Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.
VD : -Nước đi hay đấy.
-Nước lọc uống ngon quá.
Câu 2 : Có 2 loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập
+Chính phụ :Nhà máy , xe hơi.
+Đẳng lập :lâu đời , đầu đuôi , ẩm ướt, nhà cửa.
Câu 3 :
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu
-Bạn học lớp 7A và 7B ?
=>Bạn học lớp 7A hay lớp 7B
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
=>Tuy nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
Câu 4 :
Giàu - nghèo
Bạn Minh nhà giàu hơn nhà bạn Hà.
Câu 5 : Từ in đậm đâu em ?
Câu 6 :Từ láy : mảnh mai , dịu dàng ,thoăn thoắt.
Câu 7 : Thiếu nhi.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ?
câu 8 :B
hic hic tối qua đang làm dở nhớ ra sắp thi nên bỏ dở :V giờ làm tiếp nah
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:
Đem con bỏ chợ
Nồi da nấu thịt
Rán sành ra mỡ
Một mất mười ngờ
Chó cắn áo rách
Tiễn thoái lưỡng nan
Thắt lưng buộc bụng
Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
=> đúng
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương
Câu ''Chó treo , mèo đậy'' không phải thành ngữ
1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy:
là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa
Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu
– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…
-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh
– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được
Đại từ:
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
2)
Hán Việt:
Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.
Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )
Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
a/Từ có hai tiếng có nghĩa
b/Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
c/Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
d/Từ đượctạo ra từ một tiếng có nghĩa
Câu 2: Từ láy là gì?
a/Từ có nhiều tiếng có nghĩa
b/ Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu
c/ Từ có các tiếng giống nhau về phần vần
d/ Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
Câu 3: Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?
a/ xinh xắn b/ gần gũi * c/đông đủ d/ dễ dàng
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
a/ mạnh mẽ b/ ấm áp c/ mong manh d/thăm thẳm
Câu 5 : Câu văn : « Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn
thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá ». ( Khánh Hoài- Cuộc chia tay của
những con búp bê ) có :
a/ hai từ láy b/ ba từ láy c/ bốn từ láy d/ năm từ láy
Câu 6 : Câu văn : « Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn
theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe » ( Khánh Hoài- Cuộc
chia tay của những con búp bê ) có :
a/ một từ láy b/ hai từ láy c/ ba từ láy d/ bốn từ láy
Câu 7: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như
“Gió dập sóng dồi”?
a/ lên thác xuống ghềnh b/ Nước non lận đận c/Nhà rách vách nát d/ Gió táp mưa sa
Câu 8: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
a/ai b/ trúc c/ mai d/ nhớ
Câu 9:Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
a/Anh Nam là con trai của bác tôi,là Anh. b/ Người là Cha, là Bác ,là Anh.
c/Bác biết rằng cháu rất chăm học. d/ Bác ngồi đó lớn mênh mông
Câu 10: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
a/chủ ngữ b/Vị ngữ c/ Định ngữ d/ bổ ngữ
Câu 11: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?
a/Ngôi thứ hai b/Ngôi thứ ba số ít c/ Ngôi thứ nhất số nhiều d/ Ngôi thứ nhất số ít
Câu 12: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?
a/Ở đâu b/Khi nào c/ Nơi đâu d/ Chỗ nào
Câu 13: Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “ sơn hà”?
a/ giang sơn b/ sông núi c/ nước non D/sơn thủy
Câu 14: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
*a/thiên lí b/ thiên thư c/thiên hạ d/thiên thanh
Câu 15: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “ gia đình”
a/gia vị b/gia tăng c/ gia sản d/ tham gia
Câu 16: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
a/xã tắc b/quốc kì c/ sơn thủy d/ giang sơn
Câu 17: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”?
a/ Cơm niêu nước lọ b/ Lên thác xuống ghềnh c/ Nhà rách vách nát d/ Cơm thừa canh cặn
Câu 18: Thế nào là quan hệ từ?
a/ Là từ chỉ người và vật; b/Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu
c/ Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật ; d/ Là từ mang ý nghĩa tình thái
Từ láy: mếu máo, liu xiu.
Từ ghép: chôn chân, cái bóng, bé nhỏ.
a) Tìm những từ láy trong các câu văn sau và cho biết : Các từ láy giống và khác nhau thế nào về đặc điểm âm thanh giữa các tiếng ?
- Em cắn chặt môi im lặng,mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường,từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch.
- Tôi mếu máo trả lời rồi đứng như chôn chân xuống đất,nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
b)
+ Đăm đăm: láy toàn phần( giống hoàn toàn)
+ Mếu máo: láy một phần( láy vần, thanh)
+ Liêu xiêu: láy một phần( láy vần, thanh)
I. Lý Thuyết
Câu 1: Từ ghép chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? Nêu ví dụ minh họa .
+ Từ ghép chính phụ: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
VD : máy ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy khâu, máy nổ; cá mè, cá chép, cá thu, cá chim, ...
+ Từ ghép đẳng lập: Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.
VD : đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, buồn vui, ...
Câu 2 : Phân loại từ láy. Ví dụ minh họa .
+ Từ láy toàn bộ: xa xa, xanh xanh, xinh xinh, hây hây, bầu bầu, gật gật, lắc lắc; tim tím, vàng vàng, trăng trắng,...
+ Từ láy phụ âm đầu: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, đần độn, run rẩy, gọn gàng, trắng trẻo, hồng hào, ...
+ Từ láy vần: lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ, luống cuống, co ro, lơ thơ, lòa xòa, lẫm chẫm, ...
Câu 3 : Đại từ là gì? Phân loại đại từ .
+ Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tao, tớ, mình; chúng tôi, ...
+ Đại từ để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.
+ Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế.
+ Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi,..
+ Đại từ để hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy,...
+ Đại từ để hỏi về họat động, tính chất: sao, thế nào,...
Câu 4 : Quan hệ từ là gì? Nêu cách dùng và cách chữa lỗi sau khi dùng quan hệ từ .
Quan hệ từ
Câu 5 : Khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và cho ví dụ mỗi loại .
+ Từ đồng nghĩa : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD : bé - nhỏ ; to - lớn ; ...........
+ Từ trái nghĩa : Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
VD : thắng - thua : đen - đỏ ; sáng - tối ,....
+ Từ đồng âm : Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.
VD : ruồi đậu mâm xôi đậu ,..........
I. Lý Thuyết
Câu 1: Từ ghép chia làm 2 loại:
Có 2 loại từ ghép :
+) Từ ghép chính phụ
VD: Xanh ngắt, xanh lơ , đỏ rực, ....
+) Từ ghép đẳng lập
VD: Cây cỏ, ẩm ướt,...
Câu 2: Phân loại từ láy + VD:
+) Láy toàn bộ: Đăm đăm ..v..v.
+) Láy bộ phận (Phụ âm đầu): Mếu máo ..v..
+) Láy phần vần: Liêu xiêu ...v...v
Câu 3: Đại từ: Là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
VD:
- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : Tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…
- Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : Mày, cậu, các cậu, …
- Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : Họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,…
Câu 4: Quan hệ từ: Là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau : và, với, hay, hoặc,nhưng, mà, thì, của, bằng, như, để ...
Thường mắc lỗi về:
+) Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
+) Lỗi thừa quan hệ từ
+) Lỗi thiếu quan hệ từ
+) Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Câu 5: Khái niệm từ đồng nghĩa:
+) Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.
+) Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic
+) Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
Câu 1: Tìm từ láy, từ ghép trong các câu sau
a) Tôi mếu máo trả lời và đứng chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ, liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
b) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng.
+) Từ ghép: In đậm
+) Từ láy: In nghiêng
+) Từ ghép + láy: Đậm + nghiêng
Câu 2: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu văn sau và chữa lại:
a) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập.
=> Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. (Không biết sửa '-')
b) Em tôi thích môn Tiếng Anh và tôi không thích.
=> Thiếu quan hệ từ. Sửa:
- Em tôi thích môn Tiếng Anh nhưng tôi thì không thích nó lắm
c) Tuy gương có tan xương nát thịt thì vẫn còn nguyên tấm lòng ngay thẳng.
=> (Không cần sửa, chắc đúng ròi '-' )
Câu 3: Xác định từ đồng âm, từ đồng nghĩa trong các câu sau :
a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
=> Đồng nghĩa
b) Ba em bắt được con ba ba
=> Đồng âm khác nghĩa
c) Mẹ tôi gánh một gánh lúa ra đồng
=> Đồng âm khác nghĩa
d) Năm nay bố tôi đã ngoài năm mươi tuổi
=> Không có
Câu 4: Viết một đoạn văn ( 7-9 câu ) về một mùa trong năm. Có sử dụng quan hệ từ và từ trái nghĩa:
Xuân! Xuân đến thật rồi. Tôi thấy mọi người, cảnh vật dường như năng động hơn chàn đầy sức sống hơn sau một mùa đông lạnh giá, buồn tẻ, cảnh vật thiên nhiên bỗng vui tươi rực rỡ hơn, cây hoa đâm chồi nảy lộc, và không khí nhà nhà người người đi sắm tết, dọn dẹp nhà cửa, nhà nào cũng mở nhạc vui vẻ với không khí gia đình đầm ấm... Trong vườn, cây cối đã bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.