Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biển Chết
Biển Chết
Địa lý
Tọa độ31°20′B 35°30′ĐTọa độ: 31°20′B 35°30′Đ
Kiểu hồnội lưu
siêu mặn
Nguồn cấp nước chínhSông Jordan
Nguồn thoát đi chínhBay hơi
Lưu vực40.650 km² (25.258 mi²)
Quốc gia lưu vựcJordan
Israel
Độ dài tối đa67 km (42 mi)
Độ rộng tối đa18 km (11 mi)
Diện tích bề mặt810 km² (bồn địa Bắc)
Độ sâu trung bình120 m[1] (394 ft)
Độ sâu tối đa330 m (1.083 ft)
Dung tích147 km³ (35 mi³)
Cao độ bề mặt-420 m[2] (-1.378 ft)
Biển Chết (tiếng Ả Rập: البحر الميت, tiếng Hêbrơ: ים המלח). Nó nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước bị hãm kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới.
Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Bề mặt biển Chết nằm ở 417,5 m (1.369 ft) dưới mực nước biển (số liệu năm 2005).
Biển Chết có sức lôi cuốn đặc biệt và các du khách từ các khu vực xung quanh Địa Trung Hải trong hàng nghìn năm qua. Nó là nơi nương tựa củaVua David, một trong các nơi nghỉ ngơi đầu tiên trên thế giới của Herod Đại Đế, và là nguồn cung cấp các sản phẩm khác nhau như nhựa thơm cho việc ướp xác của người Ai Cập cho tới bồ tạt để làm phân bón.
Lịch sử tự nhiên
Biển Chết nằm trong đứt gãy Biển Chết, nó là một phần của vết nứt dài trên bề mặt Trái Đất có tên gọi Đại Thung Lũng. Đại Thung Lũng dài 6.000 km (3.700 dặm) kéo dài từ dãy núi Taurus ở Thổ Nhĩ Kỳ tới thung lũng Zambeziở miền nam châu Phi. Đại Thung Lũng được hình thành từ thời kỳ thế Miocen (5,3-23 triệu năm trước trong Phân đại đệ tam) do kết quả của sự chuyển dịch của đĩa kiến tạo Arabia về phía bắc và sau đó về phía đông ra xa khỏi châu Phi.
Khoảng 3 triệu năm trước thì cái mà ngày nay là thung lũng sông Jordan, biển Chết và Wadi Arabah/Nahal Arava đã liên tục bị tràn ngập nước từ Địa Trung Hải. Nước đã tạo ra một vịnh hẹp và quanh co, thông ra biển cả bằng cái mà ngày nay là thung lũng Jezreel. Các trận ngập lụt ở thung lũng này lên và xuống phụ thuộc vào các thay đổi khí hậu trong một thời gian dài. Hồ bị chiếm giữ bởi đứt gãy Biển Chết có tên gọi là "hồ Sodom", tạo ra các lớp muối trầm tích mà cuối cùng dày tới 3 km (2 dặm).
Theo thuyết địa chất, khoảng 2 triệu năm trước các vùng đất nằm giữa Đại Thung Lũng và Địa Trung Hải được nâng lên đến mức mà đại dương không còn khả năng gây ngập úng cho khu vực này nữa. Vì thế, vịnh dài đã trở thành một hồ dài.
Hồ thời tiền sử này có tên gọi "hồ Gomorrah". Hồ Gomorrah đã từng là hồ nước ngọt hay nước lợ dài ít nhất 80 km (50 dặm) vè phía nam của phần kết thúc hiện tại của biển Chết và 100 km (60 dặm) về phía bắc, vượt qua cả vùng đất lún Hula ngày nay. Khi khí hậu trở nên khô cằn hơn, hồ Samra co lại và trở nên mặn hơn. Hồ lớn chứa nước mặn là tiền nhiệm của biển Chết có tên gọi là "hồ Lisan".
Trong thời tiền sử một lượng lớn trầm tích đã tích tụ lại dưới đáy hồ Gomorrah. Các trầm tích này nặng hơn so với muối trầm tích và ép cho các trầm tích muối trồi lên trên vào cái ngày nay gọi là bán đảo Lisan và đỉnh Sedom (ở phía tây nam của hồ). Các nhà địa chất giải thích hiệu ứng này theo kiểu thùng bùn trong đó các tảng đá phẳng lớn được xếp đặt và ép bùn to lên trên theo các vách của thùng". Khi đáy biển Chết tụt xuống sâu hơn nữa do các lực kiến tạo thì các đỉnh núi chứa muối ở Lisan và đỉnh Sedom đã nằm tại các khu vực trên các vách đá cao. (Xem các đồi muối)
Thời kỳ khoảng 23.000 đến 18.000 năm trước là một thời kỳ rất khô hạn và mức nước bề mặt của hồ Lisan tụt xuống tới điểm còn thấp hơn cả bề mặt biển Chết ngày nay. Ở mức thấp nhất của hồ này thì bề mặt của nó đã nằm ở cao độ dưới 600 m (2.100 ft) so với mực nước biển.
Khoảng 12.000 năm trước thì mức nước trong hồ Lisan nhỏ bé đó bắt đầu dâng lên. Khoảng vài ngàn năm trước thì biển Chết đã chỉ lớn bằng khoảng khu vực lòng chảo phía bắc ngày nay của nó. Khu vực lòng chảo phía nam đã không tồn tại cho đến tận cuối thời Trung cổ.
Phần phía bắc của biển Chết nhận được chỉ khoảng 100 mm (4 inch) nước mưa trong một năm. Phần phía nam còn ít hơn (50 mm hay 2 inch). Sự khô cằn của khu vực biển Chết là do hiệu ứng chặn mưa của dãy núi Judea. Khu vực cao nguyên ở phía đông biển Chết nhận được lượng mưa lớn hơn so với biển Chết.
Các dãy núi ở phía tây – dãy núi Judea – có độ dốc đứng từ phía biển Chết thấp hơn so với các dãy núi ở phía đông. Các dãy núi phía đông cũng cao hơn. Dọc theo phía đông nam của hồ là dãy đồi cao 210 m (700 ft) chứa muối gọi là "đỉnh Sedom".
Thành phần hóa học và hiệu ứng sức khỏe
Cho đến tận mùa đông năm 1978–1979, biển Chết bao gồm hai lớp nước phân tầng có nhiệt độ, tỷ trọng, niên đại và độ mặn phân biệt. Khoảng 35 m trên cùng (hoặc cao độ khác tương tự) của biển Chết có độ mặn nằm trong khoảng 30-40% và nhiệt độ nằm trong khoảng 19 °C (66 °F) và 37 °C (98 °F). Phía dưới lớp chuyển tiếp thì nước biển Chết có nhiệt độ ổn định khoảng 22 °C (72 °F) và bão hòa clorua natri (NaCl). Do nước ở gần đáy là bão hòa nên muối lắng đọng ra khỏi dung dịch vào lớp đáy biển.
Bắt đầu từ những năm thập niên 1960 nước chảy vào biển Chết từ sông Jordan đã giảm đi do kết quả của việc thủy lợi hóa lớn và do có ít mưa nói chung. Vào năm 1975 thì lớp nước trên cùng của biển Chết trên thực tế còn mặn hơn so với lớp thấp hơn. Tuy nhiên lớp nước trên cùng vẫn lơ lửng phía trên lớp dưới do nước của nó ấm hơn và vì thế nhẹ hơn. Khi lớp nước trên bị lạnh đi đến mức tỷ trọng của nó lớn hơn so với lớp dưới thì nước của biển Chết, sau nhiều thế kỷ, cuối cùng đã trộn lẫn và hồ nước này là một khối nước đồng nhất. Kể từ đó, sự phân tầng bắt đầu được quy hoạch lại.
Hàm lượng khoáng chất trong nước của biển Chết là khác đáng kể so với nước của các đại dương, nó chứa khoảng 53%clorua magiê, 37% clorua kali và 8% clorua natri (muối ăn) với phần còn lại (khoảng 2%) là dấu vết của các nguyên tố khác.
Nồng độ các ion SO4 là rất thấp, và nồng độ các ion brôm là cao nhất so với các nguồn nước khác trên Trái Đất. Các ion clorua trung hòa phần lớn các ion canxi trong biển Chết và xung quanh nó. Trong khi tại các khu vực biển khác và trong đại dương thì NaCl chiếm khoảng 97% thành phần khoáng chất, còn tại biển Chết thì lượng NaCl chỉ chiếm khoảng 12–18%. Nhiệt độ nước tăng từ 19 °C (tháng Hai) tới 31 °C (tháng Tám).
Nước biển Chết chứa khoảng 21 khoáng chất, bao gồm magiê, canxi, brôm và kali. Mười hai trong số các khoáng chất này không tìm thấy trong các biển/đại dương khác, và một số trong chúng được ghi nhận là có ảnh hưởng tới cảm giác thư giãn, bổ dưỡng da, trị các vấn đề về da (như: chàm, vảy nến, hắc hào, ghẻ lỡ, và mụn), hoạt động của hệ tuần hoàn và làm giảm nhẹ bệnh thấp khớp cũng như các rối loạn trao đổi chất. So sánh thành phần hóa học của biển Chết với các hồ/đại dương khác chỉ ra rằng nồng độ muối của biển Chết là 31,5% (có dao động). Do độ cao bất thường về độ mặn của nó nên người ta có thể nổi trong biển Chết khá dễ dàng nhờ tác dụng của sức nổi. Trong ngữ cảnh này thì biển Chết là tương tự như Hồ Muối Lớn (Great Salt Lake) ở Utah, Hoa Kỳ. Nước biển Chết gây ra cảm giác trơn nhờn. Nước này tạo ra cảm giác cay và có thể gây ra thương tích khi lọt vào mắt.
Một trong các thuộc tính bất thường của biển Chết là sự tiết ra nhựa đường. Từ các độ sâu, biển Chết liên tục phun ra các cục hỏ chất màu đen này. Sau các trận động đất, các tảng nhựa đường to như các ngôi nhà có thể được tạo ra.
Khu vực biển Chết đã trở thành một trung tâm nghiên cứu sức khỏe và điều trị lớn vì một số lý do. Hàm lượng khoáng chất của nước, tỷ lệ rất thấp của các loại phấn hoa và các chất gây dị ứng khác trong không khí, tỷ lệ bức xạ tia cực tím thấp trong ánh nắng Mặt Trời và áp suất khí quyển cao ở độ sâu lớn này có các tác động đặc biệt tới sức khỏe. Ví dụ những người bị suy giảm các chức năng thuộc hệ hô hấp do các loại bệnh như xơ hóa u nang dường như thu được lợi ích nhờ áp suất khí quyển cao.
Quần thể động thực vật
Biển này được gọi là "Chết" do độ mặn quá cao của nó làm cho cá hay các thủy sinh vật lớn không thể sống trong nước của nó, mặc dù một lượng rất nhỏ vi khuẩn và nấm mốc có thể tồn tại.
Cá theo sông Jordan bơi vào biển Chết sẽ chết rất nhanh khi nước ngọt bị trộn lẫn với nước siêu mặn của biển Chết. Tuy nhiên, quá trình pha trộn này không diễn ra ngay lập tức và đôi khi nước ngọt có thể nổi vô hạn định trên bề mặt biển Chết. Vì thế, đôi khi cá có thể sống ngay trong lớp nước phía trên cùng của bề mặt của biển Chết trong vài ngày, mặc dù không bao giờ chúng có thể sống trong biển Chết "thực thụ".
Trong thời gian ngập lụt thì nồng độ muối của biển Chết có thể tụt từ mức thông thường của nó là 35% xuống 30% hay thấp hơn. Trong các mùa đông nhiều mưa thì biển Chết nhất thời cũng có sự sống. Năm 1980, sau một mùa đông có mưa như thế, biển Chết thông thường có màu xanh sẫm đã chuyển thành màu đỏ. Các nghiên cứu của Đại học Hêbrơ phát hiện ra rằng biển Chết có rất nhiều tảo gọi làDunaliella. Dunaliella trong lượt mình lại nuôi các loại vi khuẩn ưa muối có chứa sắc tố màu đỏ chứa carotenoid mà sự có mặt của chúng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi màu. Kể từ năm 1980 thì khu vực biển Chết là rất khô và tảo cũng như vi khuẩn đã không thể xuất hiện với số lượng lớn như vậy.
Nhiều loài động vật sinh sống trong các dãy núi xung quanh biển Chết. Người ta có thể nhìn thấy các con lạc đà, dê rừng, thỏ, chó rừng, cáo và thậm chí cả báo hoa mai. Cả Jordan và Israel đã thành lập các khu bảo tồn xung quanh biển Chết. Có hàng trăm loài chim cũng sinh sống trong khu vực này.
Vùng châu thổ sông Jordan khi xưa đã từng là một rừng rậm nhiệt đới của cói và cọ.Flavius Josephus đã miêu tả Jericho như là "nơi màu mỡ nhất ở Judea". Trong thời kỳ La Mã và Byzantin thì các loại cây như mía, lá móng và sung dâu đã mọc dày dặc trong vùng hạ lưu thung lũng Jordan. Một trong các sản phẩm có giá trị được sản xuất ở Jericho là nhựa của cây linh sam, mà từ đó người ta đã sản xuất ra nước hoa.
Vào thế kỷ 19 thì sự màu mỡ của Jericho đã là chuyện của quá khứ.
Lịch sử loài người
Lịch sử loài người của khu vực biển Chết theo mọi cách nhìn đều dẫn đến thời cổ đại xa xưa. Ngay phía bắc của biển Chết là Jericho, khu vực đô thị cổ nhất liên tục có người sinh sống trên thế giới. Ở một nơi nào đó, có lẽ nào bên bờ phía đông nam của biển Chết, là các đô thị đã được đề cập tới trong cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới, và đã bị hủy diệt trong thời đại của Abraham: Sodom và Gomorra và ba "thành phố của Đồng bằng" khác. Vua David đã trốn tránh khỏi sự truy đuổi củaSaul tại Ein Gedi ở gần đó.
Những người Hy Lạp cổ đại gọi biển Chết là "hồ Asphaltites", do nhựa đường xuất hiện một cách tự nhiên. Aristotle đã viết về vùng nước khác thường này. Trong thời kỳ xâm chiếm của người Ai Cập người ta tin rằng Nữ hoàng Cleopatra đã có các đặc quyền để xây dựng các xưởng sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm trong khu vực. Sau này, người Nabatea đã phát hiện ra giá trị của bitum thu được từ biển Chết là cần thiết đối với người Ai Cập để ướp các xác ướp của họ.
Vua Herod Đại Đế, Giê-su và John Baptêm đã có các mối liên hệ gần gũi với biển Chết và các khu vực xung quanh nó. Trong thời kỳ La Mã thì Essenes định cư ở Qumran trên bờ phía bắc biển Chết. Ở đây, trong các vùng núi đá macnơ mềm thì họ đã đục khoét các hang động lưu trữ cho thư viện của mình. Hai nghìn năm sau thư viện của họ đã được tìm thấy và được đặt tên là "các cuộn sách Biển Chết".
Vua Herod đã xây dựng một vài cung điện ở bờ tây Biển Chết. Nổi tiếng nhất là Masada, mà vào khoảng thời gian những năm 66–70 thì một nhóm nhỏ những người cuồng tín Do Thái nổi loạn đã đầu hàng trước sức mạnh của quân đoàn La Mã.
Sự cách biệt của khu vực đã hấp dẫn các thầy tu của Chính thống giáo Hy Lạp kể từ kỷ nguyên Byzantin. Các tu viện của họ như Saint George ở Wadi Kelt và Mar Saba trong sa mạc Judea là các điểm hành hương. Các bộ lạcBedouin đã sống liên tục trong khu vực này và các nhà thám hiểm và các nhà khoa học gần đây đã tới để phân tích các khoáng chất và thực hiện các nghiên cứu trong khí hậu độc nhất vô nhị này. Kể từ những năm thập niên 1960, các du khách từ nhiều nơi trên thế giới cũng đã thám hiểm khu vực biển C
hết.
Vào nửa đầu thế kỷ 20, biển Chết cũng bắt đầu thu hút sự quan tâm của các nhà công nghiệp hóa chất, những người thấy rằng biển Chết là mỏ tự nhiên của bồ tạt và brôm.
Bảo vệ biển Chết
Biển Chết hiện đang nhanh chóng co lại. Mặc dù nó không bao giờ biến mất hoàn toàn (do sự bay hơi bị chậm lại khi diện tích giảm xuống và độ mặn tăng lên), nhưng biển Chết như chúng ta biết hiện nay có thể trở thành quá khứ.
Do một điều không hiện thực là giảm nhu cầu sử dụng sông Jordan cho các nhu cầu của con người nên một ý tưởng để bảo vệ biển Chết là đưa nước từ Địa Trung Hải hay Hồng Hải vào thông qua các đường hầm hay kênh đào. Mặc dù đường nối ra Địa Trung Hải có thể là ngắn hơn, nhưng Israel hiện nay đang xem xét việc xây dựng kênh đào nối ra Hồng Hải chiều theo nhu cầu của Jordan. Kế hoạch là bơm nước theo đường hầm lên cao 400 ft (120 m) tới Arava/Arabah tại Aqaba hayEilat, dưới điểm cao nhất của thung lũng Arava/Arabah, và sau đó dẫn nước theo kênh đào để nó chảy từ độ cao 1700 ft (520 m) vào biển Chết. Nhà máy khử mặn có thể xây dựng tại Jordan.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2005, Jordan,Israel và Palestine đã ký một thỏa thuận để bắt đầu các nghiên cứu tính khả thi của dự án - được biết một cách chính thức như là "Kênh đào hai biển". Kế hoạch này dự tính sản xuất 870 triệu mét khối nước ngọt trên năm và 550 megawatt điện năng. Ngân hàng thế giới ủng hộ dự án này.
Xem thêm Kênh đào biển Chết.
Các điểm sâu nhất khác trên bề mặt Trái Đất
Điểm sâu nhất tại lớp vỏ Trái Đất là rãnh Mariana, một rãnh ngầm dưới đại dương ở miền tây Thái Bình Dương. Cũng có các vùng trũng bị băng che phủ tại châu Nam Cực còn nằm sâu hơn biển Chết (ví dụ, rãnh ngầm dưới băng Bentley).
Tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
độ mặn của nước biển phụ thuộc vào yếu tố các phụ lưu cung cấp nước cho biển nhau hoặc ít hay do độ bốc hơi của nước biến
do nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ, làm không khí màu hạ bớt nóng.Nước và đất có sự hấp thụ nhiệt khác nhau. Các loại đất, đá… mau nóng nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn. Do vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, còn về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.
_ độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35%
_đại dương thông với nhau nhưng độ muối lại thay đổi tùy từng nơi là do độ sông đổ ra biển và độ bốc hơi
_độ muối trung bình của biển đông nước ta lại thấp hơn độ muối trung bình của thế giới là do lượng mưa trung bình nước ta lớn, mật độ sông đổ ra biển nhiều.
câu trả lời cua tôi
Vì lượng nước chảy vào biển của từng vùng khác nhau
Vì lượng nước chay vào vùng biển nước ta thấp
I. Ngành thủy sản
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản
a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
+ Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
+ Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
+ Bão, gió mùa đông bắc.
+ Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
+ Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
+ CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
- Khó khăn:
+ Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
+ Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
+ Công nghiệp chế biến còn hạn chế.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung
- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
* Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác liên tục tăng
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản:
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
+ Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
+ Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
+ Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
II. Ngành lâm nghiệp
1. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái
a. Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.
- Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
b. Sinh thái:
- Chống xói mòn đất
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều
3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Về trồng rừng:
+ Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
+ Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
+ Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
+ Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
+ Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
+ Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.
- Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ
nguyên nhân:
_ sóng: chủ yếu là do gió
_thủy triều: do sức hút của mặt trăng mặt trời và trái đất
_dòng biển: Có một số dòng biển (hải lưu) của đại dương được tìm thấy xung quanh Trái đất.
Đại khái thì hiện tại cũng giống như một dòng sông rộng lớn trong đại dương, chảy từ nơi này đến nơi khác. Nguyên nhân tạo ra những dòng này là do sự khác biệt về NHIỆT ĐỘ, sự khác biệt trong ĐỘ MẶN và GIÓ. Dòng hải lưu có trách nhiệm cho một số lượng lớn về các chuyển động của nước được tìm thấy trong các đại dương của Trái đất
_ để bảo vệ biển đông:
.Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
Vào mùa hè, ngoài biển mát hơn ở đất liền vì:
- Thứ 1 về bức xạ thì trong đất liền thường là bức xạ mặt đất bề mặt là toàn chất rắn nên bức xạ hiệu dụng và lượng bốc hơi ít dẫn tới trong đất liền thường nóng hơn còn ở gần biển thì không khí giầu hơi ẩm do lương bốc hơi cao và bức xạ hiệu dụng cao hơn so vơi trong đất liền vì vậy chúng ta cảm thấy mát khi ở ngoài biển
- Thứ 2 là do vị trí địa lý của nước ta 3/4 là đòi núi nên không khí từ biển đi vào thì mang nhiều hơi nước nhưng thường là bị đồi núi chạn lại nên vì vậy ngoài biển gió mát hơn trong đất liền
và chúng phụ thuộc một số yếu tố nữa.....
Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
- Số lượng nước sông đổ ra biển.
Độ muối của nước biển và đại dương lại khác nhau là do tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
- Số lượng nước sông đổ ra biển.
Theo mình là vì:
Độ muối của nước biển Ban-tich là 10%-15%(vì biển này kín, lại có nguồn nước sông phong phú)
Độ muối của biển Hồng Hải là 41%(vì biển này ít có nguồn nước sông phong phú,độ bốc hơi lại rất cao)
Biển Hồng Hải ít có sông chảy vào, độ bốc hơi lại rất cao, còn biển Ban Tích vừa kín vừa có nguồn nước sông phong phú
Độ muối (mặn) của nước biển này cao là do nguồn đổ về cung cấp nước cho biển Hồng Hải ít, kèm theo đó độ bốc hơi lớn khiến cho nước biển bốc hơi nhanh nên độ mặn của biển Hồng Hải cao.