K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2017

Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ kém phát triển hơn nông nghiệp Bắc Mĩ là do:

-Trung và Nam Mĩ có hai hình thức sở hữu ruộng đất Đại điền trang và Tiểu điền trang. Chế độ chiếm hữu vô cùng nặng nề, ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

-Khi Trung và Nam Mĩ ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang,...Nhưng vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ nên việc chia ruông đất gặp nhiều khó khăn.

-Các ngành nông nghiệp lại phải lệ thuộc vào nước ngoài, kĩ thuật kém,mang tính chất độc canh, mỗi nước chỉ trồng một, hai loại cây.

-Đa số các nước ở Trung và Nam Mĩ đều phải nhập lương thực, thực phẩm ở nước ngoài.

cảm ơn bạnhihi

3 tháng 5 2016

- phía B:

nằm ở vĩ độ thấp nên thuộc  khí hậu ôn đới,lạnh => mùa đông lạnh

-phía N:

 

3 tháng 5 2016

tiếp:

do có sự ảnh hưởng của ĐTH nên mùa đông ấm hơn,mùa hạ nóng

Nông nghiệp Bắc mĩ Nông nghiệp Nam mĩ

Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.

Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới. Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng có những hạn chế : nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường..

Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh. Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung : lúa mì trồng nhiều ờ phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì ; xuống phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa ; ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía...) và cây ăn quả.
Ở vùng núi và cao nguyên phía tây của Hoa Kì có khí hậu khô hạn, gia súc được chăn thả trên đồng cỏ vào mùa xuân - hạ, đến mùa thu - đông được chuyển 'ề phía đông để vỗ béo trước khi đưa vào lò mổ. Phía tây nam Hoa Kì có khí hậu cận nhiệt đới, trồng nhiều cây ăn quả như cam, chanh và nho.
Trên sơn nguyên Mê-hi-cô. ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.
Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.

9 tháng 3 2017

Uồi dài quá. Nhưng cũng cảm ơn bạn nhìu nha !!!hihiyeueoeovui

Câu 1:

So sánh quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ:

a. Giống nhau :

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

b. Khác nhau :

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

Câu 2:

Công nghiệp chế biến và đóng tàu với tỷ trọng nhiều, sản xuất đa dạng, được chú ý đầu tư nên có vai trò tương đối quan trọng.

Câu 3:

- Do bị gói gọn, bó buộc ở các hình thức.

8 tháng 3 2017

câu 1: So Sánh đặc điểm đô thị hóa ở Trung Nam Mĩ với Bắc mĩ ?

So sánh quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ:

a. Giống nhau :

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

b. Khác nhau :

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

- Bắc Mĩ: đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển
- Nam Mĩ: dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng

15 tháng 3 2017

các điều kiện mà nền công nghiệp bắc mĩ phát triển cao là

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi

+ Trình độ KHKT cao

+ cách tổ chức, sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hóa cao

cô giáo mk nói vậy bạn học tốt nha

15 tháng 3 2017

Nhờ điều kiện :

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều mỏ khoáng sản.

- Nguồn lao động dồi dào, có tri thức cao.

- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

- Thị trường tiêu thụ rộng rãi.

7 tháng 5 2017

chịu cjHoàng Thị Ánh

7 tháng 5 2017

PHÒNG GD & ĐT TP KON TUM
TRƯỜNG THCS TRẦN KHÁNH DƯ

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2014 -2015
Môn: Địa lí lớp 7
(Thời gian làm bài: 45 phút)

ĐỀ BÀI

Câu 1 : (3,0 điểm)

Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp Bắc Mĩ?

Câu 2: (3,5 điểm)

Tại sao ở châu Đại Dương: các đảo và quần đảo có khí hậu nóng, ẩm và điều hòa nhưng đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn?

Câu 3: (3,5 điểm)

Dựa vào 2 biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa sau: So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa giữa khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7

Câu 1 : (3,0 điểm)

  • Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. (0,75đ)
  • Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau. (0,75đ)
  • Các ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. (0,75đ)
  • Hoa Kì là nước có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, đặc biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn: sản xuât máy móc tự động, điện tử, hàng không, vũ trụ…được chú trọng phát triển. (0,75đ)

Câu 2: (3,5 điểm)

  • Ở các đảo và quần đảo: khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều vì:
    • Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. (0,5đ)
    • Nằm ở vị trí xích đạo và nhiệt đới ẩm. (0,5đ)
    • Chịu ảnh hưởng của các dòng biển nóng Bắc và Nam xích đạo. (0,5đ)
  • Ở phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn vì:
    • Có nhiều hoang mạc, sa mạc. (0,5đ)
    • Nằm trong vùng áp cao chí tuyến, không khí ổn định, khó gây mưa. (0,5đ)
    • Núi cao ở phía đông chắn gió từ biển thổi vào. (0,5đ)
    • Phía tây có dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-lia. (0,5đ)

Câu 3: (3,5 điểm)

Ôn đới lục địa

Ôn đới hải dương

Nhận xét

Nhiệt độ

- Tháng nóng nhất 200 C

- Tháng lạnh nhất - 120 C

- Tháng nóng nhất 180 C

- Tháng lạnh nhất 80 C

Khí hậu ôn đới đại dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa

Lượng mưa

- Tổng lượng mưa 443 mm.

- Mùa mưa (tháng 5 - tháng 10)

- Mùa mưa ít (tháng 11-tháng 4 năm sau).

-Tổng lượng mưa 820 mm.

- Mùa mưa (tháng 10 - tháng 1)

- Mùa mưa ít (tháng 2-tháng 9).

Khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa

Mỗi ý đúng đạt 0,25đ. Riêng nhận xét đạt 0,5đ.

Lưu ý: Học sinh có thể trả lời như đáp án hoặc có ý như đáp án nhưng không cần phải giống nguyên văn cũng đạt điểm tối đa. Nếu học sinh trả lời chưa đủ ý tuỳ vào mức độ đạt GV cho điểm phù hợp.

Chị em thi trúng đề này nên chị cứ thử làm nhé!

Đề mạng đấy!

8 tháng 4 2018
Nội dung Trạm A Trạm B Trạm C
1.Nhiệt độ
Nhiệt độ tb tháng 1 -6oC 8oC 16oC
Nhiệt độ tb tháng 7 18oC 20oC 15oC

Nhận xét chung về chế độ

nhiệt

nhiệt độ thay đổi thất thường, biên độ nhiệt lớn khoảng 24oC nhiệt độ tb, biên độ nhiệt tb, khoảng 12oC nhiệt độ tb, biên độ nhiệt nhỏ, khoảng 9oC
2.Lượng mưa
Các tháng mưa nhiều 6,7,8 9,10,11,12 10,11,12,1
Các tháng mưa ít 1,2,11,12 2,6,7,8 6,7
Nhận xét chung về chế độ mưa mưa quanh năm mưa nhiều, mưa theo mùa mưa quanh năm,mưa nhiều
3.Kiểu khí hậu ôn đới lục địa ôn đới địa trung hải ôn đới hải dương

13 tháng 3 2017

À, đang còn câu này nữa:

Hãy nêu ảnh hưởng của con người tới rừng A-ma-dôn

13 tháng 3 2017


3/- Hướng chuyển dịch vốn và lao động Hoa Kì : từ Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời” ở phía Nam và ven Thái Bình Dương.
Nguyên nhân chuyển dịch là do sự xuất hiện của các thành phố lớn với các ngành công nghiệp có công nghệ kT thuật tiên tiến, năng động ở “Vành đai Mặt Trời”. ’