Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+cấu trúc điển hình của tục ngữ là cấu trúc đối xứng:gồm hai vế có quan hệ chặt chẽ, cân bằng về số lượng từ, về từ loại và chức năng
+âm điệu nhịp nhàng, tương ứng, hài hòa với nhau
ok chuẩn ko phải chỉnh
* “Một mặt người băng mười mặt của.”
- Nghĩa là: Người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của, nhưng con người lai được đặt lên trên mọi thứ của cải:
- Một số câu nội dung tương tự: “Người sống hơn đống vàng”, “Người làm ra của chứ của không làm ra người”...
- Câu này được sử dụng:
+ Phê phán coi của hơn người:
+ An ủi, động viên “của đi thay người.”
+ Đạo lí triết lí sống: Con người đặt lên trên mọi của cải.
+ Khuyến khích sinh nhiều con (đây là vấn đề cần phê phán, không phù hợp với xã hội ngày nay).
Chúc bạn học tốt!->Tục ngữ những câu nói ngắn gọn :Đồng ý vì thường mik thấy các câu tục ngữ đều ngắn từ 5-7 câu
->Còn lại bn tự làm :D
Nghệ thuật lập luận nổi bật:
- Bố cục chặt chẽ
- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân
- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
_nội dung: chứa đựng nhiều nội dung khác nhau, phản ánh hiện thực đa dạng của đời sống nhân dân Hà Nam, những tâm trạng tư tưởng và tình cảm của con người
VD: câu ca dao:
Nam Xang đồng hẹp, bãi dài
Ăn cơm thì ít, ăn khoai thì nhiều
Ăn thừa lại đổ vào niêu
Lấy vung đậy lại, đến chiều lại ăn
=>phản ánh hiện thực đa dạng của đời sống nhân dân Hà Nam
_nghệ thuật:
+sử dụng vần
VD: Dịu dàng nết đất An Dương
Xưa nay là chốn văn chương nổi tài
+nội dung cô đọng hàm súc
VD:Ông làng La, bà làng Chảy
=>tên các làng ở Hà Nam
+đối xứng về hình thức và nội dung
VD:Chợ Quế thì bán nồi niêu
Qua chợ Giầm Giải thì nhiều luồng Thanh
Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
- Bố cục: Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc,...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, phép liệt kê, so sánh chọn lọc và đặc sắc. Đặc biệt cách sử dụng các hình ảnh so sánh khiến bài văn trở nên sinh động, gần gũi và dễ hiểu.
- Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn.
Đồng ý. Vì trong khái niệm về tục ngữ đã nói rằng tục ngữ là những câu nói ngắn gọn
-Thường có vần nhất là vần lưng
Đồng ý.Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết. VD: Mau sao thìnắng ,vắng sao thì mưa
-Các vế thường đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức
Đồng ý. Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết. VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Ở đây có 2 nội dung đối xứng nha là: mau-vắng; nắng-mưa
-Thường sử dụng hình thức đối đáp
Đồng ý. Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học thường ngắn gọn nội dung thường nói về kinh nghiệm của nhân dân ta, có ý nghĩa về mặt răn dạy hoàn toàn không có hình thức đối đáp
-Lặp luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là nhân( nguyên nhân), ý/ vế sau thường là quả( hệ quả)
Đồng ý. Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học. VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Nguyên nhân là: Mau sao( nhiều sao) hệ quả là nắng; Vắng sao( ít sao) thì mưa
Bằng lối nói ngắn gọn, có vần , có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là " túi khôn" của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Nhất canh, trì, nhì canh viên, tam canh điền.
Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống
Nhất thì, nhì thục
Đêm tháng năm >< Ngày tháng mười
Mau><vắng, nắng >< mưa
==> Qua phép đối đã làm nổi bật sự khác biệt của các hiện tượng thời tiết diễn ra. Qua đó, phép đôi cũng làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe, dễ đi vào lòng người.
=> Như vậy, bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là sự đúc rút kinh nghiệm, là những kiến thức quý báu cho phát triển nông nghiệp – một ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đó là những bài học có ý nghĩa góp phần phòng tránh thiên tai và phát triển sản xuất.
Chúc bạn học tốt!
Những đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ biểu hiện một cách tập trung những đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam.
1 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tục ngữ
Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, ở tục ngữ là hình thức nội dung. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức.
Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
2. Hình tượng
Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý, xu hướng này thể hiện bằng ngôn từ đều qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ...
3. Vần điệu và sự hòa đối
Ða số tục ngữ đều có vần. Gồm 2 loại: vần liền và vần cách.
4. Hình thức ngữ pháp
Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán.
Tục ngữ thường gồm có 2 vế, chứa 2 phán đoán.
Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ. Phần lớïn những phán đoán trong tục ngữ là những phán đoán khẳng định.
5. Các kiểu suy luận
Liên hệ tương đồng: giữa 2 vế được hiểu ngầm là có các từ so sánh ngang nhau: như, như thể, cũng là...
Liên hệ không tương đồng: có các từ chỉ quan hệ so sánh: hơn, thua, sao bằng...
Liên hệ tương phản, đối lập: các từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: mà, nhưng, trái lại...
Liên hệ phụ thuộc: từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: nếu ...thì ...
Liên hệ nhân quả: Từ chỉ sự tất yếu hiểu ngầm: tất phải, tất yếu, đương nhiên ...
Chúc bạn học tốt!