Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Sự ra đời:
- Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani; năm 1950, kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức.
- Mục tiêu:
+ Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật.
+ Thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.
+ Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.
* Vai trò của SEV:
- Từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950.
- Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV. Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.
Trong thời gian từ năm 1951 đến 1973, Hội đồng tương trợ kinh tế đã thu được những thành tích to lớn.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các nước thành viên bình quân hàng năm đạt 10%, thu nhập quốc dân năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Trong hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế, Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Liên Xô đã cho các nước thành viên vay 13 tỉ rúp với lãi suất thấp và viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
Trước tình hình thế giới ngày càng căng thẳng do chính sách hiếu chiến, xâm lược của đế quốc Mĩ, nhất là sự ra đời khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (4 - 1949) (viết tắt theo tiếng Anh là NATO) của các nước phương Tây, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã thoả thuận cùng nhau thành lập Tổ chức Hiệp uớc Vác-sa-va (5 - 1955). Đây là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước này, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hoà bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
- Mục đích: giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học.
- Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 10% /năm.
+ Thu nhập quốc dân (1950 – 1973) tăng 5,7 lần.
+ Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
Hội đồng tương trợ kinh tế | Tổ chức Hiệp ước Vácsava | |
Sự thành lập |
-Sau năm 1945, hệ thống xã hội
Chủ nghĩa hình thành và phát
triển…Do đó quan hệ hợp tác tương
trợ giữa các nước đã xuất hiện và
phát triển. – Ngày 8 – 1 – 1949, thành lập hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bungari, Rumani và Anbani. Sau đó có thêm các nước: CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba, Việt Nam. – Mục tiêu của khối SEV là củng cố, hoàn thiện, sự hợp tác giữa các nước XHCN, thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và kĩ thuật, giảm dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, không ngừng nâng caO mức sống của các nước thành viên. |
– Vào năm 1955, thì khối NATO đã phê chuẩn hiệp ước Pari (1954) nhằm tái vũ trang cho Tây Đức, đưa Tây Đức gia nhập khối NATO nhằm chống lại Liên Xô, chống CHDC Đức. Việc làm này đã làm chO hOà bình và an ninh châu Âu bị uy hiếp nghiêm trọng. – Thành lập ngày 14 – 5 – 1955 gồm 8 nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hOà dân chủ Đức, Anbani, Bungari, Rumani. – Mục tiêu : Giữ gìn hOà bình an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, duy trì hOà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới, cũng cố tình hữu nghị, sự hợp tác của các nước chủ nghĩa xã hội. |
Tính chất | Tổ chức tương trợ kinh tế | Liên minh phòng thủ quân sự, chính trị. |
Vai trò, tác dụng | + Sau hơn 20 năm hoạt động, SEV đã có những giúp đỡ to lớn đối với sự phát triển của các nước thành viên. + Trong những năm 1951 – 1973, tỉ trọng của SEV trong sản xuất công nghiệp thế giới tăng từ 18% đến 33%, tốc độc tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm khoảng 10%, thu nhập quốc dân của các nước thành viên SEV năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1957. | + Tăng cường sức mạnh quân sự cho các nước Đông Âu giữ gìn hoà bình, an ninh của Liên Xô và các nước Đông Âu. + Đối phó với mọi âm mưu gây chiến của bọn đế quốc. + Tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước đế quốc. |
Hạn chế | – Thiếu sót là khép kín cửa, không hoà nhập với nền kinh tế thế giới, còn nặng về trao đổi hàng hoá mang tính bao cấp. – Giải thể ngày 28 – 6 – 1991. | – Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. – Giải thể ngày 1 – 7 – 1991. |
- Nêu những biểu hiện về sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
* Chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa XH
* Có chung đảng cộng sản
* Chung hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác -lênin
- Trình bày mục đích thành lập vai trò của Hội đồng Tương trợ Kinh tế và tổ chức hiệp ước vác sa va
* Hội đồng tương trợ Ktế (SEV)
- Mục đích : đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.
* tổ chức hiệp ước VÁC SA VA :
- M/đích : bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH của các nước thành viên , góp fần to lớn vào việc duy trì hòa bình, an ninh của Châu Âu và tgiới.
Sự kiện nào đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới?
A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động.
B. Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va tuyên bố giải thể.
C. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
D. Sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô Viết
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
* Mục tiêu hoạt động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Những biểu hiện về sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu:
Đều có Đảng Cộng Sản và công nhân lãnh đạo.Lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng .Cùng có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội .Mục đích thành lập,vai trò của Hội đồng Tương trợ Kinh tế và tổ chức hiệp ước vác sa va:
Hội đồng tương trợ Ktế (SEV): Đẩy mạnh sự hợp tác , giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa , tạo nên sứ c mạnh để cạnh tranh với Tây ÂuTổ chức hiệp ước VÁC SA VA: Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH , duy trì hòa bình, an ninh của Châu Âu và thế giới .