K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Buôn bán trong nước được mở rộng ,Thăng Long là trung tâm kinh tế , chính trị .
- Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt -Trung ,bến Vân Đồn (Quảng Ninh )
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh do điều kiện độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Thời Lý: ban hành bộ Hình thư. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (1042). Tuy nhiên, bộ luật mới chỉ mang tính chất sơ khai, chưa đầy đủ.

- Thời Trần: Ban hành Quốc triều hình luật. Đặt Thẩm hình viện để xét việc kiện cáo. Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan. => Tiến bộ trong luật pháp và việc quản lí đất nước hơn so với thời Lý.

18 tháng 12 2019

THANK YOU VERY MUCH!

23 tháng 10 2018

Đới ôn hòa là nơi có nền công nghiệp phát triển sơm nhất, cách đây khoảng 250 năm 

    +Trong công nghiệp có 2 nghành quan trọng: Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến 

    +3/4 sản phẩm công nghiệp của thế giới là do đới ôn hòa cung cấp

    +Nền công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật

    + Các nước công nghiệp hàng đầu như:  Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Ảnh, Pháp,..

cuộc  khởi nghĩa chàng Lía gặp thất bại vì 

- cuộc khởi nghỉa diễn ra nhỏ lẻ,đơn độc

- vũ khí còn thô sơ

- quân triều đình quá mạnh: đông về dân số và cả vũ khí

25 tháng 11 2018

quân mông cổ là một quân đội rất mạnh. Đánh đâu thắng đó và gần như chiếm cả Châu Âu

25 tháng 11 2018

Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14.

Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc này được chia cho 4 người con trai của ông với người con trai thứ 4 là đại hãn, và đến những năm 1350, các triều Hãn rạn nứt và đánh mất trật tự mà Thành Cát Tư Hãn đã mang lại. Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành các triều đại Ilkhanate ở Ba Tư, triều Chagatai ở Trung Á, triều Nhà Nguyên ở Trung Quốc, và Kim Trướng hãn quốc ở địa phận nước Nga ngày nay.

Xâm lược vùng Trung Á

Thành Cát Tư Hãn muốn thương mại và hàng hóa, gồm cả các loại vũ khí mới, cho đất nước mình. Một đoàn người Mông Cổ gồm hàng trăm lái buôn kéo tới một vương quốc mới hình thành nằm giữa Ba Tư và Trung Á, có tên gọi là Hoa Thích Tử Nô. Vị vua của vương quốc này cho rằng trong đoàn có các điệp viên. Thành Cát Tư Hãn gửi các đại sứ tới, và vị vua đã giết vị đại sứ và đốt râu của những người khác, những kẻ còn lại bị đuổi về. Thành Cát Tư Hãn trả thù, xuất quân đi về hướng Tây. Thành phố thủ đô của vị sultan là Samarkand đầu hàng. Quân đội của ông đầu hàng và ông bỏ chạy.

Thành Cát Tư Hãn và quân đội tiến sâu thêm vào vương quốc của vị sultan - tới tận Afghanistan và sau đó là Ba Tư. Người ta nói rằng vị vua Hồi giáo ở Baghdad tỏ ý thù địch đối với vị sultan và giúp đỡ Thành Cát Tư Hãn, điều tới cho ông một trung đoàn viễn chinh người châu Âu, từng là tù nhân của ông. Vì Thành Cát Tư không cần đến bộ binh, nên đã trả tự do cho họ, vì vậy những người châu Âu là những người đầu tiên lan truyền các tin tức sốt dẻo về các cuộc chinh phục của Thành Cát Tư Hãn.

Thành phố Nishapur nổi loạn chống lại sự cai trị Mông Cổ. Con rể Thành Cát Tư Hãn bị giết chết, và như được kể lại, con gái ông ta muốn rằng tất cả người dân trong thành phố phải chết, và theo truyền thuyết, họ đã chết.

Trong khi Thành Cát Tư Hãn đang củng cố các cuộc chinh phục ở Ba Tư và Afghanistan, một lực lượng 40.000 kỵ binh Mông Cổ lao vào Azerbaijan và Armenia. Họ đánh bại các quân thập tự chinh Georgian, chiếm pháo đài thương mại ở Krym và trải qua mùa đông ở dọc bờ biển Đen. Khi họ quay về nhà họ gặp 80.000 chiến binh do hoàng tử Mstitlav của công quốc Kiev dẫn đầu. Lợi dụng ưu thế về tính kiêu căng và quá tự tinh của quân quý tộc. Nhẹ và cơ động hơn, họ thoát ra và làm những kẻ đuổi theo mỏi mệt và sau đó tấn công, giết hại và đánh tan họ.

Một lần nữa chỉ trong thời gian ngắn, Thành Cát Tư Hãn lại lao vào chiến tranh. Ông tin rằng người Tangut không tuân theo các nghĩa vụ đối với đế chế của ông. Năm 1227, ở tuổi sáu năm, trong khi đang dẫn đầu một cuộc chiến chống lại người Tangut, Thành Cát Tư Hãn, như người ta nói, ngã khỏi lưng ngựa và chết.

Về diện tích những vùng đất đã chinh phục được, Thành Cát Tư Hãn là người chinh phục vĩ đại nhất mọi thời đại - đế chế của ông rộng gấp bốn lần thời đại huy hoàng nhất của Alexandre Đại Đế. Quốc gia Mông Cổ tin rằng ông là người vĩ đại nhất mọi thời đại và là người đến từ trên trời. Trong số những người Mông Cổ được coi là Chiến binh thần thánh, và không giống như người Do Thái, những người tiếp tục thấy hy vọng trong những vị vua chinh phục (messiah) như David, người Mông Cổ tiếp tục tin rằng một ngày nào đó Thành Cát Tư Hãn sẽ lại sống dậy và dẫn dân tộc mình tới những thắng lợi.

Viễn chinh tới châu Âu

Đế quốc Mông Cổ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời.

Lúc cuối đời Thành Cát Tư Hãn, các thành viên trong gia đình ông đánh lẫn nhau để xem ai là người kế vị ông. Để chấm dứt tranh cãi, Thành Cát Tư Hãn chọn đứa con thứ ba, Ogodei (Oa Khoát Đài). Và năm 1229, sau cái chết của Thành Cát Tư Hãn, một hội nghị toàn thể Mông Cổ khẳng định sự kế tục của Ogodei như Đại Hãn. Ogodei bắt đầu sự cai trị của mình nhằm mục đích làm mọi người tin rằng ông chính là người có Thiên mệnh cai trị thế giới. Vào giữa những năm 1230, Ogodei gửi quân chống lại các vương hầu Slavic ở Đông Âu, nhưng cuộc kháng chiến của các bộ lạc châu Á giữa vùng sông Volga và Ural còn lớn hơn những gì ông mong đợi, làm chậm lại kế hoạch chinh phục vùng núi phía tây Ural. Cuối cùng, năm 1237, quân đội của ông đẩy lùi người Nga, chiếm các thành phố Vladimir, Kolmna và Moskva năm 1238. Năm 1240 quân đội của ông tàn phá thành phố Kiev.

Tại Liegnitz (hiện nay là Ba Lan), mặc dù có số quân ít hơn, quân của ông đánh tan quân Đức với các kỵ sĩ trang bị nặng. Quân ông lao sang Hungary, và năm 1241 tiến tới vùng ngoại ô Viên. Sau đó, vẫn còn là điều khó hiểu đối với người châu Âu, người Mông Cổ rút lui khỏi Wien. Đối với người Âu, có lẽ họ nghĩ rằng họ đã được cứu vãn bởi một điều thần kỳ. Đối với người Mông Cổ thì lại khác. Người Mông Cổ rút khỏi Trung Âu vì cái chết của Ogodei. Các sĩ quan cao cấp trong quân đội tin rằng họ phải quay về để xác định việc lựa chọn một vị vua mới.

Vợ goá của Odogei, Toregene bắt đầu cầm quyền cai trị quốc gia của Ogodei, dựa trên tên ông và hành động như người nhiếp chính cho đứa con lớn nhất. Các chiến dịch quân sự giảm dần. Chiến tranh nổ ra giữa những người trong gia đình mở rộng. Năm 1246, một trong số họ, Guyug, đã có thể mua được sự ủng hộ và được lựa chọn làm người kế tục của Ogodei. Ông ban thưởng rộng rãi cho những người đã ủng hộ ông và để tiếp tục được ủng hộ, từ các hoàng tử cho đến những người viết mướn, cứ như là tiền của ông là vô tận. Giáo hoàng Innocent IV gửi một đoàn sứ đến Mông Cổ, và một bức thư của họ mang đến ra lệnh người Mông Cổ "từ bỏ" các cuộc chinh phục châu Âu. Giáo hoàng đưa ra một bản tóm tắt về cuộc đời của chúa Jesus và các giáo lý đạo Thiên chúa, hy vọng thay đổi được vị Đại Hãn, và ông tự miêu tả mình là được Chúa chỉ định nắm mọi quyền lực trên Trái Đất và là người duy nhất được Chúa uỷ nhiệm phát ngôn cho người. Guyug trả lời rằng Chúa đã trao cho người Mông Cổ, chứ không phải cho Giáo hoàng, quyền kiểm soát thế giới, từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Ông tuyên bố, Chúa trời dự định cho người Mông Cổ mở rộng điều răn dạy của mình dưới dạng bộ luật vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn. Và ông gửi lại cho giáo hoàng lời đề nghị rằng giáo hoàng phải quy phục.

Đế chế Mông Cổ, dù có phải của trời hay không cũng gặp phải những vấn đề giống như những đế chế khác. Giai đoạn cai trị ngắn ngủi của Guyug, từ 1246 đến 1247, kết thúc với việc Guyug chết một cách bí ẩn giữa những cuộc tranh cãi ầm ĩ bên trong gia đình hoàng tộc. Việc chọn lựa Đại Hãn mới được hoàn thành vào năm 1251 với đứa cháu trai của Thành Cát Tư Hãn: Mongke (Mông Ca). Một âm mưu của những kẻ đối nghịch nhằm ám sát ông và lễ lên ngôi của ông đã bị khám phá, và tiếp đó là những cuộc tra tấn, thanh lọc, xét xử, thú tội và máu – thanh lọc bên trong gia đình hoàng gia cũng như giữa các quan chức chính phủ.

Mongke cố gắng thiết lập sự hiệu quả trong việc quản lý mọi người dân của mình. Hệ thống ngựa trạm chuyển thư được cho phép tuyển dụng những người tài giỏi làm việc vì lợi ích của chính họ. Ông lập lên một hệ thống thuế có thể đoán trước cho phép người trồng cấy có thể sắp đặt trước kế hoạch. Ông yêu cầu việc cai trị địa phương không được cam thiệp vào việc trồng cấy lương thực. Hình phạt tử hình được áp dụng cho những sĩ quan lấy rau quả từ các vườn của người nông dân Trung Quốc. Các hoàng tử bị cấm ra các luật lệnh mà không được triều đình đế quốc cho phép. Các quan chức, cả dân sự và quân sự, bị cấm vào những vùng không thuộc quyền phán xét của mình. Các chiến dịch quân sự được tiến hành mà không gây tổn hại đến đất trồng hay phá hoại các thành phố, các hành động bị coi là làm giảm bớt số thuế có thể thu được cho ngân khố đế chế. Quyền sở hữu cá nhân được tôn trọng. Kẻ trộm và cướp bị trừng phạt, với hình phạt tử hình cho tội phạm dù nhỏ nhất.

Trong xã hội Mông Cổ, dù sao, phụ nữ cũng có nhiều tính độc lập hơn trong các xã hội Hồi giáo và phương Tây. Phụ nữ Mông Cổ có thể sở hữu tài sản riêng và theo kiện. Và họ phục vụ như những người bổ trợ trong quân đội, náu mình phía sau trong các trại mật trong các trận chiến nhưng cũng tham gia chiến trận trong tình huống khẩn cấp khi cần. Dưới thời cai trị của Mongke, các giáo sĩ và nhà sư được miễn khỏi lao động trong các dự án công cộng. Dưới thời Mongke cũng như dưới thời Thành Cát Tư Hãn, người dân được phép thờ phụng tôn giáo nào họ thích. Phật giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo đều phát triển. Và năm 1252, chế độ của Mongke đưa việc thờ phục Thành Cát Tư Hãn làm tôn giáo chính thức.

Tấn công vào khu vực Trung Đông[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm 1250, vua Louis IX của Pháp lo lắng cho vùng Đất Thánh và hy vọng một liên minh với người Mông Cổ để tiêu diệt Hồi giáo. Người Mông Cổ không quan tâm, nhưng họ đã bắt đầu mở rộng từ Ba Tư về Lưỡng Hà. Để hoàn thành việc cai trị thế giới, Mongke gửi một trong những anh em của mình, Hulegu, về phía tây và Mongke dự định dẫn đầu cuộc chinh phục toàn bộ Trung Quốc. Khi Hulegu và đội quân của ông đang đi qua Ba Tư, họ phá hủy giáo phái Hồi giáo mà người châu Âu gọi là Cuộc thảm sát, mở con đường từ Mông Cổ đến Bagdad, thành phố lớn nhất và giàu có nhất thế giới Hồi giáo.

Một số người Thiên chúa giáo ở Bagdad thường đến Mông Cổ như một cơ hội để tự giải thoát mình khỏi sự cai trị Hồi giáo hay để báo thù quá khứ sai trái, và các lãnh đạo quân đội Mông Cổ, như thói quen, lợi dụng những sự xung đột đó. Bên trong quân đội của Hulegu có những người Thiên chúa giáo và Shi’a Hồi giáo, và họ được cho là những người tham gia tích cực nhất vào việc tấn công các dân cư dòng Hồi giáo Sunni ở Bagdad. Năm 1258, Bagdad bị phá hủy và nhiều người Sunni bị tàn sát, trong khi những người Thiên chúa giáo và Shi’a lại phát triển. Cuộc chinh phục Bagdad chấm dứt việc cai trị của các khalip nhà Abbasid tại Bagdad như một thủ đô tinh thần Hồi giáo trong thời hiện đại. Năm 1259, quân đội của Hulegu vào thành Damascus vĩ đại của Syri, người Thiên chúa giáo ở đó vui mừng chào đón quân Mông Cổ. Sau đó quân Mông Cổ tiến về phía nam đến Ai Cập, và họ biết rằng ngay cả các đế chế vĩ đại nhất của Chúa trời cũng có các giới hạn. Năm 1260, cuộc tiến quân của họ bị chặn lại bởi những người Mameluke Ai Cập, gần Nazareth. Để trả thù những người Thiên chúa giáo đã liên minh với người Mông Cổ, người Mameluke phá hủy các pháo đài của chiến binh Thập Tự Chinh ở Trung Đông, bắt đầu sự kết thúc của các Thập Tự Chinh ở đó

Thành lập Nhà Nguyên ở Trung Hoa

Bài chi tiết: Nhà Nguyên

Người Mông Cổ đã thôn tính hoàn toàn Trung Hoa trong thế kỷ 13 và lập nên nhà Nguyên-Mông (1271 - 1368). Tuy nhiên đến cuối thế kỷ 14, Nhà Nguyên suy yếu và bị người Hán đánh đuổi ra khỏi Trung Hoa vào năm 1368, người đứng đầu cuộc nổi dậy là Chu Nguyên Chương đã thành lập Nhà Minh

Mông Cổ xâm chiếm miền Bắc Trung Hoa

Ở thời còn Khuriltai, Thiết Mộc Chân tham dự vào một cuộc tranh chấp với Tây Hạ - cuối cùng trở thành cuộc chiến tranh chinh phục đầu tiên của ông. Dù vấp phải sự kháng cự từ những thành phố Tây Hạ được tổ chức phòng ngự tốt, cuối cùng ông đã thành công trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng của Tây Hạ khi ký hiệp ước hòa bình năm 1209. Ông được các vị hoàng đế Tây Hạ công nhận là chúa tể. Sự kiện này đánh dấu sự thành công đầu tiên trong quá trình chinh phục các vương quốc kế tiếp.

Một mục tiêu chính của Thiết Mộc Chân là chinh phục nhà Kim, chiếm lấy miền Bắc Trung Quốc giàu có và biến Mông Cổ trở thành một cường quốc lớn đối với người Trung Hoa. Ông tuyên chiến năm 1211, và dùng các phương pháp chiến đấu với Tây Hạ trước đó để tấn công nhà Kim. Sau khi giành được một số thắng lợi to lớn trên chiến trường và chiếm được một số thành trì sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, Thiết Mộc Chân đã chinh phục và củng cố các lãnh thổ nhà Kim xa về phía nam tới tận Vạn lý trường thành năm 1213. Sau đó ông tấn công ba mũi vào trong lãnh thổ Kim, trong khoảng giữa Trường thành và sông Hoàng Hà. Ông đánh bại quân đội Kim, tàn phá miền Bắc Trung Quốc, chiếm nhiều thành phố, và năm 1215 bao vây, chiếm và phá hủy kinh đô Kim tại Yên Kinh (sau này là Bắc Kinh).

Chinh phục hoàn toàn Trung Hoa

Người Mông Cổ đã có ý chiếm Nam Tống, đế chế văn minh nhất thế giới thời đó. Mông Cổ rất chú ý tới cuộc chiến chinh phục Trung Quốc, ông đã chuẩn bị tấn công vào sườn nhà Tống thông qua cuộc chinh phục Vân Nam năm 1253 và một cuộc xâm lược Đông Dương, sẽ cho phép người Mông Cổ đánh Tống từ phía bắc, tây và nam. Trong khi đang tiến hành chiến tranh với Trung Quốc, Mông Ca ốm vì bệnh lỵ và chết (năm 1259), nhờ đó nhà Nam Tống chưa bị đánh bại, và gây ra một cuộc nội chiến giành ngôi phá vỡ sự thống nhất và vô địch của đế chế.

Hốt Tất Liệt, một người cháu của Thiết Mộc Chân, lên ngôi Đại Hãn, trở thành lãnh tụ tối cao của các bộ tộc Mông Cổ năm 1260. Ông bắt đầu thời cai trị với một tham vọng và sự tự tin to lớn — năm 1264 ông dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ đang mở rộng tới Khanbaliq (Đại đô 大都, Bắc Kinh hiện nay). Ông bắt đầu tấn công nhà Nam Tống, từ năm 1271 đã thành lập triều đình phi Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc: Nhà Nguyên. Năm 1279, Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và sự bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ.

Thời kỳ thu hẹp lãnh thổ

Sau khi bị người Hán đánh bại, người Mông Cổ đã phải rút lui về đất nước mình và nhà Nguyên tiếp tục tồn tại ở đó, được các nhà sử học hiện đại gọi là nhà Bắc Nguyên. Theo quan điểm chính trị chính thống của Trung Quốc, chỉ có thể có một đế chế chính thống duy nhất trên lãnh thổ, do đó nhà Minh và nhà Nguyên ngăn cản sự hiện diện hợp pháp lẫn nhau. Tuy nhiên, các nhà sử học thường có khuynh hướng coi Nhà Minh là triều đại đại diện hợp pháp vì triều đại này do người Hán lập ra.

Sau khi chiếm được Bắc Kinh, nhà Minh điều quân xâm chiếm Mông Cổ năm 1380, và vào năm 1388 đã giành được một thắng lợi quan trọng. Khoảng 7 vạn người Mông Cổ bị cầm tù và Karakorum (thủ đô Mông Cổ) bị tàn phá. Tám năm sau cuộc xâm lược này, ngôi vua Mông Cổ được chuyển sang cho Yesüder, một hậu duệ của Arigh Bugha. Sau khi giúp Mông Cổ vượt qua giai đoạn hỗn loạn, ông trao lại ngai vàng cho con cháu của Hốt Tất Liệt. Trong khi các cuộc xung đột diễn ra ở Trung Quốc, người Mông Cổ về cơ bản nằm trong hệ thống chư hầu của Nhà Minh.

Sự cai trị của Mãn Thanh[sửa | sửa mã nguồn]

Thế kỷ 17 người Mông Cổ bị người Mãn Châu (Nữ Chân) tấn công mạnh mẽ. Năm 1634, Ligdan Khan, vị Khan Vĩ đại cuối cùng của người Mông Cổ chết trên đường tới Tây Tạng. Con trai ông, Ejei Khan, đầu hàng người Mãn Châu và trao ấn báu của Hoàng đế Nguyên cho vị vua Mãn Thanh là Hong Taiji (Hoàng Thái Cực). Từ đó, Hong Taiji lập ra Nhà Thanh với tư cách là triều tiếp nối Nhà Nguyên. Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Năm 1911 nhà Mãn Thanh sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước tự trị từ 1911 đến 1919.

11 tháng 9 2019

Ðiều bất bình đẳng của người phụ nữ xưa chính là việc họ bị "gạt" ra khỏi cuộc sống thênh thang của xã hội và "dồn" vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình. Xã hội phong kiến, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo đã thể chế hóa điều này bằng "đạo Tam tòng": Tại gia tòng phụ; Xuất giá tòng phu; Phu tử tòng tử. (Ở nhà theo cha; lấy chồng theo chồng; chồng chết theo con trai).

Nói tòng phụ tức phụ quyền được đề cao. Người cha có quyền uy tuyệt đối trong gia đình. Người con gái phải nghe theo cha, phục tùng mệnh lệnh của cha mẹ mà ít có những chính kiến cá nhân.

Trong giai đoạn tòng phụ, người con gái được học đủ thứ. Học nhiều nhưng không phải để tiến thân bằng con đường khoa cử, mà học để chuẩn bị lấy chồng. Tục tảo hôn trong xã hội phong kiến xưa sớm dồn ép người con gái phải nhận cái thiên chức làm mẹ sát với lẽ tự nhiên nhất. Gái thập tam, nam thập lục - người con gái 13 tuổi, trai 16 tuổi là đến độ dựng vợ gả chồng. Vì vậy khi còn tại gia, người cha, người mẹ thường dạy con gái ăn ở làm sao cho tử tế, cho được tiếng gái lành. Tứ đức đặc biệt được chú trọng đưa vào giáo dục con gái trong giai đoạn này. Với tứ đức, bao giờ người con gái cũng phải thu mình với công, dung, ngôn, hạnh, luôn luôn phải giữ gìn tiết hạnh làm câu sửa mình. Người con gái trong gia đình xưa được giáo dục rất bài bản cách ăn ở cư xử trước khi về nhà chồng. Suy cho cùng đó lại là những bài học rất thiết thực cho cuộc sống.

Rời nhà cha mẹ đẻ, phụ nữ bước vào cuộc đời xuất giá tòng phu. Bên cạnh trách nhiệm người vợ, người phụ nữ còn làm thêm nghĩa vụ của người con trong gia đình mới. Thời kỳ này rất căng thẳng. Thử thách đầu tiên người phụ nữ phải vượt qua là cáng đáng những công việc ngổn ngang phức tạp của gia đình nhà chồng. Có thể nói, cô con dâu mới phải quán xuyến hầu hết những công việc, vừa tham gia lao động sản xuất dưới con mắt dò xét của nhà chồng. Ðiều này tạo cho phụ nữ xưa có rất nhiều ý chí và nghị lực. Song thực tế phũ phàng hơn lại đẩy họ tới cảnh "cam chịu".

Thực chất sự ràng buộc tinh thần của "đạo tam tòng" xuất phát từ cơ sở kinh tế của nó. Cơ sở ấy là quyền thừa kế tài sản. Ðây cũng là khởi nguồn của quan niệm phu tử tòng tử. Trong khi biểu hiện tấm gương sáng về lòng vị tha, đức hy sinh cao cả thì về quyền lợi người phụ nữ phong kiến lại chịu những thiệt thòi mất mát quá lớn. Thời xưa nói về chuyện người phụ nữ được quyền thừa kế một phần tài sản nhất định thì người ta quan niệm rằng: Người quân tử ai cũng đau lòng khi nghe chuyện ấy.

Bị tước mất quyền thừa kế tài sản, tất cả tài sản đều thuộc sở hữu của người con trai, từ đó người phụ nữ bị rơi cảnh phụ thuộc, nương nhờ vào con trai để sống. Không những thế quan niệm tòng tử còn trói buộc hạnh phúc của nhiều người phụ nữ. Trong khi "trai năm thê bảy thiếp" thì "gái chính chuyên chỉ có một chồng". Ðôi khi sức sống, niềm khát khao của họ bị cái "chính chuyên" kiềm tỏa mà không thể thoát ra được. Tái giá được xem là "phản bội", vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. Người tái giá đa số cũng chỉ làm tôi thiếp, bị thiệt thòi, hiếm có được ý nghĩa thật sự của hai từ hạnh phúc.

Cách mạng Tháng Tám và sự hoán cải thân phận

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công phá tan thành trì phong kiến, đánh dấu mốc son lịch sử trong vấn đề bình đẳng giới được xác lập và định chế bằng Hiến pháp và Pháp luật. Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam. Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

Dưới ánh sáng chỉ đường của Ðảng và Bác Hồ coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đến nay phụ nữ đã bình đẳng với nam giới về quyền hạn và nghĩa vụ cả trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói, những cơ sở pháp lý đó đã thật sự mở ra những cơ hội mới cho phụ nữ Việt Nam trên con đường phát triển. Ðã có hàng trăm công ty, xí nghiệp làm ăn có lãi và ngày càng có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế do phụ nữ lãnh đạo. Nhiều chị đã nhận được giải thưởng cao quý của Nhà nước. Lao động nữ trong nhiều ngành đã được công nhận là có chất lượng và kỹ thuật tốt. Phụ nữ tham gia lãnh đạo trong các cơ quan Ðảng và Nhà nước ngày một nhiều. Chúng ta tự hào là nước đứng hàng thứ nhất trong khu vực và đứng hàng thứ chín trong 135 nước về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.

Phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Trên cơ sở ấy, ý nghĩa của tam tòng trong cuộc sống ngày nay cũng như thân phận người phụ nữ Việt Nam đã hoàn toàn được hoán cải. Cũng là tòng phụ nhưng tòng phụ ngày nay chỉ đơn giản là lễ phép, vâng lời cha mẹ, hiếu thảo với ông bà, kính trên nhường dưới, không còn mang nội dung của thói gia trưởng, với quyền lực tuyệt đối mang tính áp đặt trong gia đình thuộc về người cha. Ngày nay con cái có quyền tham gia bàn bạc cùng cha mẹ những vấn đề của gia đình. Tòng phụ cũng không còn là ép duyên, bán gả con gái. Hôn nhân ngày nay được xây dựng trên cơ sở tình yêu tự nguyện. Tòng phu ngày nay cũng không nhất thiết người con dâu phải sống chung cùng gia đình nhà mẹ chồng. Vì thế hệ trẻ ngày nay năng động và đầy tính tự lập. Hơn nữa hình mẫu gia đình hạt nhân đang có chiều hướng phát triển mạnh. Mẹ không nhất thiết phải ở với con trai. Tất cả đã được pháp luật, sự tiến bộ của nhận thức quy định và bảo vệ...

Chuyện ngày nay khi nhìn về quá khứ

Ðất nước đang trên đà tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thật sự phát huy vai trò tích cực thúc đẩy nền kinh tế đất nước bắt nhịp với quốc tế và khu vực.

Tuy vậy, trong khi vốn, kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài ồ ạt đầu tư vào nước ta, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh, thì những tệ nạn xã hội cũng theo đó tràn vào, gây tổn hại không nhỏ tới thuần phong mỹ tục của người Việt, làm đau đầu các nhà chức trách. Mặt trái cực đoan trong nhận thức về sự bình đẳng là hiện tượng khinh rẻ chồng con, chạy đua theo danh lợi, đắm mình trong tiền bạc không còn là hiện tượng lạ, rồi những tranh chấp vụn vặt trong gia đình, suy tính nhỏ nhen, vụ lợi đã xô đẩy không ít gia đình vào cảnh phân ly đổ vỡ, tranh chấp tài sản và quyền nuôi con cái...

Chúng ta vẫn biết công, dung, ngôn, hạnh, là câu sửa mình của người phụ nữ xưa, kèm theo là những hủ tục khắt khe, rườm rà chúng ta vẫn thường phê phán. Nhưng ngày nay bên cạnh đại đa số chị em vẫn phát huy được những nét đẹp của tứ đức xưa thì chúng ta hẳn không khỏi buồn khi thấy những cô gái đài các, nhố nhăng, kệch cỡm tại các nhà hàng, hoặc chốn đông người.

Tam tòng của chế độ phong kiến xưa không còn phù hợp với người phụ nữ Việt Nam ngày nay, khi họ đang sánh bước cùng nam giới trong công cuộc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới hội nhập thế giới. Kinh tế xã hội đất nước đang thay da đổi thịt từng ngày, chúng ta không thể sống với một tâm thế hoài vọng về quá khứ, nhưng cũng đừng vội thanh tẩy hay đả kích thái quá mọi ký ức của quá khứ. Dù ở tương lai tươi sáng đầy hứa hẹn thì những thách thức mới vẫn luôn đặt ra và hiện hữu. Khơi trong gạn đục là phải biết tìm trong truyền thống, tìm trong vốn cổ những giá trị đích thực cần thiết có ích cho chúng ta. Và như thế, nếu "tam tòng", "tứ đức" được hiểu theo nội dung mới thích hợp với xã hội đương đại thì sẽ không bao giờ là xưa cũ cả.

#Châu's ngốc

11 tháng 9 2019

sao dài vậy bạn

23 tháng 4 2019

ĐỢI MƯA TRÊN ĐẢO SINH TỒN

- Thơ của Trần Đăng Khoa

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy

Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hoá đất liền

Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ

Rồi khao nhau

Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

Ôi ước gì được thấy mưa rơi ...

Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển

Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời..

Ôi, ước gì được thấy mưa rơi

Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy choi choi trên cát

Giãy giụa tơi bời trên cát

Như con cá rô rạch nước đón mưa rào

Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào

Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo

Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho táo bạo

Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng

Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng

Chập chờn bay phía xa khơi...

Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi

Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết

Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho mãnh liệt

Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu

Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu

Hay mưa bụi ... mưa li ti... cũng được

Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước

Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều...

Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn

trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập

trái tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi

Mưa yểu điệu như một nàng công chúa

Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa

Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời

Để bao giờ cánh lính chúng tôi

Cũng có một niềm vui

đón đợi...

Năm 1982


Bước chân ra đầu tán
Cảm thấy lòng chơi vơi
Tinh thần nơi biển đảo
Giục trùng khơi trong lòng


Anh bộ đội biên phòng
Giữ gìn từng tấc đất
Cuộc sống còn chật vật
vẫn ngời một niềm tin


Các anh giữ hoà bình
Nơi tuyến đầu tổ quốc
Cuộc sống còn phía trước
Vĩnh Thực ánh bình minh


Bài thơ muốn nói về “chủ quyền biển đảo” của nước ta. Miêu tảnhững người lính biên phòng nói riêng và những người lính biển nói chung đều trở thành những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như đất nước luôn là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ chúng ta

 
22 tháng 11 2018

dòng đầu thụt vào 2 ô,6 chữ

dòng 2 thụt vào 1 ô hoặc ko,8 chữ

cứ như vz mãi.....

22 tháng 11 2018

giống Yến Ngọc nhé

tk mk vs