Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những khó khăn:
+ Không xác định nghề mình muốn lựa chọn
+ Định hướng không phù hợp hoàn cảnh.
+ Nghề nghiệp lựa chọn không phải điểm mạnh của bản thân.
Khi xác định được những khó khăn mà mình gặp phải, em đã tự xem xét, đánh giá năng lực của bản thân, đồng thời tìm những nghề nghiệp mà mình thực sự yêu thích và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, nghe tư vấn từ mọi người xung quanh về việc định hướng nghề nghiệp.
Các bạn chia nhóm thảo luận một số cách tư duy phản biện khi đánh giá sự vật hiện tượng ví dụ về tư duy phản biện:
+ Một người y tá điều trị sẽ dùng các kỹ năng tư duy phản biện để phân tích những ca bệnh và quyết định quy trình mà bệnh nhân cần được điều trị.
+ Một người thợ sửa ống nước sẽ dùng kỹ năng tư duy phản biện để nhận định vật liệu nào phù hợp nhất với công việc cụ thể.
+ Một luật sư xem xét bằng chứng và đưa ra chiến lược để thắng kiện hoặc quyết định có nên dàn xếp ngoài tòa án hay không.
+ Người quản lý phân tích, nghiên cứu các biểu mẫu phản hồi của khách hàng và sử dụng thông tin này để phát triển một buổi đào tạo về dịch vụ khách hàng cho nhân viên.
+ Một công ty xây dựng phải xác định tất cả các mối nguy hiểm tiềm ẩn trên một địa điểm xây dựng để đảm bảo nhân viên của họ làm việc an toàn nhất có thể. Nếu không có phân tích này, có thể xảy ra thương tích hoặc thậm chí tử vong, gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng cho lực lượng lao động và ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của công ty (chưa kể đến bất kỳ hậu quả pháp lý sau này).
- Chủ động chia sẻ khó khăn và thuận lợi trong học tập định hướng nghề nghiệp của mình (đặc biệt khi có sự chuyển hướng lựa chọn nghề nghiệp).
- Nói rõ những gì mình mong muốn, đặt những câu hỏi mình muốn tìm câu trả lời.
- Lắng nghe, phân tích và sàng lọc thông tin của người tham vấn.
- Lựa chọn những gì mình thấy phù hợp nhất với bản thân.
- Tiếp tục xin ý kiến về những gì mình vừa lựa chọn (các môn học, định hướng nghề, định hướng trường, phương thức tuyển sinh,...)
*Đại học là con đường ngắn nhất để đi đến thành công.
- Ủng hộ:
+ Thành công chính là khi ta mang lại hạnh phúc của bản thân, những người mà ta thương yêu hay những điều tốt đẹp cho xã hội.
+ ĐH là con đường rộng lớn nhất, ngắn nhất giúp chúng ta thẳng tiến đến cái đích tri thức nhân loại.
+ Ở đại học ta học được nhiều điều không chỉ kiến thức trên sách vở, giảng đường mà còn được học những kỹ năng cần thiết khi bước vào đời.
+ Đại học không phải con đường duy nhất nhưng có thể khẳng định đó là con đường ngắn nhất để đi đến thành công.
- Phản đối: Thực tế xung quanh chúng ta có rất nhiều người đã trưởng thành, đã đạt được nhiều thành tựu trong nghề nghiệp, cuộc sống mà chưa từng trải qua một ngày ngồi trên ghế giảng đường ĐH.
*Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời.
- Ủng hộ:
+ Những người học giỏi giúp đỡ chúng ta nhiều trong việc học tập.
+ Những người giỏi thường có tư duy nhạy bén, dễ nắm bắt được cảm xúc và dễ cảm thông với người khác.
- Phản đối:
+ Việc đánh giá một người bạn tốt là dựa trên quan điểm của từng người chứ không phải lấy tiêu chí học giỏi ra để đánh giá.
+ Người bạn tuyệt vời có thể là không học giỏi nhưng họ luôn bên ta những lúc ta cần.
+ ….
- Mẹ em có thể dạy thêm gia tăng thu nhập.
- Em gái em với style ăn mặc độc đáo, có thể mua đồ local về để bán lại.
- Em có thể nấu nha đam đường phèn, chè dưỡng nhan đóng chai bán cho bạn bè, công nhân nhà máy uống giải mát để có thể tăng thu nhập.
+ Lựa chọn loại hoạt động phát triển kinh tế gia đình (buôn bán, kinh doanh,..)
+ Lựa chọn mặt hàng mọi người ưa chuộng, dùng nhiều (gạo, vải,...)
+ Thực hiện biện pháp tiếp thị sản phẩm (rao bán trên mạng,...)
+ Xác định hiệu quả thực hiện biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
+ Các bước hình thành tư duy phản biện:
- Bước 1: Xác định vấn đề cần phản biện: đánh giá đúng nội dung, cách thức mà vấn đề đang đề cập để từ đó đưa ra tư duy phản biện phù hợp, logic, tránh lạc đề, lan man…
- Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan: sau khi xác định vấn đề, bước tiếp theo là thu thập thông tin dữ liệu; có thông tin, dữ liệu bạn mới có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về vấn đề để hình thành nên tư duy về vấn đề đó.
- Bước 3: Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá: sau khi đã thu thập thông tin, bạn cần phân tích và tổng hợp thông tin đó để đánh giá xem thông tin mình tìm đã phù hợp với vấn đề đang bàn luận hay chưa; thông tin đã giúp mình hình thành như nào tư duy phản biện và đánh giá, so sánh vấn đề ấy với vấn đề khác.
- Bước 4: Thể hiện quan điểm cá nhân: sau những bước trên, em nhận thấy vấn đề đó đã được mình giải quyết thấu đáo hay chưa hay còn cần chỉnh sửa và vấn đề đó có ý nghĩa như nào với cuộc sống của chúng ta. Từ đó, đưa ra kết luận về vấn đề cần bàn luận.
+ Ví dụ minh họa:
- Nhà văn sắp xếp ý tưởng cho các tình tiết của câu chuyện một cách hợp lý bằng cách xem xét động cơ và tính cách của các nhân vật.
- Chủ doanh nghiệp tính toán trước những ảnh hưởng do dịch Covid - 19 gây ra để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Huấn luyện viên bóng đá bàn luận giữa giờ để vạch ra chiến thuật mới để ghi bàn thắng vào lưới đối phương,...
Phương pháp giải:
Em chia sẻ hiểu biết của bản thân về tham vấn chọn nghề và định hướng học tập theo gợi ý
Gợi ý:
- Mục đích, ý nghĩa của việc tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về chọn nghề và định hướng học tập: giải đáp những thắc mắc, những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình định hướng và lựa chọn nghề.
- Một số việc em và người tham vấn cho em đã thực hiện trong quá trình tham vấn: hỏi và chia sẻ về sở thích, hoàn cảnh và định hướng gia đình, ngành nghề yêu thích và muốn làm trong tương lai,...
- Việc tham vấn chọn nghề và định hướng học tập đã giúp em cảm thấy tự tin hơn với năng lực của bản thân, có được những định hướng rõ ràng cho việc lựa chọn trường học và nghề nghiệp trong tương lai.
- Cảm nhận sau buổi tham vấn: Tinh thần thoải mái, phấn chấn và vui vẻ hơn.
HS thực hành tranh biện
- Xây dựng lập luận đồng ý hoặc phản đối.
- Tập trình bày các lập luận, tập phối kết hợp trong trình bày giữa các thành viên trong nhóm.
- Tập lập luận phản biện với chính ý kiến của mình.