Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) từ "tôi" trỏ : con cò , Thành
chức năng ngữ pháp : làm phụ ngữ , chủ ngữ
b) từ "ấy" trỏ : quan
nhờ : ngữ cảnh
c) từ " sao" đc sử dụng để hỏi về hoạt động
(a) nuôi dưỡng / phụng dưỡng
- Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.
- Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.
(b) đối xử / đối đãi
- Nó đối xử / đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.
(c) trọng đại, to lớn
- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với toàn dân tộc.
- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.
3.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình.
a)cảm xúc về vườn nhà
MB: - Giới thiệu khái quát về mảnh vườn.
- Tình cảm chung.
TB: - Hình khối, quang cảnh xung quanh và trong khu vườn.
- Các loài cây được trồng.
- Người chăm sóc, thời gian dành cho chăm sóc khu vườn.
- Màu sắc, âm thanh quanh và trong khu vườn.
- Nguồn lợi kinh tế, tinh thần.
KB: - Ấn tượng và tình cảm đối với khu vườn
b) cảm xúc về con vật nuôi
I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình
c) cảm xúc về người thân
a: Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
b: Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó.
- Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
- Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
c: Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
d) cảm xúc về mái trường thân yêu
MB: giới thiệu trường đag học và tình cảm chug vs ngôi trươg đó
TB: -cảm nghĩ về trường
- kỉ niệm, thày cô
-cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương
+ kiến thức mới lạ
+ nhữg bài học làm người
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong tương lai
kb: khẳng định lại tình cảm
Chúng ta chắc không ai là không biết tới câu nói nổi tiếng này của Lê-nin và sức ảnh hưởng của nó không bao giờ bị hạ nhiệt. Học là hành trình của con người tìm tới với văn minh và cả thôi thúc con người tìm hiểu về cả văn hóa hành trình đi tới tri thức của những con người cổ đại. Với con người thời gian là hữu hạn, 100 năm làm sao để có thể ôm trọn vốn tri thức loài người. Nhưng may thay, con người có chừng ấy năm để nhận ra rằng mình cần phải làm gì để thấy được thời gian là hữu hạn. Học hỏi là câu trả lời cho những bước đi của con người tới với tương lai và mở cả những kho tàng kiến thức ở trong quá khứ.
Người ta thường xuyên hiểu nhầm rằng học chính là quá trình học tập và tích lũy những bài học sách vở ở trên trường lớp, nỏ chỉ gói gọn trong sách lớp 1 tới lớp 12 nhưng không phải vậy. Những kiến thức mà chúng ta thấy được chỉ là một hạt cát bé li ti để chúng ta có những kiến thức căn bản của một người. Phần chìm còn lại là cả một hệ thống bất tận mà có khi chúng ta không bao giờ tưởng tượng được. Tôi đã đọc những cuốn sách của Dan Brown và tìm thấy sức hấp dẫn từ quyển sách chính là nền kiến thức khổng lồ về văn hóa đời sống lịch sử và cả những biểu tượng mà tác giả có được. Chính những nguồn tri thức ấy khiến cho độc giả không thể rời mắt tới từng chi tiết của trang sách mặc dù nó không bao giờ hết. Nguồn kiến thức mà ông khéo léo cho vào cuốn truyện của mình đã tiêm nhiễm một loại virus mà con người có thể bị nghiện, nghiện đọc nghiện tìm hiểu và nghiện đắm chìm vào tưởng tượng.
Những vốn tri thức mà con người hướng tới có thể rất đa dạng và để hiểu rõ và thỏa chí đam mê của mình con người chắc chắn phải dành thời gian cho việc học. Bắt đầu là từ sách vở, sau đó là từ chỉ dẫn của những người thầy và cả bạn bè. Việc học cũng dễ dàng hơn với sự trợ giúp của sách vở và thế giới thông tin phong phú. Con người ngày càng dễ dàng trao đổi với nhau hơn khi có sự tham gia của internet.
Học hỏi không chỉ dừng lại ở vốn kiến thức mà còn ở chỗ làm sao để thành một con người. Sống mà người ta chỉ chăm chăm vào những vỏ bọc thì rốt cục vỏ bọc ấy cũng bị phát hiện. Hãy chân thành và thẳng thắn đón nhận những điều tươi đẹp đang đến và học cách để làm người.
Việc học gắn với con người từ khi sinh ra, học ăn học nói học gói học mở chứ không phải từ khi con người biết chữ. Học cách học, học biết lắng nghe chia sẻ và hiểu được tiếng nói của tâm hồn mình cũng là điều quan trọng.
2. Nhưng phép so sánh ở bài “Công cha như núi ngất trời” là rất đặc sắc bởi “Công cha” “Nghĩa mẹ” là những ý trừu tường, được so sánh với các hình ảnh cụ thể “núi cao” “biển rộng”- là những vật mang tầm vũ trụ, là biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. NHững hình ảnh ấy được miêu tả bổ sung bằng những từ ngữ chỉ mức độ ước chừng nhưng vô cùng, vô hạn : “núi ngất trời” là núi rất cao, cao vút trời xanh, lẫn vào trong mù mịt mây trời. Biển “mênh mông” là biển rộng đến nỗi không đo đếm được. Một nét vẽ chiều đứng (cao), một nét vẽ chiều ngang (rộng), rất hài hòa cân xứng, tạo một không gian bát ngát, mênh mang, một bức tranh về vũ trụ to lớn, cao rộng không cùng. Đúng là chỉ có hình ảnh ấy mới diễn tả nổi công ơn cha mẹ. “Núi ngất trời” “biển mênh mông” không thể nào đo được cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính đếm được.
Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả (từ láy, điệp từ), kết hợp với giọng thơ lục bát ngọt ngào đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Và chính sự đặc sắc trong nghệ thuật dùng từ đã làm cho lời giáo huấn trong bài ca dao không còn khô khan mà trở nên truyền cảm, dễ đi vào lòng người.
Kể và tả về mẹ của em.
"Mẹ là dòng sữa ngọt ngào Là lời ru để con vào giấc mơ Mẹ là cả một vài thơ Là câu hát dịu ầu ơ ví dầu" Mẹ với tôi là một người mẹ hiền dịu, hết lòng vì con. Mẹ là người mang tôi tới thế giới này, nuôi dưỡng và dạy bảo tôi thành người.
Mẹ tôi năm nay ba mươi chín tuổi. Dáng người mẹ thon gọn tôn lên vẻ đẹp của một người phụ nữ mẫu mực, duyên dáng. Mẹ có nước da trắng đi kèm với ánh mắt tràn đầy yêu thương. Khuôn mặt trái xoan, nụ cười rạng rỡ. Mẹ có mái tóc màu đen, luôn được xõa ngang vai . Nếu có ai đó hỏi tôi rằng " cháu thích gì ở mẹ nhất " thì tôi sẽ không ngần ngại mà mà nói rằng " cháu thích nhất là đôi bàn tay của mẹ " đôi bàn tây ấy nuôi nấng tôi thành người. Chăm sóc , và dạy bảo tôi.
Mẹ tôi là một giáo viên dạy cấp II, hằng ngày mẹ dậy lúc 6h sáng để chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, mỗi bữa ăn mẹ gửi gắn vào đó một chút tình cảm. Mẹ tôi ăn mặc giản dị, mỗi ngày đến trường là một bộ áo dài thướt tha, tuy bộ trang phục ấy rất giản dị nhưng nó lại đem đậm chất người con gái VN ngày xưa. Đến lớp mẹ dạy các anh chị như con của mình, có bài nào khó mẹ ân cần chỉ dạy. Mỗi lời giảng của mẹ đưa theo từng những lời nói, những trang sách.
Mỗi buổi tối mẹ dành ra 30 phút để dạy tôi học, có bài khó mẹ nhẹ nhàng chỉ cho tôi. Sau đó ,mẹ quay trở lại bên những trang giáo án. Khi tôi ốm, mẹ thức đêm chăm sóc tôi. Nửa đêm tôi thức dậy thấy mẹ ngủ gục bên cạnh mình, tôi vội lấy chăn đắp cho mẹ lúc đó tôi thấy khóe mắt mình cay cay và thương mẹ vô cùng. Mẹ tôi lúc đó vội tỉnh dậy và hỏi tôi đỡ chưa, tôi mỉm cười vào ôm trầm lấy mẹ. " Mẹ ơi, con đỡ rồi" nước mắt lúc đấy cứ vậy tuân ra. Mẹ tôi nghiêm khắc lắm, nhưng bên trong sự nghiêm khắc ấy là tình yêu thương mẹ dành cho tôi.
Công việc của mẹ rất bận nhưng mọi công việc trong gia đình. Mẹ đều lo toan một cách chu toàn. Mẹ là một người sống khiêm tốn, thật thà. Con người mẹ luôn được bộc lộ trên gương mặt mỗi khi mẹ buồn hay vui. Mẹ vì tôi mà đánh mất tuổi xuân của mình, mẹ để tuổi xuân ấy để dạy tôi, nuôi tôi trưởng thành. Mẹ mong tôi trở thành một người biết tự lập mỗi khi không có mẹ.
Tôi thương mẹ và cũng yêu mẹ vô cùng, tôi sẽ không bao giờ nói " Con yêu mẹ " bằng miệng mà tôi sẽ thực hiện nó bằng hành động của mình. Cả đời này con mẹ hai chữ " cảm ơn ".
BẠn tham khảo bài này nhé! Mình kết hợp kể và tả. Chúc bạn học tốt!
Từ thật thà là tính từ:
a)Chị Loan rất thật thà. ==> Thật thà là vị ngữ
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến ==> Thật thà là định ngữ
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe. ==> Thật thà là bổ ngữ
Chúc bạn học tốt! Anh Huy :)
Từ "thật thà" trong các câu là tính từ .
a)Chị Loan rất thật thà.=> Từ thật thà là vị ngữ
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến. => Từ thật thà là định ngữ
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.=> Từ thật thà là bổ ngữ
a)Từ đồngn nghĩa là:
-bảo và nhủ
-trông và mong
-không và đừng
b)-Bảo và nhủ:nhắc nhở ngườ khác làm 1 việc gì đó
-Trông và mong:cảm giác trông ngóng,đợi chờ
-Không và đừng :chỉ ý phủ định
a) Từ đồng nghĩa là :
- bảo và nhủ
- trông và mong
- không và đừng
b) - Bảo và nhủ : nhắc nhở người khác làm một việc gì đó
- Trông và mong : cảm giác trông ngóng đợi chờ
- Không và đừng : chỉ ý phủ định
Trong những câu tục ngữ ca dao sâu câu nào mang màu sắc địa phương? Vì sao ?
- Hoc ăn, học nói, học gói, học mở
- Chim có tổ, người có tông ==> Đây là câu mang màu sắc địa phương
- Bánh cuốn thanh trì bánh mì quán Gánh ==> mang sắc màu địa phương
- Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
- Vì 2 câu này nói đến đặc sắc của địa phương, mang màu sắc của nơi mình sống.
Trong những câu tục ngữ ca dao sâu câu nào mang màu sắc địa phương? Vì sao ?
- Hoc ăn, học nói, học gói, học mở
- Chim có tổ, người có tông
- Bánh cuốn thanh trì bánh mì quán Gánh
- Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
=> Câu in đậm mang màu sắc địa phương vì nó đề cập đến phong tục, đặc điểm,... của một địa phương nhất định(Thanh Trì)
I. Lý Thuyết
Câu 1: Từ ghép chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? Nêu ví dụ minh họa .
+ Từ ghép chính phụ: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
VD : máy ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy khâu, máy nổ; cá mè, cá chép, cá thu, cá chim, ...
+ Từ ghép đẳng lập: Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.
VD : đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, buồn vui, ...
Câu 2 : Phân loại từ láy. Ví dụ minh họa .
+ Từ láy toàn bộ: xa xa, xanh xanh, xinh xinh, hây hây, bầu bầu, gật gật, lắc lắc; tim tím, vàng vàng, trăng trắng,...
+ Từ láy phụ âm đầu: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, đần độn, run rẩy, gọn gàng, trắng trẻo, hồng hào, ...
+ Từ láy vần: lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ, luống cuống, co ro, lơ thơ, lòa xòa, lẫm chẫm, ...
Câu 3 : Đại từ là gì? Phân loại đại từ .
+ Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tao, tớ, mình; chúng tôi, ...
+ Đại từ để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.
+ Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế.
+ Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi,..
+ Đại từ để hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy,...
+ Đại từ để hỏi về họat động, tính chất: sao, thế nào,...
Câu 4 : Quan hệ từ là gì? Nêu cách dùng và cách chữa lỗi sau khi dùng quan hệ từ .
Quan hệ từ
Về ý nghĩa | Biểu thị ý nghĩa quan hệ (như: sở hữu, so sánh, nhân quả, đối lập, tăng tiến, đẳng lập...) | |
Về chức năng | Nối kết các thành phần của cụm từ, của câu; nối kết các câu trong đoạn văn |
Câu 5 : Khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và cho ví dụ mỗi loại .
+ Từ đồng nghĩa : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD : bé - nhỏ ; to - lớn ; ...........
+ Từ trái nghĩa : Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
VD : thắng - thua : đen - đỏ ; sáng - tối ,....
+ Từ đồng âm : Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.
VD : ruồi đậu mâm xôi đậu ,..........
I. Lý Thuyết
Câu 1: Từ ghép chia làm 2 loại:
Có 2 loại từ ghép :
+) Từ ghép chính phụ
VD: Xanh ngắt, xanh lơ , đỏ rực, ....
+) Từ ghép đẳng lập
VD: Cây cỏ, ẩm ướt,...
Câu 2: Phân loại từ láy + VD:
+) Láy toàn bộ: Đăm đăm ..v..v.
+) Láy bộ phận (Phụ âm đầu): Mếu máo ..v..
+) Láy phần vần: Liêu xiêu ...v...v
Câu 3: Đại từ: Là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
VD:
- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : Tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…
- Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : Mày, cậu, các cậu, …
- Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : Họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,…
Câu 4: Quan hệ từ: Là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc,nhưng, mà, thì, của, bằng, như, để ...
Thường mắc lỗi về:
+) Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
+) Lỗi thừa quan hệ từ
+) Lỗi thiếu quan hệ từ
+) Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Câu 5: Khái niệm từ đồng nghĩa:
+) Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.
+) Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic
+) Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
Câu 1: Tìm từ láy, từ ghép trong các câu sau
a) Tôi mếu máo trả lời và đứng chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ, liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
b) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng.
+) Từ ghép: In đậm
+) Từ láy: In nghiêng
+) Từ ghép + láy: Đậm + nghiêng
Câu 2: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu văn sau và chữa lại:
a) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.
=> Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. (Không biết sửa '-')
b) Em tôi thích môn Tiếng Anh và tôi không thích.
=> Thiếu quan hệ từ. Sửa:
- Em tôi thích môn Tiếng Anh nhưng tôi thì không thích nó lắm
c) Tuy gương có tan xương nát thịt thì vẫn còn nguyên tấm lòng ngay thẳng.
=> (Không cần sửa, chắc đúng ròi '-' )
Câu 3: Xác định từ đồng âm, từ đồng nghĩa trong các câu sau :
a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
=> Đồng nghĩa
b) Ba em bắt được con ba ba
=> Đồng âm khác nghĩa
c) Mẹ tôi gánh một gánh lúa ra đồng
=> Đồng âm khác nghĩa
d) Năm nay bố tôi đã ngoài năm mươi tuổi
=> Không có
Câu 4: Viết một đoạn văn ( 7-9 câu ) về một mùa trong năm. Có sử dụng quan hệ từ và từ trái nghĩa:
Xuân! Xuân đến thật rồi. Tôi thấy mọi người, cảnh vật dường như năng động hơn chàn đầy sức sống hơn sau một mùa đông lạnh giá, buồn tẻ, cảnh vật thiên nhiên bỗng vui tươi rực rỡ hơn, cây hoa đâm chồi nảy lộc, và không khí nhà nhà người người đi sắm tết, dọn dẹp nhà cửa, nhà nào cũng mở nhạc vui vẻ với không khí gia đình đầm ấm... Trong vườn, cây cối đã bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.
a. Học sinh phải có trách nhiệm học tập
b. Trông nó ăn mặc thật ngứa mắt
c. Lòng mẹ mênh mông như biển cả
d. Học tập chăm chỉ sẽ đạt hậu quả cao
Chúc bn học tốt!
Câu a là nhiệm vụ nha bạn