Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
Tình huống 1:
Bạn Huy đã tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời và chính xác. Vì nếu như không tìm kiếm sự hỗ trợ của cô giáo lúc đấy, Huy sẽ không thể tập trung học bài, sức khỏe yếu hơn.
Tình huống 2:
Bạn Nga đã tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời và chính xác khi không hiểu bài. Việc bạn Nga nhờ cô giảng lại bài khi không hiểu sẽ giúp bạn ấy tiếp thu kiến thức tốt hơn và dễ dàng giải quyết bài tập khó.
- Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường vì khi em gặp vấnề khó khăn, không thể tự mình giải quyết thì cần nhớ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè để những vấn đề khó khăn đó sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
- Những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường mà em biết:
+) Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong trường.
+) Nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè.
+) Nhờ sự giúp đỡ của bác bảo vệ
Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.
Em đồng tình với cách ứng xử “Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, không gây sự tức giận cho bản thân và không làm tổn thương đến Huy.
Tình huống 2: Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.
Em đồng ý với cách ứng xử: “Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, giúp Vân tự tin hơn, hòa đồng cùng với các bạn và không bị cảm thấy cô đơn, buồn tủi.
- Ngoài ra, em còn có cách ứng xử khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
+) Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nghĩ là bạn vô tình làm mình ngã. Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở bạn từ sau cẩn thận hơn, không nên vội vàng để tránh làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
+) Tình huống 2: Nếu em là Vân em sẽ tự động viên bản thân mình, tự tin hơn, chủ động làm quen và nhanh chóng hòa hợp cùng các bạn và thầy cô mới
a. Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ nhận lỗi và xin lỗi Thỏ, Sóc và mẹ Sóc.
- Cáo xin lỗi Sóc (Mình xin lỗi vì đã làm rách cuốn truyện của cậu!).
- Cáo xin lỗi Thỏ (Mình xin lỗi vì đã đổ lỗi cho cậu).
- Cáo thể hiện mong muốn được đền bù (Mình có thể đền cho cậu một cuốn truyện mới được không?).
- Cáo mong muốn được Sóc tha lỗi (Cậu có thể tha lỗi cho tớ được không?).
- Cáo hứa sẽ không tái phạm (Mình hứa sẽ không phạm sai lầm lần sau nữa!).
b. Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi một cách chân thành và không được tái phạm lỗi lầm đó một lần nữa.
1. Bị em trai nhại theo
2. Lời nói: Chửi em và nhại lại em
Hành động: Trêu ngươi, làm vẻ mặt kì để chọc e
3. em cảm thấy lúc đó em rất tức giận mà đã chửi bới và lại trêu lại em trai của mình, nhiều lúc không kiểm soát được mà còn đánh e nữa, những lúc như này e nên kiềm chế cảm xúc.
Tình huống 1:
Bạn Nam đã biết tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời. Thấy trong nhà có mùi khí gas bạn đã bình tĩnh nói rõ sự việc với chú hàng xóm và nhờ chú giúp đỡ. Nếu không nhờ người lớn giúp đỡ kiểm tra thì trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra là hỏa hoạn, gây ảnh hưởng đến ngôi nhà và tính mạng của Nam.
Tình huống 2:
Bạn Lan đã tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời đó là nói chuyện với mẹ của mình. Sự việc anh hàng xóm hay sang chơi và đòi cầm tay Lan là một việc quan trọng nên cần tìm kiếm sự hỗ trợ của người lớn để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
- Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà vì sẽ có những việc bản thân em không thể làm được. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà sẽ giúp em giải quyết được vấn đề khó khăn đó một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và tránh được trường hợp xấu xảy ra.
- Những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà mà em biết:
+) Nhờ sự giúp đỡ của ông bà, cha mẹ, anh chị nếu có người thân ở nhà.
+) Trong trường hợp ở nhà một mình, có thể nhờ những người đáng tin cậy như hàng xóm thân thiết với gia đình, người thân (cô, dì, chú, bác) ở gần,...
Hình 1:
Bạn áo xám làm bạn áo xanh ngã. Bạn áo xám đã đỡ bạn áo xanh dậy và nói lời xin lỗi. Lời nói, việc làm của bạn áo xám thể hiện thái độ xin lỗi chân thành, có nghĩa là bạn áo xám đã biết nhận lỗi của mình.
Hình 2:
Bạn nữ chạy và va vào một bạn nữ khác, làm sách của bạn nữ đó rơi. Bạn nữ làm sai đã vừa chạy vừa ngoái đầu lại nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi chưa thể hiện sự chân thành.
Chú ý: - Nếu như trong trường hợp thực sự cấp bách thì có thể thông cảm cho cách xin lỗi của bạn nữ đó.
- Nếu không, bạn nữ nên dừng lại và nói lời xin lỗi, giúp bạn nhặt sách vở lên và đền những quyển đã bị hỏng.
Hình 3:
Bạn nam dán lại cuốn truyện đã làm rách của bạn nữ. Bạn nam đã sửa chữa lỗi lầm của mình bằng cách khắc phục lỗi mà mình đã gây ra. Đây cũng là một cách để thể hiện lời xin lỗi chân thành.
Hình 4:
Người em trai sau khi làm rách giấy của chị đã hét vào mặt của người chị và nói thêm: “Thế được chưa”. Dường như người em không mong muốn sửa chữa lỗi lầm đó. Đây là cách xin lỗi thiếu chân thành, bất lịch sự, xin lỗi cho có.
- Mẹ của Nam vui vẻ tha lỗi vì Nam đã nói thật với mẹ về lí do đi về muộn, xin lỗi mẹ và hứa sẽ không vi phạm lần sau nữa còn bố Huy lại tức giận vì Huy đã nói dối bố, không dám nhận lỗi
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mang lại:
+ Được mọi người tin tưởng, yêu quý
+ Rèn luyện được tính thật thà
- Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ không được mọi người tin tưởng, yêu quý, trở thành một người dối trá,...
- Tình huống 1: Em đồng tình với việc làm của bạn Hải. Hải đã dám nhận lỗi, xin lỗi Lan vì làm gãy ngòi bút chì của Lan và Hải đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách gọt lại ngòi bút chì cho Lan
- Tình huống 2: Em không đồng tình với việc làm của Nga. Nga đã vẽ bậy lên tường nhà làm cho bức tường bị bẩn và xấu đi thế nhưng Nga vẫn không chịu nhận lỗi. Bị mẹ nhắc nhở, bạn Nga cũng không xin lỗi mẹ và vẫn cho rằng việc mình làm không sai
Em sẽ nói: Huy ơi, mình xin lỗi nhé vì đã quên mang truyện trả cho Huy. Mình hứa sáng mai mình sẽ mang truyện qua trả cho Huy. Huy tha lỗi cho mình nhé!