K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2017

a) Thể tích dung dịch Z : 200 + 300 = 500 ( ml ) = 0,5 ( l )

\(n_{CaCO_3}=\dfrac{14}{100}=0,14\left(mol\right)\)

Phương trình phản ứng :

2HNO3 + CaCO3 \(\rightarrow\) Ca(NO3)2 + CO2\(\uparrow\) + H2O

0,28--------0,14--------0,14--------0,14

\(C_{MddZ}=\dfrac{0,28}{0,5}=0,56\left(M\right)\)

b) Gọi x là nồng độ mol của dung dịch X

Gọi y là nồng độ mol của dung dịch Y

Theo đầu bài , khi dung dịch X được pha từ dung dịch Y : \(\dfrac{V_{H_2O}}{V_Y}=\dfrac{3}{1}\)

( V dung dịch X có 4 phần thì 3 phần là H2O , 1 phần là dung dịch Y )

Trong 200 ml dung dịch X có thành phần \(V_{H_2O}\) và VY là :

\(V_{H_2O}=\dfrac{200\cdot3}{4}=150\left(ml\right)\)

\(V_Y=50\left(ml\right)\)

Trong 200 ml dung dịch X có số mol chất tan : 0,2x = 0,05y ( mol ) ( Vì \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{1}{4}\))

Trong 300 ml dung dịch Y có số mol chất tan : 0,3y ( mol )

Tổng số mol chất tan trong dịch Z : 0,28 ( mol )

0,05y + 0,3y = 0,28 \(\Rightarrow\) y = 0,8 ( mol )

CM ( dung dịch Y ) = 0,8 M

CM ( dung dịch X ) = \(\dfrac{0,05y}{0,2}=\dfrac{0,05\cdot0,8}{0,2}=0,2\left(M\right)\)

10 tháng 6 2017

a,Ta có : VX + VY = VZ = 300+200=500ml=0,5(l)

PTHH :

CaCO3 + 2HNO3 -> Ca(NO3)2 + H2O + CO2

0,14..........0,28 (mol)

nCaCO3 = \(\dfrac{14}{100}=0,14\left(mol\right)\)

CM-HNO3 = \(\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,28}{0,5}=0,56\left(M\right)\)

b , Gọi x,y lần lượt là CM(X) và CM(Y) (x,y>0)

Khi đó : nX -HNO3 = 0,2x (mol) , nY-HNO3 = 0,3y

Ta có : \(\dfrac{V_{H2O}}{V_Y}=\dfrac{3}{1}\) => \(\dfrac{V_{H2O}}{3}=\dfrac{V_Y}{1}=\dfrac{V_{H2O}+V_Y}{4}=\dfrac{V_X}{4}=\dfrac{200}{4}=50\left(ml\right)=0,05\left(l\right)\)

=> VH2O - trong X = 150 (ml) =0,15 (l)và VY-trong X = 50(ml) =0,05 (l) => nHNO3 của Y trong X =0,05y (mol)

Từ hệ thức trên , ta suy ra : 0,2x=0,05y (*)

=>\(\Sigma_{Z\left(HNO3\right)}\) = 0,2x+0,3y=0,05y+0,3y=0,35y=0,28 (mol) =>y=0,8(M) , thay vào (*) => x=0,2 (M)

Vậy \(\left\{{}\begin{matrix}C_{M\left(X\right)}=0,2\left(mol\right)\\C_{M\left(Y\right)}=0,8\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

Bài 1: Cho 20 ml dung dịch AgNO3 1M (D=1,1 g/ml) vào 150 ml dung dịch HCl 0,5M (D= 1,05 g/ml). Tính CM và C% của dung dịch sau phản ứng. Cho rằng phản ứng không làm thay đổi về thể tích dung dịch. Bài 2: Trộn 200 ml dung dịch HNO3 (dung dịch X) với 300 ml dung dịch HNO3 (dung dịch Y) ta được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với 14 gam CaCO3 thì phản ứng vừa đủ. A, Tính CM của dung dịch Z. B, Dung dịch X...
Đọc tiếp

Bài 1:

Cho 20 ml dung dịch AgNO3 1M (D=1,1 g/ml) vào 150 ml dung dịch HCl 0,5M (D= 1,05 g/ml).

Tính CM và C% của dung dịch sau phản ứng. Cho rằng phản ứng không làm thay đổi về thể tích dung dịch.

Bài 2:

Trộn 200 ml dung dịch HNO3 (dung dịch X) với 300 ml dung dịch HNO3 (dung dịch Y) ta được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với 14 gam CaCO3 thì phản ứng vừa đủ.

A, Tính CM của dung dịch Z.

B, Dung dịch X được pha từ dung dịch Y, bằng cách pha từ dung dịch Y, bằng cách pha nước vào dung dịch Y theo tỷ lệ VH2O/V= 3/1. Tính CM của dung dịch X và dung dịch Y.

Bài 3:

Cho a gam MgO tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 3,65%. Sau phản ứng thu được (a+55) gam muối. Tính a và C% của dung dịch muối.

Bài 4:

Cho 200 g dung dịch Na­2CO3 tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng dung dịch có nồng độ 20%. Tính C% của hai dung dịch đầu.

Bài 5:

A, Có 4 lọ đựng riêng biệt: Nước cất, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ.

B, Cho các công thức hóa học sau: PbO, ZnO, N­2O5, Li­2O, HCl, ZnSO4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, H3PO4, CO2, AlCl3, Na3PO4, H­2SO3, Cu(NO3)2, P­2O5, Cu(OH)2, Al2(SO4)3. Cho biết mỗi chất đó thuộc loại nào?

3
24 tháng 6 2017

Lần sau đăng 2-3 bài 1 lần thôi nha

----------------------------

1. \(n_{AgNO_3}=1.0,02=0,02\left(mol\right)\)

\(n_{HCl}=0,15.0,5=0,075\left(mol\right)\)

Pt: \(AgNO_3+HCl\rightarrow AgCl+HNO_3\)

0,02mol 0,075mol \(\rightarrow0,02mol\)

Lập tỉ số: \(n_{AgNO_3}:n_{HCl}=0,02< 0,075\)

\(\Rightarrow AgNO_3\) hết; HCl dư

\(n_{HCl\left(dư\right)}=0,075-0,02=0,055\left(mol\right)\)

\(\Sigma_{V\left(spu\right)}=0,02+0,15=0,17\left(l\right)\)

\(C_{M_{HCl}}=\dfrac{0,055}{0,17}=0,32M\)

\(C_{M_{HNO_3}}=\dfrac{0,02}{0,17}=0,12M\)

\(m_{AgNO_3}=D.V=1,1.20=22\left(g\right)\)

\(m_{HCl}=D.V=1,05.150=157,5\left(g\right)\)

\(m_{AgCl}=0,02.143,5=2,87\left(g\right)\)

\(\Sigma_{m_{\left(spu\right)}}=22+157,5-2,87=176,63\left(g\right)\)

\(C\%_{HCl\left(dư\right)}=\dfrac{0,055.36,5.100}{176,63}=1,13\%\)

\(C\%_{HNO_3}=\dfrac{0,02.63.100}{176,63}=0,71\%\)

24 tháng 6 2017

3.Pt: \(MgO+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2O\)

40 73 95

a \(\rightarrow\) \(\dfrac{73}{40}a\) \(\rightarrow\) \(\dfrac{95}{40}a\)

Ta có : \(\dfrac{95}{40}a=a+55\)

\(\Rightarrow a=40\)

\(m_{ct}=\dfrac{m.3,65}{100}\)(1)

\(m_{HCl}=\dfrac{73}{40}.40=73\left(g\right)\)(2)

(1)(2)\(\Rightarrow\dfrac{m.3,65}{100}=73\)

\(\Rightarrow m=2000\)

\(C\%_{MgCl_2}=\dfrac{a+55}{a+m}.100=\dfrac{40+55}{40+2000}.100=4,65\%\)

Bài 1:Trộn lẫn 150ml dung dịch H2SO4 2M vào 200g dung dịch H2SO4 5M( D = 1,29g/ml ). Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4nhận được. Bài 2:Trộn 1/3 (l) dung dịch HCl (dd A) với 2/3 (l) dung dịch HCl (dd B) được 1(l) dung dịch HCl mới (dd C). Lấy 1/10 (l) dd C tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 8,61g kết tủa. a) Tính nồng độ mol/l của dd C. b) Tính nồng độ mol/l của dd A và dd B. Biết nồng...
Đọc tiếp

Bài 1:Trộn lẫn 150ml dung dịch H2SO4 2M vào 200g dung dịch H2SO4 5M( D = 1,29g/ml ). Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4nhận được.

Bài 2:Trộn 1/3 (l) dung dịch HCl (dd A) với 2/3 (l) dung dịch HCl (dd B) được 1(l) dung dịch HCl mới (dd C). Lấy 1/10 (l) dd C tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 8,61g kết tủa.

a) Tính nồng độ mol/l của dd C.

b) Tính nồng độ mol/l của dd A và dd B. Biết nồng độ mol/l dd A = 4 nồng dộ mol/l dd B.

Bài 3:Trộn 200ml dung dịch HNO3 (dd X) với 300ml dung dịch HNO3 (dd Y) được dung dịch (Z). Biết rằng dung dịch (Z) tác dụng vừa đủ với 7g CaCO3.

a) Tính nồng độ mol/l của dung dịch (Z).

b) Người ta có thể điều chế dung dịch (X) từ dung dịch (Y) bằng cách thêm H2O vào dung dịch (Y) theo tỉ lệ thể tích: VH2O: Vdd(Y) = 3:1.

Tính nồng độ mol/l dung dịch (X) và dung dịch (Y)? Biết sự pha trộn không làm thay đổi đáng kể thể tích dung dịch.

Bài 4:Để trung hoà 50ml dung dịch NaOH 1,2M cần V(ml) dung dịch H2SO4 30% (D = 1,222g/ml). Tính V?

3
3 tháng 7 2018

bài 3:a) nCaCO3 = 0,07 mol
CaCO3 + 2HNO3 ---> Ca(NO3)2 + H2O + CO2
0.07.........0.14
=> nHNO3 trong Z là 0,14*2 = 0,28 mol
=> CM Z = 0,28/(0,3+0,2) = 0,56 M
gọi CM dd Y = b M; CM dd X = a M
nHNO3 trong X = 0,2*a mol
=> nHNO3 trong Y = 0,3*b mol
X điều chế từ Y nghĩa là từ dd Y ta có thể điều chế một dd có nồng độ mol/lit giống Y
=> đặt V dd Y đạ dùng để điều chế X là V (lit)
=> CM X' = nHNO3/(V H2O + V dd Y)
hay = b* V/(V+3V) = a
=> 4a = b
mà theo câu a ta lại có :
n HNO3 trong X + nHNO3 trong Y = 0,2*a + 0,3*b = 0,28
giải hệ ta đk; x = 0,2M
y = 0,8M

31 tháng 5 2021

ee

 

23 tháng 4 2017

Bài 3:

a) n FeSO4= 1 . 0,4 =0,4 (mol)

V dd FeSO4 = 100+400= 500 ml = 0,5 (l)

C M sau bằng n/V = 0,4/0,5=0,8 M

b) V dd FeSO4= 400-100=300ml =0,3 l

C M sau= 0,4/0,3=4/3 M

c) n FeSO4 sau= 0,4+ 2.0,1=0,6 mol

V dd sau= 100+400= 500ml=0,5 l

C M sau= 0,6/0,5=1,2 M

Câu 1/ Cho hỗn hợp A gồm Na , Al và Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V (lít) khí H2. Nếu thay Na và Fe trong hỗn hợp A bằng kim loại M ( hóa trị II, không đổi ) có khối lượng bằng \(\dfrac{1}{2}\)tổng khối lượng của Na và Fe, khối lượng Al vẫn giữ nguyên thì thu được dung dịch B. Hòa tan hoàn toàn dung dịch B vào dung dịch H2SO4 loãng dư cũng thu được V (lít) khí H2 . Xác...
Đọc tiếp

Câu 1/ Cho hỗn hợp A gồm Na , Al và Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V (lít) khí H2. Nếu thay Na và Fe trong hỗn hợp A bằng kim loại M ( hóa trị II, không đổi ) có khối lượng bằng \(\dfrac{1}{2}\)tổng khối lượng của Na và Fe, khối lượng Al vẫn giữ nguyên thì thu được dung dịch B. Hòa tan hoàn toàn dung dịch B vào dung dịch H2SO4 loãng dư cũng thu được V (lít) khí H2 . Xác định kim loại M. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện t0 và p.

Câu 2/ Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại X (II) và Y (III) trong dung dịch HCl, thu được dung dịch Z và 1,12 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Z thu được m (gam) muối khan

a/ Tính m

b/ Xác định tên 2 kim loại, biết nX : nY = 1:1và 2MY < MX < 3MY

Câu 3/ Cân bao nhiêu ml dung dịch HNO3 40% ( D= 1,25 g/ml) và dung dịch HNO3 10% (D = 1,06 g/ml) để pha thành 2 lít dung dịch HNO3 15% (D=1,08g/ml)

Câu 4/ Cân bằng các PTHH sau

a/ Al + HNO3 ---> Al(NO3)3 + NxOy + H2O

b/ (NH4)2Cr2O7 \(\underrightarrow{t}\) Cr2O3 + N2 + H2O

2
9 tháng 5 2017

Ta có :

PT :

2Na(x) + H2SO4(0,5x) \(\rightarrow\) Na2SO4 + H2(PT1)

Fe(y) + H2SO4(y) \(\rightarrow\) FeSO4 + H2(PT2)

2Al + 3H2SO4 \(\rightarrow\) Al2(SO4)3 + 3H2(PT3)

M(0,5x+y) + H2SO4(0,5x+y) \(\rightarrow\) H2 + MSO4(PT4)

Gọi x là số mol của Na ; y là số mol của fe

=> nH2SO4 của PT1 = 0,5x (mol)

=> nH2SO4 của PT2 = y (mol)

Vì khối lượng nhôm vẫn giữ nguyên

nên nH2SO4 của PT1 Và PT2 bằng với nH2SO4 của PT4

=> nH2SO4 của PT4 là : 0,5x +y (mol)

=> nM = 0,5x +y (mol)

=> mM = (0,5x + y) . MM

mà M có khối lượng bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe

=> mM = 1/2 (23x + 56y)

=> (0,5x + y) . MM = 1/2 (23x + 56y)

=> 0,5x . MM + yMM = 11,5x + 28y

=> x(0,5MM - 11,5) = y(28 - MM)

vì x và y đều lớn hơn 0

=> (0,5MM - 11,5) > 0 => MM > 23

và (28 - MM) > 0 => 28 > MM

=> 23 < MM < 28

M khác nhôm

=> M = 24 (Mg)

9 tháng 5 2017

Ta có :

PTHH :

X(x) + 2HCl(2x) \(\rightarrow\) XCl2(x) + H2(x) PT1

2Y(\(\dfrac{2y}{3}\)) + 6HCL(2y) \(\rightarrow\) 2YCL3(\(\dfrac{2y}{3}\)) + 3H2(y) PT2

Theo đề bài ta có :

nH2 ở cả hai phản ứng là : 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol)

mH2 = 0,05 . 2 = 0,1 (g)

Gọi x là số mol H2 ở PT1 ; y là số mol của H2 ở PT2

Ta có : x + y = 0,05

nHCl ở cả hai PT là :

2x + 2y = 2(x + y) = 2 . 0,05 = 0,1 (mol)

=> mHCl = 0,1 . 36,5 = 3,65 (g)

Ta có :

mX + mY + mHCl = mXCl2 + YCl3 + mH2

=> 18,4 + 3,65 = mXCl2 + YCl3 + 0,1

=> mXCl2 + YCl3 = 21,95 (g)

Bài 1: Trộn 2 dung dịch A và B theo tỉ lệ thể tích là 3/5. CM của dung dịch sau khi trộn là 3M. Tính CM của hai dung dịch A, B. Biết CM của dung dịch A gấp 2 lần CM của dung dịch B. Bài 2: Cho 200g dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 100g dung dịch HCl. Tính C% của hai dung dịch đầu, biết khối lượng dung dịch sau phản ứng là 289g. Bài 3: Người ta cho 20 gam dung dịch NaOH 4% tác dụng vừa đủ...
Đọc tiếp

Bài 1:

Trộn 2 dung dịch A và B theo tỉ lệ thể tích là 3/5. CM của dung dịch sau khi trộn là 3M. Tính CM của hai dung dịch A, B. Biết CM của dung dịch A gấp 2 lần CM của dung dịch B.

Bài 2:

Cho 200g dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 100g dung dịch HCl. Tính C% của hai dung dịch đầu, biết khối lượng dung dịch sau phản ứng là 289g.

Bài 3:

Người ta cho 20 gam dung dịch NaOH 4% tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,2M (D= 1,02g/ml). Tính thể tích dung dịch axit cần dùng và nồng độ % của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 4:

Thêm 400 gam nước vào dung dịch chứa 40 gam NiSO­4 thì nồng độ của nó giảm 5%. Tính nồng độ % của dung dịch ban đầu.

Bài 5:

Trộn 300 gam dung dịch Ba(OH)2 1,254% với 500 ml dung dịch chứa dung dịch axit H3PO4 0,04 M và H2SO4 0,02 M. Tính khối lượng mỗi muối tạo thành.

1
17 tháng 6 2017

mik từng yêu cầu bạn : nên đăng từng câu một ( đây là lần thứ 3)

===========================

Theo bài ra ta có :

\(\dfrac{V_A}{V_B}=\dfrac{3}{5}\Rightarrow\dfrac{V_A}{3}=\dfrac{V_B}{5}=V\left(l\right)\)

=> \(V_A=3V\left(l\right)\) , \(V_B=5V\left(l\right)\)

Ta có CM(A) = 2CM(B) hay \(\dfrac{n_A}{V_A}=\dfrac{2n_B}{V_B}\) \(\Leftrightarrow\dfrac{n_A}{3V}=\dfrac{2n_B}{5V}\)=> 5V.nA= 6V.nB <=>\(\dfrac{n_A}{n_B}=\dfrac{6}{5}=1,2\Rightarrow n_A=1,2n_B\)

CM(dung dịch sau khi trộn) = \(\dfrac{n_A+n_B}{V_A+V_B}\)= \(\dfrac{2,2n_B}{8V}\)= 3(M)

<=>0,275\(\dfrac{n_B}{V}=3\left(M\right)\)

<=>\(0,275.5.\dfrac{n_B}{5V}=3\left(M\right)\Leftrightarrow1,375.C_{M\left(B\right)}=3\left(M\right)\)

<=> CM(B) \(\approx2,182\) (M) =>CM(A) = 4,364(M)

17 tháng 6 2017

bài 1

29 tháng 3 2017

a) Tính toán

\(\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\%=10\%\)

\(\dfrac{m_{CuSO_4}}{50}.100\%=10\%\)

\(\Rightarrow m_{CuSO_4}=10:100.50=5\left(g\right)\)

Khối lượng CuSO4 cần dùng là 5g.

Cách pha chế: Hướng dẫn SGK

Câu b) Tương tự với nồng độ mol

22 tháng 2 2018

Câu 1:

Gọi số mol Na2CO3 là x mol => n(tinh thể) = x mol
C%=106x:(5,72+44,28).100%=4,24%
=> x=0,02
=> 0,02(106+18n)=5,72
=> n=10
=> công thức là Na2CO3.10H2O.

22 tháng 2 2018

Câu 2:

Gọi A, B lần lượt là thể tích của dung dịch HNO3 40% và dung dịch HNO3 10%
Ta có: A+B=2 (1)
Sơ đồ đường chéo:
A 40 5A 40 5
↘ ↗ ↘ ↗
15 15
↗ ↘ ↗ ↘
B 10 25B 10 25

=> A/B=5/25=1/5
=> A=5B (2)
Từ (1) và (2) => A=1,67; B=0,33
Vậy cần dùng 1,67 lít dung dịch HNO3 40% (D=1,25g/ml)
0,33 lít dung dịch HNO3HNO3 10% (D=1,06g/ml)

21 tháng 5 2017

a, Ta co pthh

P2O5 + 4H3PO4 \(\rightarrow\) 3H4P2O7 (1)

H4P2O7 + 4 KOH \(\rightarrow\)K4P2O7 \(\downarrow\) + 4 H2O (2)

b, Theo de bai ta co

mct=mH3PO4=\(\dfrac{mdd.C\%}{100\%}=\dfrac{19,60.5\%}{100\%}=0,98\left(g\right)\)

\(\rightarrow\) nH3PO4=\(\dfrac{0,98}{98}=0,01\left(mol\right)\)

Theo de bai ta co

nKOH=CM.V = 1 .0,1 = 0,1 (mol)

Theo pthh 1

nH4P2O7=\(\dfrac{3}{4}nH3PO4=\dfrac{3}{4}.0,01=0,0075\left(mol\right)\)

Theo pthh 2 ta co

nH4P2O5 = \(\dfrac{0,0075}{1}mol< nKOH=\dfrac{0,1}{4}mol\)

\(\Rightarrow\) So mol cua KOH du (tinh theo so mol cua H4P2O7)

6,48 gam chat ran sau khi co can bao gom K4P2O7 va KOH du

Theo pthh 2

nK4P2O7 = nH4P2O7 = 0,0075 mol

\(\Rightarrow\) mK4P2O7 = 0,0075.330=2,475 (g)

mKOH (du) = 6,48-2,475 = 4,005 (g)

Theo pthh 1

nP2O5 = \(\dfrac{1}{4}nH3PO4=\dfrac{1}{4}.0,01=0,0025\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow\) mP2O5= 0,0025.142=0,355 g

21 tháng 5 2017

PT ( 1):theo mk nghĩ thì oxit axit ko tác dụng vs dd axit mà