K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2018

Đáp án là C

6 tháng 6 2018

Đáp án A

27 tháng 12 2019
- Các tháng có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc là: 10, 11, 12, 1,2,3,4.
- Nguyên nhân là do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
23 tháng 1 2017

vì :

* Gió mùa mùa đông:

- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.

- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.

- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB ra Bắc.

- Đặc điểm:

• Vào đầu mùa đông ( tháng XI, XII, I): hạ áp Alêut hoạt động mạnh hút khối không khí lạnh xuất phát từ cao áp Xibia lúc này đang nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, thổi qua lục địa, có đặc tính lạnh, khô, mang lại thời tiết lạnh, khô cho miền Bắc.

• Nửa sau mùa đông, cao áp Xibia dịch chuyển sang phía đông, hạ áp Alêut suy yếu thay vào đó hạ áp Oxtraylia hoạt động mạnh lên, hút gió từ cao áp Xibia. Gió này thổi qua biển sau đó mới đi vào đất liền mang theo hơi ẩm từ biển gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc.

- Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chăn địa hình là dãy Bạch Mã.

* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.

- Hướng gió: Tây Nam

- Thời gian hoạt động: từ tháng V - X.

- Đặc điểm - tính chất:

Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.

Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm

22 tháng 11 2017

MB và ĐBBB có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền TB và BTB có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở BTB có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- MB và ĐBBB có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền TB và BTB có mùa đông lạnh suy yếu do, TB có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
BTB do gió đã thổi qua Miền bắc và ĐBBB, cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến BTB thì cũng đã suy yếu đi
BTB chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (BTB) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9

GIẢI THÍCH:Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.
- Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
- Miền không có địa hình che chắn. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.

10 tháng 9 2020

1. Vị trí địa lí: (Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?)

- Giáp Trung Quốc,Thượng Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ ,Vịnh Bắc Bô.

- Có vị trí địa lí đặc biệt,mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp nên thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

a. Ý nghĩa kinh tế:

- Thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên (khoáng sản, nông sản, lâm sản)

b. Chính trị: Củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ an ninh biên giới.

c. Xã hội: Xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo sự bình đẳng.

2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

a. Tự nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên: đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.

- Có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới , cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

b. Kinh tế- xã hội:

- Thưa dân, mật độ thấp nên hạn chế về thị trường tại chỗ và lao động, nhất là lao động lành nghề.

- Nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên, tình trạng lạc hậu, du canh du cư …

- Là vùng căn cứ địa cách mạng, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật có nhiều tiến bộ. Nhưng còn thiếu đồng bộ, dễ bị xuống cấp.