Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người
tham khảo
1. Khi tế bào lớn lên một kích thước nhất định sẽ phân chia. 2. Cơ thể ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành nhờ quá trình sinh sản (phân chia) của tế bào.
con người:
nhiễu điều phủ lấy giá gương
người trong một nước phải thương nhau cùng
Ý nghĩa:
Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa vào lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.
Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.
Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.
quê hương, đất nước:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Ý nghĩa:
Hình ảnh quê hương đất nước được nói đến nhiều trong ca dao dân ca. Có con “đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như trnah họa đồ”. Nơi ải BẮc xa xôi là “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa – Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, Huế đẹp mộng mơ có “Núi Truồi ai đắp mà cao – Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?…”. Và có cảnh sáng sớm mùa thu trên Hồ Tây, nơi kinh thành Thăng Long “ngàn năm văn vật”:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
Bài ca dao mang màu sắc một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.
Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động. Những khóm trúc ven hồ, cành lá um tùm rậm rạp, đeo nặng sương mai “la đà” sát mặt nước, sát mặt đất, rung rinh, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy tượng hình “la đà” – một nét vẽ thoáng và gợi cảm, đầy ấn tượng:
“Gió đưa cành trúc la đà
Cây tre, cây trúc rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Tre, trúc là cánh sắc làng quê. Tre , trúc là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người thiếu nữ quê ta:
“Trúc sinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.
Sau khi tả cành trúc, tác giả nói về âm thanh gần, xa:
“Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.
Câu ca dao ngắt thành hai nhịp chẵn 4-4, hai vế tiểu đối cân xứng, hòa hợp như âm thanh tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng tới. Đền Trấn Vũ còn gọi là đền Quan Thánh nằmn cạnh Hồ Tây là nơi thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Tiếng gà gáy sang canh… lại làm ta tỉnh mộng, songs lại nhịp sống đời thường dân đã “Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai vác cái cày, tay giắt con trâu…”.
Nhà thơ dân gian như đang đứng trầm ngâm, lặng ngắm cảnh Hồ Tây lúc sáng sớm.
Mùa thu, sáng sớm cảnh vật phủ mờ sương khói. Phố phường, làng mạc, cảnh vật, cỏ cây “mịt mờ” trong “ngàn sương” và “khói tỏa”. Sương phủ trắng bao la; mênh mông và mịt mù. Huyền ảo và thơ mộng qúa. Câu thưo cổ kính, chứa chan thi vị:
“Mịt mù khói tỏa ngàn sương”.
Từ láy tượng hình “mịt mờ” và hình ảnh ẩn dụ “ngàn sương” đã làm cho câu ca dao mang màu sắc cổ điển, dẫn giắt cảm xúc người đọc liên tưởng đến những vần cổ thi.
Cuối bài ca dao là hình ảnh Hồ Tây trong sương sớm được ví với “mặt gương”. Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây, qua hàng nghìn năm là một thắng cảnh của thành Thăng Long cố đô của các triều đại Lý, Trần, Lê chói lọi trong sử sách, biểu tượng thiêng liêng của hồn nước nghìn năm. Ngày nay, nó là Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài ca dao làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam, nó làm ta thêm yêu Hà Nội. Nhớ Thăng Long nghìn xưa, lòng ta bồi hồi tự hào về nền văn hiến Đại Việt.
C1
Hai câu thơ đầu
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
- Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh
C2
Hai câu thơ sau
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng
Bài làm:
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ (người cháu) thêm vững bước trên đường ra trận. Người bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo, dành trọn vẹn tình yêu thương, quan tâm, chăm lo cho cháu, bảo ban nhắc nhở cháu. Qua những kỉ niệm về người bà đã biểu hiện tình bà cháu thật là thiêng liêng, sâu nặng và thắm thiết: bà chắt chiu, chăm lo cho cháu. cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà.
Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.
Đề 1:
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lẽ hình ảnh cây tre không còn quá xa lạ với con người Việt Nam, đặc biệt là con người ở những vùng quê,vùng nông thôn. Cây tre không chỉ gắn liền với hoạt động sinh hoạt, hoạt động lao động sản xuất của con người mà cây tre còn là một người đồng hành trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nên có thể có những cây tre này là chứng nhân lịch sử của quá trình đấu tranh hào hùng của dân tộc ta, thậm chí cây tre từ bao giờ đã trở thành biểu tượng cho con người cũng như sức mạnh của con người Việt Nam. Viết về cây tre với tất cả niềm tự hào, yêu mến nhà thơ Thép Mới đã viết bài thơ “Cây tre Việt Nam”, đây là bài thơ hay, tái hiện lại chân thực về cây tre, người bạn đồng hành thân thiết của dân ta cả trong thời chiến cũng như thời bình.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thép Mới đã thể hiện niềm cảm thái của mình về nguồn gốc cũng như sự ra đời của cây tre, đó chính là sự băn khoăn, trăn trở nhà thơ tự hỏi mình bằng một câu hỏi tu từ. Và câu hỏi đó nhà thơ không hướng đến tìm kiếm câu trả lời mà khẳng định tre đã có tự ngàn xưa, trong những câu “chuyện ngày xưa”, đó là những bờ tre xanh thấp thoáng trong những câu ca dao hay trong những câu truyện cổ dân gian:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờChuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”
Cây tre đã có tự bao đời, có lẽ có có từ khi có sự xuất hiện của con người, cũng có thể là từ khi con người bắt đầu làm hoạt động sản xuất, lao động. Ở đây nhà thơ cũng trăn trở về nguồn gốc ra đời của cây tre. Nhưng sự trăn trở này không hề nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời thích đáng mà lại là cơ sở để nhà thơ khẳng định sự gắn bó, gần gũi của cây tre với cuộc sống của những người dân Việt Nam “Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”. Từ sự khẳng định mối quan hệ gắn bó với tre, nhà thơ Thép Mới đã đi miêu tả chi tiết, cụ thể những đặc điểm của tre. Qua đó cũng thể hiện được niềm tự hào khi gợi nhắc đến hình ảnh kiên cường của những con người Việt Nam ta.
“Thân gầy gộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu”
Cây tre là loại cây thân thẳng, nhỏ, lá không xum xuê um tùm như những loại thân gỗ khác mà rất mảnh và nhỏ. Từ những đặc điểm cấu tạo của cây tre, nhà thơ cũng đã khái quát qua câu thơ “Thân gầy gộc, lá mong manh”, đó là những nhận xét chủ quan của nhà thơ, với những đặc điểm như vậy người đọc cũng có thể cảm nhận được cái gì đó yếu ớt, mềm dẻo “Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”, câu thơ này không phải sự hoài nghi về sức sống của cây tre mà chỉ là điểm tựa để nhà thơ Thép Mới thể hiện được cảm xúc mạnh mẽ, dạt dào của mình về sức sống mạnh mẽ của những cây tre ngỡ như mỏng manh, yếu ớt đó “Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Không như vẻ bề ngoài của mình, cây tre là loại thực vật thích nghi khá tốt, nó có thể phát triển xanh tốt trên mọi loại địa hình. Đặt trong mối liên hệ với con người Việt Nam, lại gợi ra những phẩm chất tốt đẹp, đó là đặc tính thích nghi tốt với môi trường sống, đó chính là sự kiên cường, mạnh mẽ trong cuộc sống của con người Việt Nam.
“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
Những câu thơ trên thể hiện được lối sống lạc quan, kiên cường của những cây tre “Có gì đâu, có gì đâu/ Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều”, đất đai hay rộng hơn là môi trường sống tuy có cằn cỗi, khắc nghiệt thì những cây tre vẫn vươn lên tươi tốt. Đáng quý hơn nữa là những cây tre không coi đó là một sự trở ngại của sự phát triển mà còn rất lạc quan vào sự sinh tồn của mình “Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều”, đây chỉ là sự lí giải chủ quan của nhà thơ về đặc tính sinh trưởng của cây tre mà còn hướng đến những phẩm chất cần cù, mạnh mẽ lạc quan của con người Việt Nam ta, chính sự siêng năng, cần cù ấy khiến cho con người vượt lên tất cả những khắc nghiệt của hoàn cảnh, của môi trường sống “Rễ siêng không ngại đất nghèo khó/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Rễ tre thường là dạng rễ chùm, phát triển nhiều nên nó trở thành biểu tượng của sự cần cù. Không những thế những cây tre này luôn yêu đời và tin tưởng vào cuộc sống:“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre không đứng khuất mình bóng râm”
Sống kiên cường, mạnh mẽ là thế nhưng những cây tre này không ỷ lại vào sức sống của mình, chúng luôn sống đoàn kết thành những khóm, những cụm. Và cũng chính sự quay quần, đoàn kết đó mà không có một sức mạnh nào của tự nhiên có thể quật ngã chúng, chúng luôn bao bọc, che chở cho nhau:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
Hoàn toàn là những đặc tính tự nhiên, đặc tính sinh học của những cây tre nhưng nhà thơ đã thể hiện nó một cách sống động, chân thực làm cho người đọc liên tưởng đến sự đoàn kết, che chở gắn bó keo sơn của con người Việt Nam, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử thì con người Việt Nam vẫn kiêu hãnh, hiên ngang, sống đoàn kết đã trở thành nguồn sức mạnh vô tận của tre cũng là của con người Việt Nam, đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao nên lũy nên thành tre ơi” ở đầu bài thơ, tre có thể gầy gộc, con người Việt Nam có thể trông yếu đuối, mỏng manh đấy nhưng họ có sức mạnh đoàn kết, có sức mạnh tinh thần, từ đó mà “Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.
“Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre dành cho con”
Đến những câu thơ này ta có thể thấy tre đã trở thành hóa thân của con người Việt Nam, gianh giới giữa tả người và tả vật đã nhạt nhòa, vì đọc đến câu thơ nào cũng gợi sự liên tưởng mạnh mẽ đến con người cũng như những phẩm chất tốt đẹp của con người, của dân tộc Việt Nam, đó chính là sự kiên cường, ngay thẳng dù chết cũng không chịu luồn cúi, không chịu mất nước “Nòi tre đâu chịu mọc cong”, và dù tính mạng không còn những thế hệ con cháu vẫn sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó “Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng”. Sức sống ấy, tinh thần ấy vẫn được kế thừa qua bao đời, thậm chí đời sau hơn đời trước “Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”, và trong cách nhìn của nhà thơ thì sự nối tiếp ấy là hiển nhiên, không có gì lạ lùng “ Tre già măng mọc có gì lạ đâu”
Như vậy, thông qua miêu tả hình ảnh của cây tre, nhà thơ Tú Mỡ đã lồng ghép hài hòa, thành công dáng vóc, phẩm chất kiên cường, ngay thẳng mạnh mẽ của con người Việt Nam vào đấy, có lẽ vì vậy mà tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam, chính là sự tương đồng, trùng hợp đến là ngỡ ngàng đấy.
Đề 3 :
Bức thư cuả thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.
Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:
... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.
Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ
Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.
Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.
Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:
Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.
Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có-âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.
Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.
Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”,coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”...
Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.
Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.
Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm...
Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .
Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.
Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.
Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.