K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2020

-Chiến tranh đặc biệt: là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai do ‘‘cố vấn’’ Mỹ chỉ huy, cùng với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ => nhằm chống lại nhân dân ta, phục vụ lợi ích của Mỹ.
*Âm mưu: dùng người Việt đánh người Việt, Chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta, biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

* Biện pháp: Tăng cường lực lượng ngụy quân; Sử dụng chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” do cố vấn mỹ chỉ huy. - Thiết xa vận: chiến thuật quân sự của Mĩ được sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, dùng thiết giáp để vận chuyển nhanh chóng các đơn vị chiến đấu đánh bất ngờ đối phương. - Trực thăng vận: chiến thuật quân sự của Mĩ được sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, dùng máy bay lên thẳng vận chuyển nhanh chóng các đơn vị chiến đấu đánh bất ngờ đối phương. Thực hiện những cuộc càn quét để tiêu diệt cách mạng miền Nam. Lập “Ấp chiến lược”, để tách quân ra khỏi dân. Tăng cường bắn phá miền Bắc, phong tỏa biên giới và vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc với miền Nam. - Dồn dân, lập “Ấp chiến lược” => Tách dân khỏi cách mạng, bình định miền Nam. - Mĩ lập ấp chiến lược để làm gì ? - Ấp chiến lược: một kiểu trại trung tâm của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam tại những vùng do chúng kiểm soát từ 1954-1975. Âm mưu dồn dân lập “Ấp chiến lược” của Mĩ:
Âm mưu dồn dân lập “Ấp chiến lược” của Mĩ Mĩ ném bom bắn phá:
Mĩ ném bom bắn phá miền Bắc và phong tỏa vùng biển bằng không quân Tổng thống Mĩ Ken-nơ-đi:
Tổng thống Mĩ Ken-nơ-đi, kẻ gây ra “chiến tranh đặc biệt”.
11 tháng 2 2019

Đáp án D

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là ấp chiến lược nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam

22 tháng 5 2018

Đáp án B

Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta

27 tháng 8 2017

Đáp án A

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là “dùng người Việt đánh người Việt

14 tháng 5 2018

Đáp án B

Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam. Để cứu vãn tình hình, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam

23 tháng 8 2017

Đáp án A

Do âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt” nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa

10 tháng 5 2018

Đáp án: C

Giải thích:

- Những biện pháp Mĩ dùng trong chiến lược “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam:

+ Tăng cường quân ngụy.

+ Sử dụng chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” do cố vấn Mĩ chỉ huy.

+ Thực hiện những cuộc càn quét để tiêu diệt CM miền Nam.

+ Lập “ấp chiến lược”.

+ Tăng cường bắn phá miền Bắc, phong tỏa biên giới .

- Đến Chiến lược “Chiến lược chiến tranh cục bộ” (1965-1968) Mĩ mới tiến hành Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.

18 tháng 2 2021

– Giống nhau: đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mĩ.

– Khác nhau:

+ Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạna và nhân dân ta. Tuy vậy, đây không phải là cuộc nội chiến, mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, bởi lẽ Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đôla, vũ khí, phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống "cố vấn" nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là biểu hiện tính chất "đặc biệt" của loại hình chiến tranh xãm lược thực dân mới và việc thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Với sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động dồn dân, lập "ấp chiến lược', đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, "bình định" miền Nam.

 

+ Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ (Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân) và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng (lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân) và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định' vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc.