K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2018

Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút) làm trận địa quyết chiến : Quan sát lược đồ H.58 (SGK) để thấy được vị trí hiểm yếu của khúc sông này : Có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc

Ý nghĩa : chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.

Hok tốt# =.=

1 tháng 4 2018

Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút) làm trận địa quyết chiến vì khúc sông này có nhiều vị trí hiểm yếu: có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc.

26 tháng 4 2016

Diễn biến Rạch Ngầm - Xoài Mút (1785):

Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.


 

26 tháng 4 2016

Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.


 

12 tháng 11 2019

1.Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục thời Lý là chữ Hán và đạo Nho, vì chữ Hán và đạo Nho đã được sử dụng từ thời Bắc thuộc, cho nên sử dụng chữ Hán, học sách Nho giáo trở thành một việc làm thuận tiện đô'i với giai câ'p thông trị lúc bấy giờ

. Những sự kiện nào chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê ?

Những sự kiện chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê là:

- Năm 1070, Văn miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan.

- Năm 1076, Nhà Lý mở Quốc Tử Giám cho các con em quý tộc đến học. Sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm 1 số kì thi.

2.

Vì cuộc chiến đấu này chỉ :
+ Tiến công vào các căn cứ quân sự của địch để đánh nước ta .

+ Trên đường đi không hề tàn sát người dân vô tội

+ Khi hoàn thành nhiệm vụ lập tức trở về

Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

3.

Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

ý nghĩa :việc định đô phải nhằm "Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời". Ông nhận thấy "thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác".

Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau



 

12 tháng 11 2019

-Cảm ơn cậu nhé

8 tháng 1 2019

Bạn có thật sự cần không. Nếu mai thi phải có đề cương chứ . Với lại thi học kì lâu rồi cơ mà

9 tháng 1 2019

ở nơi mk ở chưa thi

chiều nay ms thi

29 tháng 3 2019

Là Tây Sơn đúng rùi mà phong trào 3 anh em nhàTây Sơn í

8 tháng 5 2019

Đối nội thì đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong biển máu ,không biết dung hòa các mâu thuẫn mà còn làm cho các mâu thuẫn đó ngày càng trở nên sâu sắc .Đối ngoại thì bành trướng đánh dọa các nước nhỏ ,làm nhân dân càng cơ cực.Đã vậy triều đình lại chỉ lo hưởng lạc xây dựng đền ,đài, thành ,quách,lăng tẩm…Hao người tốn của . 
Trong nội bộ  triều đình không thống nhất. Chủ trương "bế quan tỏa cảng", làm cho tình hình đất nước ngày một bế tắc.

Tk cho tui với.

6 tháng 1 2020

- Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.

- Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

- Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.

6 tháng 1 2020

Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.