Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kể từ giây phút đó, chiếc lược ngà là minh chứng của tình yêu thương giữa ba và tôi, là tiêu biểu của tình cha con nồng nàn bất diệt, đồng thời cũng là một lời tố cáo, lên án tội ác, những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã gây ra cho biết bao gia đình. Một chiếc lược, đó là mong ước đơn sơ của tôi trong phút giây từ biệt. Phút chia tay sao mà cảm động biết bao. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát… do quân giặc đem đến cho ba tôi cũng như cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá. Nó khiến ta thêm trân trọng và quyết tâm giữ gìn những tháng ngày hạnh phúc, độc lập của dân tộc, nhắc nhở mọi người cảm gia đình quý giá không dễ gì mà có được. Chúng ta nên quí cuộc sống của chung ta, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho chúng ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ – chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Sự hi sinh của ba và hình ảnh chiếc lược ngà là nhân chứng tố cáo mạnh mẽ cuộc chiến phi nghĩa và tàn khốc mà kẻ thù đã gây ra. Song cái tôi thấy không phải là sự bi lụy, yếu đuối mà là tâm hồn cao đẹp và sức mạnh quật cường của con người ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Tình yêu thương cha và lòng căm thù giặc đã biến tôi trở thành một cô giao liên dũng cảm, tài giỏi, tiếp tục gắn bó cuộc đời với nhiệm vụ chiến đấu vì lẽ sống, tiếp nối ngọn lửa cách mạng của cha.
Em tham khảo:
Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm(Từ ghép), gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,.... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi(Từ láy), thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
``Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới`` là một bài văn nghị luận sâu sắc. Trong tác phẩm đó tác giả đã nêu bật lên quan điểm của mình về con người Việt Nam. Trong đó có hai ý kiến như sau: Mặt mạnh ``thông minh, nhạy bén với cái mới`` mặt yếu là ``khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề``. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận vấn đề trên.
Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt Nam. Đúng vậy mặt mạnh của con người Việt Nam là ``thông minh, nhạy bén với cái mới`` vì con người Việt Nam rất mau quen với những thứ mới mẻ cho dù chúng có là những thứ xa xỉ và khó sử dụng đến mấy, đó chính nhờ vào bộ óc thông của mình nhưng bên cạnh đó có yếu điểm của người Việt Nam là ``khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế``. Vậy nguyên nhân từ đâu? Đó chính là lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học chay, học vẹt do đâu mà ra? Xin thưa rằng do từ nhỏ khả năng học của đa số lớp trẻ rất kém, thường thì họ thiên về lí thuyết hơn là thực hành, hơn nữa người Việt Nam luôn thụ động nên đầu óc sáng tạo hầu như không có.
Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điều mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ bây gìơ. Hãy là người Việt sống theo phong cách Việt
"Trên bước đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" .
Lười biếng là gì ? Tại sao chúng ta có lười biếng .Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng.
Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.
Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.
Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.
Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.
Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.
Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.