Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://www.google.com/search?q=Tr%C3%ACnh+b%C3%A0y+%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c+m%E1%BB%91i+quan+h%E1%BB%87+gi%E1%BB%AFa+c%C3%A1c+giai+%C4%91o%E1%BA%A1n+trong+chu+k%C3%AC+t%E1%BA%BF+b%C3%A0o.+T%E1%BA%A1i+sao+t%E1%BA%BF+b%C3%A0o+l%E1%BA%A1i+c%E1%BA%A7n+c%C3%B3+h%E1%BB%87+th%E1%BB%91ng+ki%E1%BB%83m+so%C3%A1t+chu+k%C3%AC+t%E1%BA%BF+b%C3%A0o%3F&rlz=1C1PNJB_enVN971VN973&oq=Tr%C3%ACnh+b%C3%A0y+%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c+m%E1%BB%91i+quan+h%E1%BB%87+gi%E1%BB%AFa+c%C3%A1c+giai+%C4%91o%E1%BA%A1n+trong+chu+k%C3%AC+t%E1%BA%BF+b%C3%A0o.+T%E1%BA%A1i+sao+t%E1%BA%BF+b%C3%A0o+l%E1%BA%A1i+c%E1%BA%A7n+c%C3%B3+h%E1%BB%87+th%E1%BB%91ng+ki%E1%BB%83m+so%C3%A1t+chu+k%C3%AC+t%E1%BA%BF+b%C3%A0o%3F&aqs=chrome..69i57.141j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8#:~:text=%2D%20M%E1%BB%91i%20quan%20h%E1%BB%87%20gi%E1%BB%AFa%20c%C3%A1c%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20trong%20chu%20k%C3%AC%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%3A%20C%C3%A1c%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20c%E1%BB%A7a%20chu%20k%C3%AC%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20c%C3%B3%20m%E1%BB%91i%20quan%20h%E1%BB%87%20ch%E1%BA%B7t%20ch%E1%BA%BD%20v%E1%BB%9Bi%20nhau%20v%C3%A0%20vi%E1%BB%87c%20chuy%E1%BB%83n%20t%E1%BB%AB%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20n%C3%A0y%20sang%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20kh%C3%A1c%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20ki%E1%BB%83m%20so%C3%A1t%20chu%20k%C3%AC%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20%C4%91i%E1%BB%81u%20khi%E1%BB%83n%20m%E1%BB%99t%20c%C3%A1ch%20nghi%C3%AAm%20ng%E1%BA%B7t%2C%20%C4%91%E1%BA%A3m%20b%E1%BA%A3o%20cho%20chu%20k%C3%AC%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20di%E1%BB%85n%20ra%20b%C3%ACnh%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng.
sao chép mạng???
- Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.
- Tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào vì: Sự phân chia của các tế bào ảnh hưởng đến chặt chẽ đến sự sinh trưởng phát triển bình thường của cơ thể. Sự phân chia của tế bào quá nhiều, quá ít hoặc có sai hỏng đều gây ra những bệnh lí nguy hiểm. Bởi vậy, tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào nhằm kiểm soát sự phân chia của tế bào một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường, từ đó đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể.
3/ Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trung gian và giai đoạn phân chia tế bào. Trong đó, giai đoạn trung gian gồm pha G1, S và G2 còn giai đoạn phân chia tế bào gồm quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
4/ Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Giai đoạn chuẩn bị giúp tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân chia và kiểm soát chu kì tế bào. Pha phân bào tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào.
5/ Có ba điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào là điểm kiểm soát G1 (điểm kiểm soát khởi đầu), điểm kiểm soát G2/M và điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau.
6/ Kiểm soát tế bào đảm bảo các pha trong chu kì tế bào được hoàn tất chính xác trước khi bước sang pha tiếp theo. Nếu phát hiện ra các sai sót, chu kì tế bào được chặn tại điểm kiểm soát đến khi các sai sót được sửa chữa xong.
Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó giai đoạn kỳ trung gian là để tế bào lớn lên và sao chép nhiễm sắc thể của nó để chuẩn bị cho sự phân bào trong giai đoạn nguyên phân. Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác trong chu kì tế bào được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo các chu kì tế bào diễn ra bình thường.
- Chu kì tế bào kiểm soát sự phân bào thông qua các điểm kiểm soát.
- Pha G1 có vai trò tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng, nhưng nếu xuất hiện các sai hỏng, điểm kiểm soát G1 sẽ sử dụng cơ chế tín hiệu để ngừng chu kì tế bào cho đến khi các sai hỏng được khắc phục rồi mới tiến vào pha S và bắt đầu quá trình tự nhân đôi DNA. Do đó pha G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kì tế bào.
- Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kì tế bào.
- Vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào:
+ Tại điểm kiểm soát G1/S, tế bào sẽ đưa ra “quyết định” nhân đôi DNA để sau đó bước vào phân bào hay không.
+ Tại điểm kiểm soát G2/M, hệ thống “rà soát” quá trình nhân đôi DNA xem đã hoàn tất chưa và mọi sai sót đã được sữa chữa hay chưa.
+ Tại điểm kiểm soát thoi phân bào, hệ thống kiểm soát chu kì tế bào “rà soát” xem tất cả các NST đã gắn với các vi ống của thoi phân bào hay chưa. Nếu chưa hoàn tất, chu kì tế bào cũng sẽ dừng lại.
Trong quá trình tạo khối u ác tính, chu kì tế bào bị rối loạn: Cơ chế kiểm soát không hoạt động hoặc hoạt động bất thường nên không phát hiện ra các sai sót làm cho tế bào mất khả năng kiểm soát dẫn đến sự phân chia liên tục tế bào làm tăng sinh vô tổ chức các tế bào “lỗi” – tế bào ung thư. Các tế bào ung thư này không chết đi theo chương trình được lập trình sẵn như các tế bào bình thường mà tiếp tục tăng sinh và nhân lên mất kiểm soát tạo thành khối u.
Tham khảo:
Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân
Chu kì tế bào gồm:Kì trung gian: Pha G2: tổng hợp các chất còn lạiPha S: nhân đôi ADN và NSTPha G1: tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởngQuá trình nguyên phânatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.Câu 2:Trước khi bước vào kì sau các NST cần co xoắn tối đa để dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong chúng phải giãn xoắn để các gen thực hiện phiên mã.Câu 3:Nếu ở kì giữa của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy thì các nhiễm sắc tử của NST kép không thể di chuyển về 2 cực của tế bào để phân chia thành 2 tế bào con. Điều này sẽ làm hình thành tế bào tứ bội 4n.
tham khảo
1,Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.
- Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.
- Tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào vì: Sự phân chia của các tế bào ảnh hưởng đến chặt chẽ đến sự sinh trưởng phát triển bình thường của cơ thể. Sự phân chia của tế bào quá nhiều, quá ít hoặc có sai hỏng đều gây ra những bệnh lí nguy hiểm. Bởi vậy, tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào nhằm kiểm soát sự phân chia của tế bào một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường, từ đó đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể.