K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
18 tháng 11 2023

Trong số các công trình đền tháp theo phong cách Chăm Pa ở nước ta, có lẽ tháp Chăm Bình Định là công trình độ sộ và mang tính nghệ thuật cao nhất. Đây là một kiểu kiến trúc đền tháp Chăm Pa thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm, hay còn gọi là người Chăm. Chiêm ngưỡng tháp Chăm Bình Định, bạn sẽ bất ngờ trước vẻ lộng lẫy và độc đáo của nó. Có thể nói đây chính là đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa.

Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng, người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.

Khu di tích tháp Chăm Bình Định  ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo với hơn 20 cụm di tích đền tháp đồ sộ và đẹp mắt cùng với nhiều phế tích khác. Những di tích này chủ yếu là các lăng được xây dựng chủ yếu với mục đích thờ cúng các vị thần là chính. Các vị thần được thờ trong các lăng này đa phần là thần Siva, thần Ganesha,… Ngoài ra cũng có không ít lăng còn thờ cả các vị Phật.

18 tháng 11 2023

Tham khảo:
- Tương truyền rằng, lý do Tần Thủy Hoàng ban lệnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” ý là “Tần mất là do Hồ”. Sau khi nghe được câu sấm, Tần Thủy Hoàng liền kêu gọi trư thần bàn bạc và quyết định xây dựng Vạn Lý Trường Thành. 

- Bước đi trên tường thành, ngắm nhìn sự hoành tráng của công trình bậc nhất thế giới nhưng mấy ai biết đc đằng sau đó là bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu niềm chia ly cách trở.

- Để xây dựng công trình, người dân Trung Hoa đã đánh đổi rất nhiều. Ngoài việc thời gian để xây dựng kéo dài hơn 2000 năm, số người thiệt mạng do công trình ước tính lên đến 800.000 người.

- Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài lên tới 6.275 km trải trên địa phận của 6 tỉnh phía bắc Trung Quốc nếu tính thêm cả những tường thành từ tự nhiên là 8.851km.

- Giờ đây,mục đích quân sự đã chìm sâu vào lịch sử, công trình này trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Trung Quốc.Dựng và bên trên có khắc hình ảnh tái hiện những binh sĩ đang trong tư thế bảo vệ thành trì.

- Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.

18 tháng 12 2024

khó quá ko biêt trả lời á sry bạn nhiều nha

tham khảo:

THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH

- Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng, người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.

 

- Khu di tích tháp Chăm Bình Định  ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo với hơn 20 cụm di tích đền tháp đồ sộ và đẹp mắt cùng với nhiều phế tích khác. Những di tích này chủ yếu là các lăng được xây dựng chủ yếu với mục đích thờ cúng các vị thần là chính. Các vị thần được thờ trong các lăng này đa phần là thần Siva, thần Ganesha,… Ngoài ra cũng có không ít lăng còn thờ cả các vị Phật.

 

- Tháp chăm Bình Định nằm trong quần thể khu tích thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng, một di sản văn hóa thế giới, đồng thời cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Tại đây có các công trình kiến trúc chủ yếu theo các phong cách kiến trúc Chăm Pa (Hoà Lai và Đồng Dương ở thế kỷ 9). Dù theo những phong cách khác nhau song ta không thể phủ nhận chúng đều mang đậm nét phong cách của người Chăm, nói lên nét văn hóa truyền thống của họ.

 

Tháp Chăm Bình Định – Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa

 

- Các công trình của tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch là vật liệu chủ yếu. Có hai loại gạch được sử dụng phổ biến để xây dựng lên những tòa tháp này đó là gạch hồng và màu đỏ thẫm. Kiến trúc của tháp khá độc đáo với mặt tháp hình vuông và bên trong tương đối chật hẹp. Tháp không có nhiều cửa để mở, thường chỉ có duy nhất một cửa để mở, đó là cửa hướng Đông. Cả trần và mặt tường của tháp đều được thiết kế và xây dựng rất kỳ công.

 

- Hiện khu di tích tháp chăm Bình Định chỉ còn lại có 8 cụm di tích với 14 tháp khá đồ sộ.  Mặc dù số lượng còn lại không nhiều nhưng những giá trị mà tháp Chăm này để lại cho chúng ta lại vô cùng to lớn. Chúng không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc mà còn có giá trị lớn về mặt lịch sử. Ngoài những tháp trên có có khá nhiều tòa thành cổ như Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và rất nhiều những tác phẩm cũng như công trình điêu khắc mang đậm nét kiến trúc của người Chăm.

 

- Như trên đã nói, tháp chăm Bình Định được xây dựng chủ yếu theo các phong cách chính đó là Hòa Lai và Đồng Dương,… Đây là hai phong cách chủ yếu trong nghệ thuật kiến trúc của người Chăm. Khi theo hai phong cách này, các đền tháp thường được kết cấu khá vững chắc với các hàng cột ốp và những cửa vòm to khỏe. Hàng năm, nơi đây tiếp nhận một lượng du khách khá lớn, các tour du lịch  đến với nơi đây cũng ngày một nhiều hơn.

 

- Đa phần các tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch, có tháp xây chủ yếu bằng gạch, ngoài ra có thêm một số vật liệu khác. Gạch được sử dụng cho việc xây dựng tháp đều là gạch có màu đỏ hồng hoặc có màu đỏ sẫm và được nung rất kỳ công. Khi xây dựng những viên gạch này không cần sử dụng vữa để bắt mạch và những nhà kiến trúc xây dựng tháp còn có thể chạm khắc trực tiếp trên các viên gạch này.

Tham khảo

Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là nơi được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Đến làng quê yên ả này, du khách sẽ được thăm đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi thờ vị vua lừng danh trong lịch sử dân tộc, người nổi tiếng với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, mở ra một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

 

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung1. Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán "Tiền vương bất vong" (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền.

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương Lăng" (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là "Cây di sản" cấp quốc gia.

Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua "đã mở nước xưng vương", kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

15 tháng 8 2023

Giới thiệu đền Hai Bà Trưng

- Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.

- Đền ngự trên một khu đất cao, rộng, thoáng giữa cánh đồng, nhìn ra đê sông Hồng. Tam môn nội, trên cửa chính có bức hoành phi mang dòng chữ “Ly chiếu tứ phương” (ví Hai Bà như ánh sáng chiếu tỏa bốn phương). Theo thuyết phong thủy, khu đất này có hình dáng giống như hình của một con voi trắng đang uống nước (Bạch tượng uyển hồ). Ban đầu ngôi đền được xây dựng bằng tre, lá. Đến triều Đinh (968-980), đền được xây lại bằng gạch. Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 1881-1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng lại ban đầu như hướng ngày nay.

- Đền được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, hình chữ “tam”, gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả mạc và Hữu mạc bao lấy khu sân rộng. Hai cây muỗm bên hồ Bán Nguyệt cùng các cây cổ thụ khác trong khu nội vi đều tỏa bóng mát rượi càng làm tôn thêm cho đền vẻ cổ kính, uy linh. Từ đền nhìn ra hướng Tây qua lạch vòi voi là môn nội, cột đá thề, tam môn ngoại và đường Kéo Quân dấu tích một thời, hướng Nam có hồ Mắt Voi, hướng bắc có hồ Tắm Voi. Trông lên tựa Thượng Điện, một không gian tĩnh lặng, thâm nghiêm.

- Những cột lim tròn, các dầu hồi bít đốc, các đầu đao mái cong cổ truyền và phần kiến trúc gỗ trong đền hợp nhất thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo mang tính ẩn dụ cao. Đặt trước Trung tế là đôi rồng đá với nghệ thuật điêu khắc thời Lê, rất ít nơi có.

=> Sự kết hợp đăng đối của ngôi đền khiến cho người viếng thăm, chiêm bái cảm nhận được sự tôn nghiêm, thành kính.

- Vào những năm 1943-1945, đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.

- Hiện nay, Đền còn lưu giữ 23 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, sắc phong sớm nhất là từ đời Vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 (ngày 26/7/1783) cho đến sắc phong triệu đại Nguyễn năm Khải Định 9 (25/7/1924), bao gồm sắc phong tôn hiệu cho Hai Bà và các sắc chỉ cho dân làng Hạ Lôi cùng các vùng lân cận phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng.

* Ngày 7/10/1980, Khu thành cổ Mê Linh và đền thờ Hai Bà Trưng ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

10 tháng 8 2021

Khu di tích Đền Hùng:

- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương , thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

- Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

- Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,…. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết. đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.

- Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như: cổng đền, đền hạ, đền trung, đền thượng và Lăng Hùng Vương, đền Tổ mẫu Âu Cơ...

- Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!

 

Khu di tích thành Cổ Loa:

- Thành Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.

- Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 24km, thế nên di tích thành Cổ Loa là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần. Muốn ghé thăm thành Cổ Loa, các bạn đi theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Sau khi qua cầu sẽ tới thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi thêm 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Nhìn từ góc độ địa lý, vị trí của thành Cổ Loa có ý nghĩa rất lớn. Đây là nơi có hai dòng sông huyết mạch giao nước gần Cổ Loa, là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng. 

- Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Thành Nội chu vi 1600m, thành Ngoại chu vi 15km, hình dáng khúc khuỷu, bao gồm vô số những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc,tượng Cao Lỗ, am Mị Châu,….

Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất và có quy mô, cấu trúc lớn nhất là cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong số những thành cổ ở nước ta. Là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN, hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia. Trong khu di tích có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương,… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người tham quan.

                                                                                                                                                   Chúc bạn học tốt .

6 tháng 5 2022

:)