố mẹ em là sau mười năm sẽ đốn xoan lấy gỗ làm nhà. Hàng xoan được sáu tuổi thì ông qua đời.
Gốc xoan, cành xoan màu mốc đen đen. Lá xoan xoè ra như những bàn tay mềm mại. Lá xoan hăng nồng, có thể đốt lên hun muỗi, ủ làm phân xanh bón ruộng.
Cây xoan còn gọi là cây sầu đâu. Tháng giêng, mưa phùn, xoan mọc lá tua tủa, từng chùm như tai chó uốn cong. Vì thế dân gian mới có câu ví “Sầu đâu tai chó”. Tháng hai, hàng xoan nhà em ra hoa, hoa kết thành từng chùm. Hoa xoan bé tí ti, màu trắng tím, rụng xuống đầy ngõ. Hương xoan thơm, nồng nàn trong đêm khuya. Bà nội em bảo hương thơm của hoa xoan là vị thuốc quý. Nghe bà nói, em càng nhớ đến ông.
Gỗ xoan dẻo và thơm, dùng làm cột nhà, xà nhà, rui nhà, làm ván cửa. Quý nhất là xoan đào. Mối, mọt không bao giờ dám đụng đến gỗ xoan.
Em nhẩm tính: còn bốn năm nữa, bố mẹ em sẽ đốn xoan, thuê thợ làm nhà mới. Chắc là ông sẽ về ngắm ngôi nhà và mừng cho con cháu.
ứng dụng này là để học bạn à, chứ không phải chủ đề phim
Mk chỉ bt hỏi trên này thôi chứ cg ko bt nên hỏi ở đâu vì mk nghĩ ở đây nhiều ng nên có thể sẽ có ng bt về phim mà mk yêu thik.
I. Mở bài: Giới thiệu mùa hè
Em thích nhất là mùa hè trong bốn mùa của năm. Mùa hè em được nghỉ học đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, không phải học tập căng thẳng nữa.
II. Thân bài: Tả cảnh mùa hè
1. Tả bao quát cảnh mùa hè
- Mùa hè nắng gắt và bức
- Mùa hè trời rất oi bức và khó chịu
- Tiếng ve kêu râm rang khắp mọi nơi
- Những cành phượng nở đỏ rực cả vùng trời
2. Tả chi tiết cảnh mùa hè
+ Tả cảnh buổi sáng mùa hè
- Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm
- Những giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏ
- Cây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươi
- Những chú chim hót ríu rít
- Những chú ve kêu râm rang
+ Tả cảnh buổi trưa mùa hè
- Trời nắng gắt hơn lúc sáng
- Những tia nắng rất chói chang và bức bối
- Cây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắng
- Những chú ve vẫn kêu
- Ngoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít
+ Tả cảnh buổi chiều mùa hè
- Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần
- Thời tiết bắt đầu dịu lại
- Những chú chim nhảy nhót
- Mọi người tụ tập hóng gió
- Ngoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè
- Em rất thích mùa hè mặc dù mùa này nóng nhất trong các mùa nhưng nó có những điểm rất thú vị. em rất thích mùa hè vì em sẽ được vui chơi và nghỉ ngơi.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh mùa hè” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
Mở bài:
Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cảnh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài:
Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).
Cô giáo vừa giảng hết bài thì tiếng trống giờ tan học thân quen vang lên rộn rã.
Cả lớp đứng dậy chào cô nghiêm trang chuẩn bị ra về. Sau đó, tiếng xếp sách vở loạt xoạt, tiếng đóng cặp lách cách, tiếng cười nói xôn xao nổi lên từ mọi phía. Xong xuôi, chúng tôi vội vàng ùa ra sân xếp hàng, dưới cơn gió se se, lạnh lạnh cuối thu. Một vài tia nắng hiếm hoi, mệt mỏi rơi trên sân trường. Mọi người vội dàn hàng theo sự điều động của bạn lớp trưởng. Người nào cũng đội mũ bảo hiểm, vai đeo cặp sách chỉnh tề. ồ! Sân trường nhộn nhịp quá! Học sinh các lớp nối tiếp nhau thành một hàng dài giống như đoàn xe lửa từ từ lăn bánh dưới vòm lá xanh rì. Khuôn mặt các em lớp một, hai, ba hớn hở cứ như mẹ cho quà. Đâu đó còn nghe tiếng chuyện trò, tiếng cười khúc khích hay tiếng tranh cãi nhau về một cái gì đó. Có một bạn bỏ hàng định chạy về phía trước, bị nhắc nhở, mặt tiu nghỉu như mèo cắt tai. Ra khỏi cổng, mỗi người đi một ngả về nhà. Học sinh vẫy gọi nhau í ới rồi chào hẹn ngày mai gặp lại. Bên trái, các bậc phụ huynh đang chờ đón con em mình. Các bác ấy lo lắng, phấp phỏng, chăm chú nhìn vào đoàn học sinh đông đúc như tổ kiến đang bước đi để tìm con em mình. Các em lớp một giơ những bàn tay nhỏ xíu lên vẫy bố mẹ thân yêu. các em bé ấy vừa chạy vội về phía bố mẹ đang chờ mình, vừa vẫy vẫy, khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương cười rạng rỡ. Các bác phụ huynh mỉm cười vui vẻ, đôi mắt đen láy sáng long lanh nhìn con âu yếm, tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc. Ngoài đường, không khí huyên náo, hỗn độn và khẩn trương vì lúc này cũng là giờ tan sở. Xe cộ tấp nập đủ loại, xe máy, xe ô tô, xe đạp, xích lô…Tiếng rì rì của động cơ xe máy, tiếng chuông xe đạp lanh canh tạo thành một biển âm thanh ồn ã. Người thì đi xuôi, người thì đi ngược, từng dòng người nghịt hối hả qua lại tựa như dòng nước cuộn chảy, quần áo đủ màu sắc trông như một vườn hoa di động. Đến lúc học sinh đã về hết bác bảo vệ mới thong thả khép cổng lại. Sân trường giờ đây vắng lặng, không một bóng người. Mấy dãy phòng học đứng im lìm lặng lẽ nhìn lá rơi lác đác, gió thỏi nhẹ trên vòm lá.
Cảnh tan học đông đúc, náo nhiệt ! Đó là giây phút diễn ra bao nhiêu nụ cười vui mừng của bố mẹ gặp con và bấy nhiêu sự vui sướng của các con gặp ba mẹ mình.
Bốn rưỡi! Tùng ! Tùng !Tùng !
Cô giáo vừa giảng hết bài thì tiếng trống giờ tan học thân quen vang lên rộn rã.
Cả lớp đứng dậy chào cô nghiêm trang chuẩn bị ra về. Sau đó, tiếng xếp sách vở loạt xoạt, tiếng đóng cặp lách cách, tiếng cười nói xôn xao nổi lên từ mọi phía. Xong xuôi, chúng tôi vội vàng ùa ra sân xếp hàng, dưới cơn gió se se, lạnh lạnh cuối thu. Một vài tia nắng hiếm hoi, mệt mỏi rơi trên sân trường. Mọi người vội dàn hàng theo sự điều động của bạn lớp trưởng. Người nào cũng đội mũ bảo hiểm, vai đeo cặp sách chỉnh tề. ồ! Sân trường nhộn nhịp quá! Học sinh các lớp nối tiếp nhau thành một hàng dài giống như đoàn xe lửa từ từ lăn bánh dưới vòm lá xanh rì. Khuôn mặt các em lớp một, hai, ba hớn hở cứ như mẹ cho quà. Đâu đó còn nghe tiếng chuyện trò, tiếng cười khúc khích hay tiếng tranh cãi nhau về một cái gì đó. Có một bạn bỏ hàng định chạy về phía trước, bị nhắc nhở, mặt tiu nghỉu như mèo cắt tai. Ra khỏi cổng, mỗi người đi một ngả về nhà. Học sinh vẫy gọi nhau í ới rồi chào hẹn ngày mai gặp lại. Bên trái, các bậc phụ huynh đang chờ đón con em mình. Các bác ấy lo lắng, phấp phỏng, chăm chú nhìn vào đoàn học sinh đông đúc như tổ kiến đang bước đi để tìm con em mình. Các em lớp một giơ những bàn tay nhỏ xíu lên vẫy bố mẹ thân yêu. các em bé ấy vừa chạy vội về phía bố mẹ đang chờ mình, vừa vẫy vẫy, khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương cười rạng rỡ. Các bác phụ huynh mỉm cười vui vẻ, đôi mắt đen láy sáng long lanh nhìn con âu yếm, tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc. Ngoài đường, không khí huyên náo, hỗn độn và khẩn trương vì lúc này cũng là giờ tan sở. Xe cộ tấp nập đủ loại, xe máy, xe ô tô, xe đạp, xích lô…Tiếng rì rì của động cơ xe máy, tiếng chuông xe đạp lanh canh tạo thành một biển âm thanh ồn ã. Người thì đi xuôi, người thì đi ngược, từng dòng người nghịt hối hả qua lại tựa như dòng nước cuộn chảy, quần áo đủ màu sắc trông như một vườn hoa di động. Đến lúc học sinh đã về hết bác bảo vệ mới thong thả khép cổng lại. Sân trường giờ đây vắng lặng, không một bóng người. Mấy dãy phòng học đứng im lìm lặng lẽ nhìn lá rơi lác đác, gió thỏi nhẹ trên vòm lá.
Cảnh tan học đông đúc, náo nhiệt ! Đó là giây phút diễn ra bao nhiêu nụ cười vui mừng của bố mẹ gặp con và bấy nhiêu sự vui sướng của các con gặp ba mẹ mình.
Câu 1: D. Cô Tô - Nguyễn Tuân.
Câu 2: A. Miêu tả.
Câu 3: A. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.
Câu 4: D. Thấu đầu mũi đảo Cô Tô.
Câu 5: D. Sáu.
Câu 6: C. So sánh.
Câu 7: B. Chủ ngữ.
Chúc bạn học tốt!!!!!!!
Cạnh nhà em có bác Ba làm nghề lái xe ba bánh. Bác rất hiền lành, nhân hậu, khi trong xóm em có ai cần chuyển đồ hay có những đồ nặng không thể dùng tay thì bác đều nhiệt tình chở giúp đỡ mọi người, rất nhiều lần bác đều từ chối lấy tiền của mọi người. Điều đáng quý nhất ở bác là bác là thương binh, chân bác không thể đi lại thuận lợi được như mọi người mà phải cần sự trợ giúp của một cây lạng gỗ, nhưng chưa bao giờ bác từ chối giúp đỡ ai bao giờ cả.
Bác Ba khi xưa là một chiến sĩ cách mạng anh hùng, bác tình nguyện tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ xâm lược, cùng các đồng đội dành lại độc lập, tự do, hòa bình cho đất nước dân tộc. Tuy nhiên, sự ác liệt của chiến tranh đã khiến bác bị thương nặng.Trong một lần chiến đấu, do bị thương quá nặng mà bác vĩnh viễn mất đi đôi chân.Từ đó cho đến nay, bác di chuyển phải nhờ một cây lạng gỗ.Tuy bác mang trên mình những thương tật mà không bao giờ có thể chữa lành nhưng bác lúc nào cũng lạc quan, yêu đời và sống rất có ích.Vì vậy mà trong xóm em, ai cũng đều ngưỡng mộ bác cả.Bác là một tấm gương trong chiến đấu cũng là một Ba có hai người con trai, nhưng không may người con thứ hai bị nhiễm chất độc màu da cam nên trí tuệ kém phát triển, lúc nào cũng ngờ nghệch như một đứa trẻ. Vợ bác thì ốm yếu liên miên nên mọi công việc lớn nhở đều do bác gánh vác. Dù đã hơn sáu mươi tuổi rồi nhưng ngày nào bác cũng lái xe ba bánh chở đồ giúp mọi người.
Bác Ba có hai người con trai, nhưng không may người con thứ hai bị nhiễm chất độc màu da cam nên trí tuệ kém phát triển, lúc nào cũng ngờ nghệch như một đứa trẻ. Vợ bác thì ốm yếu liên miên nên mọi công việc lớn nhở đều do bác gánh vác. Dù đã hơn sáu mươi tuổi rồi nhưng ngày nào bác cũng lái xe ba bánh chở đồ giúp mọi người.
Cơ thể của bác cũng không được khỏe mạnh như xưa nữa, đặc biệt là vào những ngày trái gió trở trời thì đôi chân bác lại đau nhức đến mức không đi lại được. Tuy nhiên, dù tối hôm trước có đau, có mệt đến mấy thì sáng ngày hôm sau bác lại đi làm với nụ cười trên môi. Em rất khâm phục nghị lực của bác, bác là một tấm gương sáng để cho em noi theo.
vì nhà em rất gần nhà bác nên em thường hay sang nhà bác chơi. Bác Ba rất vui tính, mỗi khi em sang là bác lại kể cho em rất nhiều câu chuyện thú vị, khi là những câu chuyện cổ tích, khi là câu chuyện mà bác đã trải qua trong kháng chiến, những vất vả cũng như niềm vui khi là một người lính. Cách kể chuyện của bác rất hấp dẫn và cũng truyền cảm nữa.Mỗi khi trong vườn có chuối hay cam chín thì mẹ em lại bảo em mang sang cho các bác. Còn mỗi khi em sang chơi, bác cũng ra vườn vặt cho em những trái khế ngọt lịm, mọng nước.
Bác Ba là một người bác mà em rất ngưỡng mộ và khâm phục.Tuy cuộc sống của bác còn rất nhiều khó khăn nhưng lúc nào bác cũng sống vui tươi, lạc quan.Hơn nữa, bác còn rất quan tâm đến mọi người, hễ ai có việc là bác lại nhiệt tình giúp đỡ. Bác Ba là một người thương binh tuy “tàn mà không tật”.
k nhé
thi hết kì 1 bạn ở phòng 2 đúng không