K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2019

- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn.

Đồng ý. Vì trong khái niệm về tục ngữ đã nói rằng tục ngữ là những câu nói ngắn gọn

-Thường có vần nhất là vần lưng

Đồng ý.Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết. VD: Mau sao thìnắng ,vắng sao thì mưa

-Các vế thường đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức

Đồng ý. Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết. VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Ở đây có 2 nội dung đối xứng nha là: mau-vắng; nắng-mưa

-Thường sử dụng hình thức đối đáp

Đồng ý. Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học thường ngắn gọn nội dung thường nói về kinh nghiệm của nhân dân ta, có ý nghĩa về mặt răn dạy hoàn toàn không có hình thức đối đáp

-Lặp luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là nhân( nguyên nhân), ý/ vế sau thường là quả( hệ quả)

Đồng ý. Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học. VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Nguyên nhân là: Mau sao( nhiều sao) hệ quả là nắng; Vắng sao( ít sao) thì mưa

7 tháng 1 2019

Bằng lối nói ngắn gọn, có vần , có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là " túi khôn" của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.

23 tháng 1 2022

->Tục ngữ những câu nói ngắn gọn :Đồng ý vì thường mik thấy các câu tục ngữ đều ngắn từ 5-7 câu

->Còn lại bn tự làm :D 

23 tháng 1 2022

vì mik hơi ngu môn này ._. 

16 tháng 1 2017

- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn.

Đồng ý. Vì trong khái niệm về tục ngữ đã nói rằng tục ngữ là những câu nói ngắn gọn

-Thường có vần nhất là vần lưng

Đồng ý.Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết. VD: Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa

-Các vế thường đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức

Đồng ý. Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết. VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Ở đây có 2 nội dung đối xứng nha là: mau-vắng; nắng-mưa

-Thường sử dụng hình thức đối đáp

Đồng ý. Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học thường ngắn gọn nội dung thường nói về kinh nghiệm của nhân dân ta, có ý nghĩa về mặt răn dạy hoàn toàn không có hình thức đối đáp

-Lặp luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là nhân( nguyên nhân), ý/ vế sau thường là quả( hệ quả)

Đồng ý. Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học. VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Nguyên nhân là: Mau sao( nhiều sao) hệ quả là nắng; Vắng sao( ít sao) thì mưa

3 tháng 1 2018

sao câu nào cũng đồng ý hết vậy bạnhumhumlolang

9 tháng 1 2017

-Mình giúp cậu bài này nhé! Dù mình chưa học nhưng mình vừa mới soạn bài xong ak!

-Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn.Đúng . Vì theo khái niệm "tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức biểu hiện ngắn gọn , súc tích, có nhịp điệu , dễ nhớ , dễ truyền . Ví dụ câu: Lá lành đùm lá rách.

-Thường có vần , nhất là vần lưng. Đúng .Vì vần lưng được gieo ở giữa vần thơ .Ví dụ: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

-Các vế đối thường đối xứng với nhau cả về nội dung và hình thức (câu này mình hơi phân vân, nên mình đã làm cả 2 nếu bạn thấy ý nào là đúng thì chọn nhé!) đầu tiên sẽ là sai.Sai . Vì nó không đối xứng với nhau về nội dung và hình thức , nó hoàn toàn trái nghĩa ngược nhau như câu :

+ bây giờ là đúng nhé! Đúng. Vì nó luôn gắn kết chặt chẽ với nhau thì mới tạo nên một cậu tục ngữ hoàn chỉnh về nội dung và cả hình thức .Như câu Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

-Thường sử dụng hình thức đối đáp.Sai .Vì trong tục ngữ không sử dụng hình thức đối đáp , chỉ có trong ca dao hay thơ đối.Như câu: Lâu đêm hơn thêm hồ. Hoàn toàn không sử dụng phếp đối đáp.

-Lập luận khá chặt chẽ , ý, vế trước thường là nhân( nhân quả), ý , vế sau là quả (hệ quả).Đúng.Như câu: Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt.Có nguyên nhân và hệ quả, nguyên nhân là "kiến bò vào tháng bảy" hệ quả là"báo hiệu xảy ra lũ lụt".

Hjhj! Mình làm thế ak!mong có thể giúp ít nhiều cho bạn nhé!banhquathanghoavuiok

4 tháng 1 2017

giải thích? chướng minh?leu

3 tháng 1 2017

ngữ văn chương trình cũ hay chương trình ms hả bn

7 tháng 1 2018

Đề bài không hiểu cho lắm! Hỏi lại đi ạ

7 tháng 1 2018

đúng nó cứ ngang ngang kiểu j ý bn ạ, mk chỉ hiểu đc là đây là dạng bài nghị luận thôi còn đâu thì....

3 tháng 1 2017

1 ngan gon

2 van

3 nhip dieu

4 hinh anh

5 kinh nghiem

6 nhan dan

7 quan sat

8 "tui khon"

9 tuong doi

4 tháng 1 2017

???????

19 tháng 1 2022

Bạn tham khảo nha

Nghệ thuật :

- Gieo vần "thì" - "nhì"

- Từ Hán Việt : Nhất - đầu tiên ; Nhì - Thứ hai ; Thì là thời vụ ; Thục là đất

=> Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

– Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

8 tháng 3 2020

Bài tập 1:

Xưa nay dân tộc Việt Nam rất coi trọng đạo học. Việc học, người học luôn được trân trọng và nhắc nhớ. Dân gian có rất nhiều các câu thành ngữ, tục ngữ ca dao để nhắc nhở, khuyên răn hoặc bày tỏ tình cảm … đối với việc học. Hai trong số những câu tục ngữ quen thuộc về đề tài này là: “Học thầy không tày học bạn” và “ Không thầy đố mày làm nên

Có nhiều ý kiến cho rằng hai câu tục ngữ này mâu thuẫn với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng hai câu thành ngữ này không mâu thuẫn nhưng nhìn nhận rằng mỗi câu trong hai câu có những hạn chế mà chưa hoàn toàn đúng. Cá nhân tôi thì cho rằng hai câu tục ngữ trên là hoàn toàn chính xác.

Lịch sử Nước Việt ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc rồi liên tiếp nhiều cuộc xâm lăng, đô hộ bởi  Trung Quốc nên văn hóa và đặc biệt là giáo dục chịu rất nhiều ảnh hưởng, chi phối từ các tư tưởng của Trung Quốc. Thời kỳ phong kiến, đạo nho, chữ nho là cốt lõi của giáo dục Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hẳn là nhiều người biết câu thành ngữ Hán Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ấy là nói lên đạo học, sự tôn sư trọng đạo của các nhà nho xưa, nhưng mở rộng ra có thể là của toàn xã hội. Như vậy “chữ thầy” rõ ràng không chỉ giới hạn trong “thầy – cô giáo” ở trường, trên lớp. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

Chính vì thế theo tôi, câu “Học thầy không tày học bạn” ấy là nói về phương pháp học tập chứ không hề hạ thấp vai trò của người thầy. Bởi bạn ta cũng chính là thầy ta và có thể ta cũng chính là thầy bạn ta. Học bạn là cách học dễ tiếp thu hơn cả sau khi đã học từ thầy. Vì sao?

Vì người thầy ví như cha mẹ vậy, học trò luôn kính sợ thầy, vô tình giữa thầy và trò luôn có một khoảng cách nhất định. Trò luôn kính sợ thầy nên có những vấn đề, có những chuyện thắc mắc, những vấn đề gì đó chưa hiểu, trò cũng không dám hỏi thầy. Từ đó mà có những hạn chế về kiến thức, có những thiếu sót mà bản thân trò và thầy cũng không nhận ra được. Sự học như thế là sự học một chiều sẽ hạn chế kết quả. Nhưng học với bạn, “trò” có thể tranh luận, tranh cãi, nêu quan điểm các nhân… và từ đó, “trò” sẽ học được nhiều thứ từ bạn bè, hay để lộ ra những khuyết điểm để được giúp đỡ. Cách học này có thể không chỉ tiếp thu được kiến thức cụ thể nào đó, mà sẽ giúp tư duy, mở rộng thêm, từ đó có thể là nguồn gốc thúc đẩy những tìm tòi nghiên cứu sau này.

Như vậy rõ ràng phương pháp học tập với bạn bè sẽ tốt hơn là chỉ học với thầy không thôi sao! Và nếu như việc dạy và học giữa thầy và trò có những thay đổi cởi mở hơn. Thầy không chỉ là “cha”, là “mẹ hiền” mà còn có thể làm “bạn” của trò nữa thì sự học chẳng phải sẽ đạt nhiều kết quả hơn sao. Khi đó, “Học thầy không tày học bạn” sẽ không thể hiểu như là sự so sánh hơn thua giữa học với bạn và học với thầy nữa.

“Không thầy đố mày làm nên”. Quá đúng rồi còn gì?!. Không ai tự nhiên sinh ra đã có hiểu biết. Ta học từ cách bò tới cách đứng lên rồi đi, ta học từ cách ăn, cách uống, rồi học nói, học viết… Ta học từ khi mới được sinh ra, học và học cho đến hết cuộc đời. Nhưng kiến thức thì mênh mông như biển, không có người dìu dắt, chỉ bảo thì làm sao mà ta biết được, hiểu được. Kho tàng kiến thức, hiểu biết rộng lớn ấy được truyền từ đời này qua đời khác, người này qua người khác và không ngừng mở rộng. Người truyền kiến thức cho ta chính là thầy ta vậy.

Lâu nay người ta hay chỉ hiểu đơn giản “chữ thầy” đây là “người dạy học” nên mới cho rằng câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là tuyệt đối hóa vai trò của người thầy… Thật ra, nếu nhìn nhận “chữ thầy” rộng hơn ta sẽ thấy câu thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên” thực chất là nói lên tầm quan trọng của giáo dục, của học tập bởi “thầy” chính là đại diện đầu tiên và tiêu biểu của giáo dục, của đạo học!

Vậy thì hai câu thành ngữ trên với mục đích đề cập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau không thể nào mâu thuẫn được. Đó là sự bổ trợ, hoàn thiện cho những khía cạnh khác nhau của đạo học mà thôi! Và rằng học không chỉ từ thầy – cô giáo, ở trường trên lớp mà học ở mọi người, học ở ngày chính bạn bè ta. Trong quá trình học không ngừng nghỉ ấy, hãy ghi nhớ rằng, những gì ta học được từ đâu mà có, và phải biết tôn quý, kính trọng người thầy, người đã trao kiến thức cho mình. Đó cũng chính là sự tôn trọng bản thân mình bởi một lúc nào đó, ở nơi nào đó mình cũng chính là người thầy của ai đó!

Bài tập 2:

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

 



 

Câu 1. Cho câu tục ngữ:“Một mặt người bằng mười mặt của.”a) Nhận xét về hình thức nghệ thuật của câu tục ngữ.b) Cho biết nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.Câu 2. Cho câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên.”a) Giải thích nghĩa và khái quát giá trị của câu tục ngữ trên.b) Tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao có cùng ý nghĩa với câu đã cho.Câu 3. (3,0 điểm)“Dân ta có một...
Đọc tiếp

Câu 1. Cho câu tục ngữ:

“Một mặt người bằng mười mặt của.”

a) Nhận xét về hình thức nghệ thuật của câu tục ngữ.

b) Cho biết nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

Câu 2. Cho câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên.”

a) Giải thích nghĩa và khái quát giá trị của câu tục ngữ trên.

b) Tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao có cùng ý nghĩa với câu đã cho.

Câu 3. (3,0 điểm)

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

a) Tìm trạng ngữ có trong đoạn văn trên. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung  ý nghĩa gì cho câu?

b) Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào? Phân tích ngắn gọn tác dụng của những phép tu từ đó.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau:

“... Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng...”

                                       (SGK Ngữ văn 7, Tập II, Trang 24, NXBGD)

a. (0,5 điểm) Xác định phép liệt kê sử dụng trong đoạn.

b. (1,0 điểm) Cho biết nội dung của đoạn văn trên.

c. (0,75 điểm) Theo em, để “ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc” thế hệ trẻ đã thể hiện thái độ và những hành động thiết thực nào? :

1
13 tháng 2 2021

Câu 1:

- Nghệ thuật: so sánh, nói quá, đối

- Nội dung: Khẳng định, đề cao giá trị của con người. Con người là thứ của cải quý giá nhất

Câu 2:

a, 

Tham khảo:

Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

b, Câu tục ngữ tương tự: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Câu 3:

a, Trạng ngữ: Từ xưa đến nay

b, Phép tu từ: nhân hóa

Tác dụng: Làm nổi bật tinh thần yêu nước, đồng thời làm cho người đọc thấy tinh thần ấy to lớn và mạnh mẽ như thế nào

Câu 4:

a, Phép liệt kê: ''Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... ''

b, Nội dung: Cho thấy truyền thống yêu nước và giữ nước của nhân dân ta từ xa xưa, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ công ơn của các vị anh hùng xưa