Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bết-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.
Bết-tô-ven sinh năm 1770, tại Bon, nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bết-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violong. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.
Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bet-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.
Tả cô Tấm - Truyện "Tấm Cám"
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
Tham khảo nha bạn !
Dàn bài:
1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.
2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:
Ngoại hình:
Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.
Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô,...
Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,...
Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào.
Việc làm và tính cách: Hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh.
Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.
Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.
3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.
Em đã từng gặp ông tiên trong nhũng câu chuyện cổ tích dân gian. Hãy tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình.
Bài làm:
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tỏi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông.
Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.
Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông.
Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội.
Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước.
Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên.
Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
6.
Thuở xa xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã tuổi sáu mươi, còn người con gái thì mới chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng họ sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến.
Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết.
Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai:
- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ.
Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói:
- Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng.
- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm!
- Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy.
Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng.
1.
….., ngày …. tháng… năm….
Lan thân mến!
Lâu rồi mình và bạn không gặp nhau. Mình viết thư này để hỏi thăm sức khoẻ và kể cho Lan nghe về một ước mơ của mình.
Lan ơi! Dạo này gia đình bạn và bạn có khoẻ không? Tình hình học tập của bạn ra sao? Gia đình mình vẫn khoẻ. Kết quả học tập của mình vẫn tốt. Ước mơ của mình là trở thành bác sỹ. Mình muốn là bác sỹ vì năm ngoái, mình bị ngã gãy tay. Mẹ mình liền đưa mình đến bệnh viện. Bác sỹ chăm sóc mình là cô Ngân. Cô chăm sóc mình tận tình và chu đáo lắm. Hôm đó mẹ mình mới hỏi: “Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì?”. Mình nghĩ tới cảnh cô Ngân làm việc, chăm sóc bệnh nhân nên trả lời ngay: Con muốn làm bác sỹ giống cô Ngân, mẹ ạ!”. Mẹ mình mỉm cười, mình biết mẹ đã hiểu về ước mơ của mình. Mình nghĩ sau này muốn trở thành bác sỹ giỏi thì phải cố gắng trong mọi lĩnh vực.
Thôi! Thư cũng đã dài và điều mình muốn cho bạn biết cũng nói rồi! Mình dừng bút ở đây nhé. Sau này Lan có ước mơ nào thì kể cho mình nghe nhé! Chúc Lan khoẻ, học hành tiến bộ. Tạm biệt bạn thân của tớ!
Bạn thân của Lan
Trâm
mk nghĩa ra rồi mỗi tội dài quá mk k muốn viết
sorry bn nha -_-
Bài tham khảo nè
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.
Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.
Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!
Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.
Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:
Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem tivi thì cái Hoa thốt lên:
- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!
- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?
- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!
- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.
Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:
- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!
Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.
Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa,nói:
- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.
Cái Hoa tươi cười:
- Con cảm ơn mẹ ạ!
Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn, suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?
Khi xem tivi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
Thấm thoắt năm học đã kết thúc. Hoa phượng nở bừng như lửa, tiếng ve ngân ra rả trong những vòm cây quanh sân trường. Chúng em vui vẻ bước vào một kì nghỉ hè với bao điều thú vị đang chờ phía trước.
Sáng thứ năm tuần qua, trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Chiếc xe chở chúng em đầy ắp tiếng cười và những ánh mắt vui tươi, háo hức. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng em đã ra đến biển.
Xe vừa dừng, chúng em cùng reo to: “Biển đây rồi!’’. Biển mênh mông xanh thẳm và chan hoà ánh nắng. Gió biển lồng lộng thổi tung mái tóc. Bờ cát trắng phau vui đón bước chân các bạn nhỏ. Những ngôi nhà cao tầng kéo dài thành dãy phố chạy thẳng ra sát bờ cát. Chúng em được đưa đến một khách sạn trông ra biển, tha hồ mà đón gió và ngắm cảnh suốt ngày, đêm.
Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hoà cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những đám mây trắng in bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời gọi chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thoả thích.
Mỗi người một chiếc phao, chúng em ùa xuống nước, thi nhau trồi lên, ngụp xuống theo từng đợt sóng. Được cùng bạn bè nô giỡn trong làn nước biếc, em thấy thật vui sướng. Biển vẫn ru nhè nhẹ. Ngoài khơi xa, thấp thoáng những con thuyền đánh cá với buồm trắng, buồm nâu giống như cánh bướm chập chờn. Dân chài mải mê quăng lưới giữa trời nước bao la.
Mặt trời lên cao toả ánh nắng chói chang. Bãi biển thưa dần. Đến giữa trưa, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh.
Chiều về, nắng dịu, bãi biển lại đông đúc, ồn ào hơn buổi sáng. Gió mạnh hơn. Biển dâng sóng trắng vỗ bờ. Tiếng reo hò vang dậy khắp nơi. Chúng em nhảy lên giỡn sóng. Có bạn bị sóng xô thẳng vào mặt, choáng váng vài giây rồi lại tiếp tục cuộc chơi. Những con sóng tinh nghịch làm cho chúng em say mê nô đùa không biết chán.
Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối cùng đã tắt, mặt biển từ từ đổi sang màu tím sẫm. Biển đêm thật là bí ẩn. Nhờ ánh điện từ dãy phố toả sáng tới bãi cát, chúng em nán lại để ngắm biển đêm. Tiếng sóng vỗ ì ầm, ẩn chứa một sức mạnh phi thường, khó hiểu. Nước triều dâng cao ngập tràn bãi cát. Gió biển ban đêm mát rượi đem đến sự sảng khoái cho con người.
Thế là hết ngày đầu tiên ở sầm Sơn. Sáng mai, chúng em sẽ dậy thật sớm để kịp ngắm cảnh mặt trời nhô lên trên biển cả.
-----^^------
Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới.
Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng ra Đại Tây Dương.
Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyện ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.
Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến Ấn Độ Dương. Họ vượt Ấn Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.
Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi. Tuy nhiên họ đã đạt được mục đích của chuyến đi và đã xác định được một điều quan trọng: trái đất hình cầu.
Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta.
Bài tham khảo 2
Thấm thoắt năm học đã kết thúc. Hoa phượng nở bừng như lửa, tiếng ve ngân ra rả trong những vòm cây quanh sân trường. Chúng em vui vẻ bước vào một kì nghỉ hè với bao điều thú vị đang chờ phía trước.
Sáng thứ năm tuần qua, trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Chiếc xe chở chúng em đầy ắp tiếng cười và những ánh mắt vui tươi, háo hức. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng em đã ra đến biển.
Xe vừa dừng, chúng em cùng reo to: “Biển đây rồi!’’. Biển mênh mông xanh thẳm và chan hoà ánh nắng. Gió biển lồng lộng thổi tung mái tóc. Bờ cát trắng phau vui đón bước chân các bạn nhỏ. Những ngôi nhà cao tầng kéo dài thành dãy phố chạy thẳng ra sát bờ cát. Chúng em được đưa đến một khách sạn trông ra biển, tha hồ mà đón gió và ngắm cảnh suốt ngày, đêm.
Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hoà cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những đám mây trắng in bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời gọi chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thoả thích.
Mỗi người một chiếc phao, chúng em ùa xuống nước, thi nhau trồi lên, ngụp xuống theo từng đợt sóng. Được cùng bạn bè nô giỡn trong làn nước biếc, em thấy thật vui sướng. Biển vẫn ru nhè nhẹ. Ngoài khơi xa, thấp thoáng những con thuyền đánh cá với buồm trắng, buồm nâu giống như cánh bướm chập chờn. Dân chài mải mê quăng lưới giữa trời nước bao la.
Mặt trời lên cao toả ánh nắng chói chang. Bãi biển thưa dần. Đến giữa trưa, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh.
Chiều về, nắng dịu, bãi biển lại đông đúc, ồn ào hơn buổi sáng. Gió mạnh hơn. Biển dâng sóng trắng vỗ bờ. Tiếng reo hò vang dậy khắp nơi. Chúng em nhảy lên giỡn sóng. Có bạn bị sóng xô thẳng vào mặt, choáng váng vài giây rồi lại tiếp tục cuộc chơi. Những con sóng tinh nghịch làm cho chúng em say mê nô đùa không biết chán.
Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối cùng đã tắt, mặt biển từ từ đổi sang màu tím sẫm. Biển đêm thật là bí ẩn. Nhờ ánh điện từ dãy phố toả sáng tới bãi cát, chúng em nán lại để ngắm biển đêm. Tiếng sóng vỗ ì ầm, ẩn chứa một sức mạnh phi thường, khó hiểu. Nước triều dâng cao ngập tràn bãi cát. Gió biển ban đêm mát rượi đem đến sự sảng khoái cho con người.
Thế là hết ngày đầu tiên ở Sầm Sơn. Sáng mai, chúng em sẽ dậy thật sớm để kịp ngắm cảnh mặt trời nhô lên trên biển cả.
Sorry nhé
Anh học lớp 8 quên mất TLV lớp 4 rồi
[ HT ]
Tham khảo :
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường được nghe những câu ca dao tục ngữ mà ông cha đã dạy: “Thương người như thể thương thân”. Tấm lòng nhân hậu luôn luôn đáng quý và đáng trân trọng em đã đọc và nghe nhiều trên tivi hay sách báo. Nhưng mới năm trước em đã gặp một người có tấm lòng nhân hậu, một người bạn mới chỉ bằng tuổi của em. Em kể lại cho mọi người cùng nghe nhé.
Hôm ấy là một ngày gần cuối năm học, trời nắng oi bức của mùa hè khiến ai cũng thấy ngột ngạt và khó chịu. Ngày mùa, rơm rạ phơi đầy ngoài đường nên cái nóng bốc lên khiến chúng em đi học về ai cũng vã đầy mồ hôi. Vì nhà gần trường nên chúng em vẫn thường đi bộ đến lớp và trở về nhà sau mỗi ngày học tập. Trên đường trở về nhà, chúng em bắt gặp một bà lão ăn xin, quần áo rách tả tơi, gương mặt mệt mỏi hốc hác. Bà đang tiến đến một nhà ven đường để xin ăn thì đám bạn học sinh cá biệt của trường đi tới, một bạn kêu lên:
– Chúng mày ơi ở đây có một bà già ăn mày nhìn kinh quá đi.
Tất cả mọi ánh mắt dồn về phía bà, một đứa nói:
– Khiếp trông bà ta như quỷ ý, ghê quá, chạy thôi.
Mấy đứa khác cầm gậy đuổi bà rồi ê ê cười hả hê sung sướng. Một đứa láu cá hơn còn đẩy khiến bà suýt ngã. Bọn bạn đang cười ha hả thì bỗng cái Mai – bạn cùng lớp với tôi đi tới và quát to:
– Các bạn làm gì thế, sao các bạn lại có thể đối xử với bà cụ như vậy. Trông bà đã khổ lắm rồi. Các bạn thật quá đáng.
Một vài tiếng xì xào xung quanh, có cả người lớn đi đường nói đám bạn nhỏ vô lễ. Lũ bạn học sinh cá biệt của trường không nói gì bèn lảng đi.
Lúc đó, Mai tiến lại gần bà cụ. Bạn đỡ bà cẩn thận hỏi thăm bà lão ăn xin rồi lại gần nhà dân xin cho bà cốc nước để bà uống đỡ mệt. Mai nói:
– Bà mệt lắm phải không ạ? Sao bà lại đi ăn xin, con cháu bà đâu rồi ạ?
Bà cụ nói:
– Không phải bà đi ăn xin, bà đi cùng con cháu đến viện nhưng bị lạc mấy ngày hôm nay không liên lạc được. Bà mệt và đói quá nên đi xin tạm gì ăn rồi tìm người giúp đỡ cháu ạ.
Ánh mắt Mai trùng xuống thương bà, bạn nói:
– Không sao ạ, cháu sẽ dẫn bà về nhà ăn cơm, tắm rửa sạch sẽ, rồi bố mẹ cháu sẽ đưa bà đến đồn công an nhờ họ giúp ạ.
Bà lão vui mừng khôn xiết. Mai nắm tay bà thật chặt rồi dìu bà lão về nhà, bỏ lại phía sau ánh mắt trầm trồ ngưỡng mộ của mọi người xung quanh. Tôi nhìn theo nghĩ ngợi và cảm mến tấm lòng nhân hậu của bạn ấy vô cùng.
/HT\