K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2018

Một số câu ca dao thể hiện sự linh hoạt của thể thơ lục bát:

   Thương nhau mấy núi cũng trèo

      Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

   Dẫu rằng da trắng tóc mây

      Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa

   Vợ ta dù có quê mùa

      Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng.

Thơ lục bát linh hoạt trong Truyện Kiều:

   Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

   Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

   Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

   Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

   Thể thơ lục bát giúp có khả năng phong phú trong việc diễn đạt tâm trạng và kể chuyện, thuật việc.

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.”(Trích Truyện Kiều)Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử...
Đọc tiếp

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận cho em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ

1
25 tháng 10 2021

HEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEHEEEEEEEE

28 tháng 3 2019

Học sinh học thuộc đoạn trích, chép lại đúng những câu thơ miêu tả về nhân vật Mã Giám Sinh.

7 tháng 10 2024

“Chị em Thúy Kiều” được trích từ tác phẩm truyện Kiều, đây được xem là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích nói về hai chị em Vân và Kiều, cùng những nét đẹp mà họ sở hữu. Thúy Kiều có cái đẹp nổi trội hơn Thúy Vân, tuy nhiên, Vân vẫn đẹp tựa cành hoa. Hai chị em tuy nhiên cuộc đời của họ lại khác nhau, thân phận Thúy Kiều éo le. Thúy Vân may mắn hơn, được sống một cuộc sống êm đẹp, bình yên, không quá nhiều sóng gió. Vân và Kiều là con gái đầu lòng trong một gia đình, “tố nga” chỉ người con gái đẹp ngày xưa. Cô chị là Thúy Kiều, Thúy Vân là em, cả hai người đều đẹp tinh khôi. Nàng vừa đẹp cả hình thức bên ngoài lẫn nét đẹp tâm hồn, là một người con gái hoàn hảo. Thông thường, nhiều người quan niệm, người con gái đẹp sẽ có mệnh khổ, cuộc đời gặp nhiều sóng gió. Tuy nhiên, đối với Vân thì khác, nàng sở hữu nét đẹp trong trẻo, sống một cuộc sống yên ổn.

Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước Thúy Kiều. Sử dụng hình ảnh như “mai”, “tuyết”, thể hiện vẻ đẹp tự nhiên, hoàn mỹ. Tác giả dùng nghệ thuật ước lệ, làm nổi bật vẻ đẹp thanh tao, trong trắng như tuyết của nhân vật. Vân và Kiều đều đẹp, tuy nhiên “mỗi người một vẻ” khác nhau. Nét đẹp của Thúy Vân được tác giả so sánh ngang bằng với hoa, tuyết, ngọc. 

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Thúy Vân sở hữu nét sang trọng, thanh cao, quý phái. Khuôn mặt nàng tròn trĩnh, ngời sáng tựa vầng trăng trên cao. Chân mày Thúy Vân nở nang, đậm nét, làm điểm nhấn chung cho cả khuôn mặt. Nàng có nụ cười tươi như hoa, lung linh, tươi mát như ánh nắng. Mỗi khi nàng cất giọng nói, người nghe cảm giác êm ái, ngọt ngào, trong trẻo vô cùng. Nét đẹp của Thúy Vân đẹp hơn cả chuẩn mực tự nhiên, “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Chắc hẳn tương lai phía trước của nàng sẽ có cuộc sống tươi đẹp, yên ổn hơn.

Thông qua miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, ta thấy nàng là người đẹp hoàn hảo. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, khắc hoa hình ảnh Thúy Vân thật rạng ngời. Vẻ đẹp của nàng được tác giả lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, hơn những gì tự nhiên. Với phép nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, miêu tả hết trọn nét đẹp của Vân và Kiều. Hình ảnh Thúy Vân hiện lên thật sinh động, chân thực, trong tác phẩm “truyện kiều”. Nàng xinh đẹp đến mức làm cho bất kỳ ai cũng xao xuyến, mến yêu.

Thúy Vân sở hữu vẻ đẹp ưa nhìn, đôi mắt đen tuyền ngây thơ, càng nhìn kỹ càng mê đắm. Khi phân tích nét đẹp của Thúy Vân chúng ta thấy nàng không hề vướng bẩn của xã hội phong kiến xưa. Cái đẹp của Thúy Vân là cái đẹp tuyệt sắc giai nhân. Quả thực, cuộc đời về sau của Vân êm ả, không sóng gió, gian truân như Thúy Kiều.

Vẻ đẹp của Thúy Vân cho chúng ta thấy rõ được cô là một người con gái xinh đẹp, trong sáng. Đoạn trích “chị em Thúy Kiều” khắc họa rõ hình ảnh đẹp mỹ miều của Vân và Kiều. Bằng sự sáng tạo, bút pháp điêu luyện, tác giả đã miêu tả thành công hình ảnh Thúy Vân. Qua đó, Nguyễn Du muốn đề cao giá trị con người, ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên, tài năng thiên bẩm.

Cre: minhhang 

FQA

30 tháng 10 2024

có vẻ hơi dài đối với mình làm á bạn

 

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:

“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thở thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm rãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.

Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:

Tà tà bóng ngả về Tây”

“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.

Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:

Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khuâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.

Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.

Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.

Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:

“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”

Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.

Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đặt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hưởng nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.

Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.

Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.

24 tháng 10 2018

“ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba. Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá. Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

Cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân

24 tháng 10 2018

Bạn có thể làm cho tớ cũng đề như thế nhưng là 1 bài văn ngắn được không ạ?

14 tháng 10 2021

Nằm ở phần 1: Gặp gỡ và đính ước (Truyện Kiều - Ngiuyễn Du). Có 23 câu thơ (từ câu 15 - câu 38). Từ Kiều càng sắc sảo mặn mà.....Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (còn lại tự chép). Qua những câu thơ trên, ta có thể thấy vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của Kiều khiến tạo hóa cũng phải ghen ghét, tài hoa trí tuệ thiên bẩm đủ mùi, tâm hồn đa sầu đa cảm. Tất cả những điều trên đã dự báo trước định mệnh nghiệt ngã và số phận sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh vì bởi "Chứ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".

14 tháng 10 2021

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Đoạn trích gồm 24 câu thơ

Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
 Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.

Tham khảo:

Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật Thúy Kiều: Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh.

. ĐỀ TUẦN 5Khi khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:      “Làn thu thuỷ, nét xuân sơnHoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh      Một hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một, tài đành họa hai.”(Truyện Kiều - Nguyễn Du)Câu 1: Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Em hiểu thành ngữ đó như thế nào?Câu 2: Từ “hờn” trong câu thơ thứ hai bị một bạn chép nhầm...
Đọc tiếp

. ĐỀ TUẦN 5
Khi khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
      “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
      Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 1: Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Em hiểu thành ngữ đó như thế nào?
Câu 2: Từ “hờn” trong câu thơ thứ hai bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Việc chép nhầm như thế có ảnh hường đến nội dung của đoạn thơ không? Vì sao?
Câu 3: Qua đoạn thơ trên, kết hợp với sự hiểu biết về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, hãy viết đoạn văn theo phép lập luận Tổng - Phân - Hợp khoảng 14 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều, trong đoạn trích có sử dụng ít nhất một câu cảm thán và một quan hệ từ.
GỢI Ý : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều:
- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng bút pháp nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ thiên gợi, tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
- Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. 
- Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ”: Làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” - nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
- “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” : vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, báo hiệu lành ít, dữ nhiều.

0