Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
KHAM KHẢO:
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
(lễ hội cá ông- nguồn google hình ảnh)
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ôn. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về phong tục cổ truyền ngày Tết
2. Thân bài
- Phong tục cổ truyền trong ngày Tết của Việt Nam:
+ Tết Nguyên Đán là gì?
+ Phong tục cổ truyền là gì?
- Một số phong tục cổ truyền trong ngày Tết:
+ Gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, lau dọn nhà cửa.
+ Cúng ông Công ông Táo, làm tất niên, cúng giao thừa.
+ Xông đất, chúc tết, lì xì.
- Ý nghĩa việc duy trì phong tục cổ truyền ngày Tết
+ Giữ gìn nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về phong tục cổ truyền ngày Tết.
Lễ hội là tín ngưỡng văn hoá của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tồ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:
Dù ai buôn đâu, bán đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.
Hội Dâu được tổ chức vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế ki XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngàv mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấn no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.
Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hoá đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hoá ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hoá ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hoá dân tộc vào những ngày đầu xuân.
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về phong tục cổ truyền ngày Tết
2. Thân bài
- Phong tục cổ truyền trong ngày Tết của Việt Nam:
+ Tết Nguyên Đán là gì?
+ Phong tục cổ truyền là gì?
- Một số phong tục cổ truyền trong ngày Tết:
+ Gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, lau dọn nhà cửa.
+ Cúng ông Công ông Táo, làm tất niên, cúng giao thừa.
+ Xông đất, chúc tết, lì xì.
- Ý nghĩa việc duy trì phong tục cổ truyền ngày Tết
+ Giữ gìn nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về phong tục cổ truyền ngày Tết.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật kiệt xuất. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao Khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Ông là “ khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của ông là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc”. Ông là một người đa tài,ông không những là một nhà chính trị, nhà quân sự , nhà ngoại giao thiên tài đã góp công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn là một tác gia xuất sắc với nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian.
Nguyễn Trãi (1380–1442) hiệu là Ức Trai . Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và yêu nước. Cha ông là 1 học trò nghèo đỗ Thái học sinh - Nguyễn Phi Khanh. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã phải chịu nhiều bi kịch.
Năm ông lên 5 tuổi đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Sau đó không lâu, ông ngoại cũng qua đời. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê. Cuộc đời của ông là một chuỗi những gian nan, thử thách.
Năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Năm 1406, nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc. Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước.
Ông vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi . Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh - Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người".
Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.
Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo".
Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi) . Năm 1442, án oan “Lệ chi viên” đột ngột đổ xuống hãm hại ông. Ông và gia đình phải chịu tội chu di tam tộc bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước ,tìm con cháu còn sót lại và bổ nhiệm làm quan.
Ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị : về quân sự và chính trị có “Quân trung từ mệnh tập” gồm những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành.
"Bình ngô đại cáo " là áng " thiên cổ hùng văn " trong lịch sử , tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà ... Về lục sử có " Lam Sơn thực lục " là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và " Dư địa chí " viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ.Về văn học, Nguyễn Trải có " Ức trai thi tập”, “Quốc Âm thi tập"
"Quốc Âm thi tập" được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt .Ông là người đứng đầu trong sự nghiệp khởi nghĩa dòng thơ Nôm trong hàng nghìn , vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời.
Ngoài ra thơ văn của ông còn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa , triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên , nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước , thương dân.Yêu nước gắn với thương dân, ciệc nhân nghĩa nhằm làm cho nhân dân được sống yên ổn - đó là tư tưởng chủ đạo suốt đời của Nguyễn Trãi.Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những triết lí thế sự sâu sắc mà giản dị ,những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Và trong thơ của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên , đối với ông thiên nhiên là bầu bạn , là gia đình ruột thịt.
Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc , ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu ,biểu , lục , ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một thế giới thẩm mĩ phong phú , vừa trữ tình , trí tuệ, vừa hào hùng , lãng mạn . Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong , để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài nhất .Đó là những bài thơ giàu trì tuệ , sâu sắc , thấm dẫm trỉ nghiệm về cuộc đời , được việt bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng , đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm , ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật.Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ , trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.
Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông chẳng những góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân , gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo". Thời gian có thể phủ rêu lên tất cả nhưng ánh sao khuê ấy vẫn sẽ mãi soi rọi đến các thế hệ mai sau. Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi sẽ mãi là niềm tự hào của nước Việt.
( P/S: Bài mình lấy trên mạng thôi, bạn tham khảo nhé ! )
Nói đến kiến trúc của đền Sóc phải kể tới 4 ngôi đền nằm ẩn mình dưới chân núi Vệ Linh. Từ ngoài cổng bước vào là đền Trình, tiếp đến là đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng. Ngoài ra, trên đỉnh núi Vệ Linh còn có nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm. Nếu các nhà bia thường gặp trong đình chùa thường quét vôi thì nhà bia này được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến. Phần thân nhà vững chãi gắn liền với đỉnh hình chóp nón, trông tựa như một chiếc mũ sắt của Đức Thánh Gióng năm xưa. Vì mỗi công trình không nằm gần nhau nên du khách phải đi qua những hàng cây, tán lá cổ thụ mới thấy được hình dáng của ngôi đền hoặc chùa tiếp theo.
Đền Trình mở đầu cho một thế giới linh thiêng bằng những gốc đa xù xì, với những pho tượng cổ và thoang thoảng mùi hương. Đặc biệt trên gác đền có viền tường chạy theo hình bậc thang, lượn sóng với những họa tiết cầu kỳ, đẹp mắt. Đi mấy bước qua con đường lát gạch hai bên là chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ có lối kiến trúc độc đáo từ mái vòm uốn cong hai đầu, đến những cánh cửa còn nguyên màu sơn son. Bên trong đền được trang trí bởi hoành phi, câu đối đẹp lộng lẫy và uy nghiêm. Đối diện với chùa Đại Bi là đền Mẫu thanh tịnh, nghi ngút khói hương. Phía sau bức tường đền được phủ bởi những lớp đá cuội lồi lõm, gợi cảm giác huyền bí, cổ xưa.
Tâm điểm của cụm di tích này là Đền Sóc (còn gọi là Đền Thượng), nơi thờ đức Thánh Gióng. Đền Sóc nằm trong một vùng rừng núi bao la, bốn mùa cây cối xanh tươi với những khóm tre ngà vàng óng, tương truyền được người tráng sỹ xưa kia dùng làm vũ khí đánh đuổi kẻ thù. Đền được xây dựng từ năm 980, thời Tiền Lê (980 - 1009) đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu, lần gần nhất diễn ra năm 1992 nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc, quy mô, vị trí của các công trình. Đền Sóc có quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Bên ngoài ngôi đền gồm 5 gian hai chái, phía trong là hậu cung. Ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, tạo ra sự linh thiêng nơi thờ cúng thần linh. Trong đền còn có đôi ngựa gỗ tượng trưng cho ngựa sắt năm xưa Đức Thánh cưỡi để dẹp giặc Ân.
Đến Đền Sóc, du khách còn có thể tham quan tượng Thánh Gióng. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, nặng 85 tấn, vươn chéo lên trời với độ dài 16m, đặt trên đỉnh núi Đá Chồng - đỉnh cao nhất của khu di tích, nơi cậu bé Gióng đã cởi giáp, vẫy chào quê hương, thăng thiên hoá thánh.
Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ không hề biến mất.
Tiễn ông Công, ông Táo về trời. Theo tâm linh của người Việt, có 3 vị thần cai quản việc bếp núc hay còn gọi là 3 ông đầu rau cai quản mọi chuyện trong nhà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta có lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng biết chuyện làm ăn của gia đình trong năm đó. Chạp ông Công, ông Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu cho một cái Tết đã đến thật gần.
Ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Táo, nhà nhà đều phải chuẩn bị lễ vật như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy, cá chép còn sống với qua niệm rằng cá chép sẽ vượt vũ môn, hóa thành rồng để đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời. Tiễn ông Táo đi hôm 23, đến ngày 29 hoặc 30 Tết người ta cũng không quên mời ông Táo về trước Giao thừa, để ông lại tiếp tục công việc cai quản công việc trong nhà.
Phong tục đoàn viên, sum họp trong dịp Tết. Ngày thường mải miết làm ăn, các thành viên trong gia đình thường không có mặt đông đủ. Chỉ có riêng dịp Tết cả gia đình mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.
Tết là sự trở về, Tết là sum họp, Tết là đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, có ở trong nước hay ngoài nước thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, anh em mình. Trở về để thấy mình không bị bơ vơ, lạc lõng giữa những tấp nập của dòng đời. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước phải nhớ nguồn của dân tộc.
Phong tục gói bánh chưng, bánh Tét
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng, vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng chẳng khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.
Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, lạt giang… Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.
Bên nồi bánh chưng đang đỏ lửa, ông bà cha mẹ kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giày dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.
Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu,… Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.
Tục xông đất (hay xông nhà). Theo quan niệm dân gian của người Việt, một năm mới bắt đầu từ mồng Một Tết, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế mà người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng.
Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” với gia chủ hoặc là người có tính tình cởi mở, vui vẻ, rộng rãi, làm ăn phát đạt để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.
Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm. Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi các cụ cao niên và con trẻ. Người ta chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…
Xuất hành, du xuân đầu năm.
Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Người ta thường xem sách vở, học những kinh nghiệm dân gian rồi xem sách lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.
Sau những giây phút đoàn tụ ấm cúng bên gia đình, dịp Tết người ta thường xuất hành đi lễ chùa, đi tới những danh lam thắng cảnh để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới.
Khắp ba miền Bắc Trung Nam ở nước ta, đâu đâu cũng có những di tích, những đền, đài, chùa miếu, những danh lam thắng cảnh để du xuân. Đến đó, người ta thường cầu mong cho gia đình yên ấm, được dồi dào sức khỏe, năm mới làm ăn phát đạt, thành công.
Ngày nay, những chuyến du xuân xa hơn, nhiều hơn và phổ biến hơn khi biến thành những chuyến du lịch trong và ngoài nước. Người ta không chỉ đi đến những thắng cảnh, di tích ở quê hương mình mà còn đến những vùng đất mới để tham gia những lễ hội, khám phá nét đẹp trong phong tục tập quán và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên…
Trải qua ngàn đời, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để phong tục Việt được lưu truyền cho tới mãi mai sau.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Còn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.
Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền
Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.
Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.
Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Lịch là một hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày. Các tên gọi này được biết đến như là tên của ngày tháng cụ thể nào đó trong từng loại lịch (ví dụ ngày 19 tháng Hai năm 2005). Các ngày tháng cụ thể có thể dựa trên sự chuyển động thấy được của các thiên thể. Lịch cũng là một thiết bị vật lý (thông thường là trên giấy) để minh họa cho hệ thống (ví dụ- lịch để bàn) – và đây cũng là cách hiểu thông dụng nhất của từ lịch.
Như là một tập hợp con, 'lịch' được sử dụng để biểu thị danh sách của một tập hợp cụ thể nào đó của các sự kiện đã được lập kế hoạch (ví dụ, lịch xét xử).
Các loại lịch được sử dụng hiện nay trên Trái Đất phần lớn là dương lịch, âm lịch, âm dương lịch hay lịch tùy ý.
Đã từng có một vài loại lịch có lẽ được đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh, chẳng hạn như các loại lịch Ai Cập cổ đại; việc đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh chủ yếu diễn ra ở các nền văn minh gần đường xích đạo.
Gần như mọi loại lịch đều nhóm một số các ngày kế tiếp nhau thành "tháng" và các tháng thành "năm". Trong dương lịch, năm xấp xỉ bằng năm chí tuyến Trái Đất (là khoảng thời gian Trái Đất cần để thực hiện đủ một chu kỳ các mùa), thông thường được sử dụng để làm thuận tiện cho việc lập kế hoạch của các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Trong âm lịch, tháng có độ dài xấp xỉ một chu kỳ của Mặt Trăng.
Các ngày kế tiếp nhau có thể được nhóm thành các chu kỳ khác, chẳng hạn như tuần.
Vì số lượng ngày trong năm chí tuyến không phải là một số nguyên, dương lịch phải có số lượng ngày khác nhau tùy theo từng năm. Điều này có thể thực hiện được với năm nhuận. Điều tương tự cũng diễn ra với tháng của âm lịch hay của âm dương lịch. Tất cả những cái này được gọi chung là nhuận.
Các nền văn hóa có thể định nghĩa các đơn vị thời gian khác, chẳng hạn như tuần hay quý, để phục vụ cho mục đích lập biểu thời gian để điều chỉnh các hoạt động cơ bản mà trong trường hợp đó tháng hay năm không phù hợp cho lắm.
Lịch hoàn thiện và không hoàn thiện[sửa | sửa mã nguồn]
Lịch có thể là hoàn thiện hay không hoàn thiện. Lịch hoàn thiện là lịch cung cấp cách để đặt tên cho từng ngày kế tiếp nhau, trong khi lịch không hoàn thiện thì không làm được như vậy. Lịch sớm nhất của người La Mã chẳng hạn đã không có cách để gọi ngày trong các tháng mùa đông, ngoài cách gọi cả mớ là "mùa đông", là một ví dụ của lịch không hoàn thiện, trong khi lịch Gregory là một ví dụ của lịch hoàn thiện.
Lịch thực dụng, lý thuyết và hỗn hợp[sửa | sửa mã nguồn]
Lịch có thể là thực dụng, lý thuyết hay hỗn hợp.
Lịch Gregory, như là một ví dụ cuối cùng, là một loại dương lịch hoàn thiện và hỗn hợp.
Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]
Sử dụng cơ bản nhất của lịch là để xác định ngày: để có thể thông báo và/hoặc chấp thuận các sự kiện tương lai và ghi chép lại các sự kiện đã xảy ra. Các ngày có thể có ý nghĩa đối với các mùa thông thường, tôn giáo hay xã hội. Ví dụ, lịch cung cấp cách thức để xác định ngày nào là những ngày lễ tôn giáo hay ngày lễ công cộng, những ngày nào đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của các chu kỳ hoạt động sản xuất-kinh doanh, cũng như ngày nào là có giá trị pháp lý như ngày hết hạn trong các hợp đồng hay ngày nộp thuế. Cũng có lịch còn cung cấp thêm thông tin khác có ích chẳng hạn như thông tin về ngày hay mùa của nó.
Lịch được sử dụng như là một phần của hệ thống duy trì thời gian hoàn hảo: ngày tháng và thời gian của một ngày cùng nhau chỉ ra các thời điểm theo thời gian. Trong thế giới hiện đại, các loại lịch đã không còn là một phần quan trộng trong hệ thống ấy, do sự ra đời của các loại đồng hồ có độ chính xác cao đã làm cho khả năng ghi chép thời gian là độc lập với các sự kiện thiên văn.
Lịch được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay là lịch Gregory, trên thực tế nó là tiêu chuẩn quốc tế, và nó được sử dụng ở mọi nơi trên khắp thế giới cho các mục đích thông thường, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia trước đây sử dụng lịch khác. Lịch Do Thái là lịch chính thức của chính quyền Israel, nhưng lịch Gregory được sử dụng rộng rãi hơn trong kinh doanh ở Israel và càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Lịch Ba Tư được sử dụng ở Iran và Afghanistan. Lịch Hồi giáo được sử dụng bởi những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Các loại lịch Trung Quốc, Hêbrơ, Hindu và lịch Julius cũng được sử dụng rộng rãi trong các mục đích tôn giáo và/hoặc xã hội.
Mặc dù nói chung lịch Gregory được sử dụng rộng rãi nhưng các loại lịch khác cũng được sử dụng, chẳng hạn như lịch tài chính.